Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 42 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 42 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được cấu trúc chung và vị trí của hàm trong chương trình.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các thành phần trong đầu của hàm.

- Sử dụng đúng lời gọi hàm trong thân chương trình chính.

- Phân biệt được khác nhau cơ bản của hàm và thủ tục.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Máy vi tính và máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4401Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 42 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
(Tiết PPCT: 42)
	Ngày soạn: .
	Ngày đăng ký giáo án: ..........................
Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được cấu trúc chung và vị trí của hàm trong chương trình. 
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các thành phần trong đầu của hàm. 
- Sử dụng đúng lời gọi hàm trong thân chương trình chính. 
- Phân biệt được khác nhau cơ bản của hàm và thủ tục. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Máy vi tính và máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ. 
2. Học sinh
- Sách giáo khoa. 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu cấu trúc chung và giá trị của hàm trong chương trình chính. 
a. Mục tiêu
- HS biết được cấu trúc chung của hàm. Biết được vị trí khai báo hàm trong chương trình chính. 
- HS nắm được khái niệm về biến toàn cục và biến cục bộ. 
- Khai báo đúng biến toàn cục và biến cục bộ. 
b. Nội dung
- Cấu trúc và vị trí của hàm trong chương trình. 
	Program tên_chương_trình_chính;
	Các khai báo của chương trình chính;
	Function tên_ham(danh sách các tham số): Kiểu_dữ_liệu_của_hàm;
	Các khai báo của hàm;
	Begin
	Các lệnh của hàm; 
	Tên_hàm:=biểu_thức;
	End;
	BEGIN
	Các lệnh của chương trình chính;
	Lời gọi thực hiện hàm và thủ tục;
	END.
- Kiểu_dữ_liệu_của_hàm là kiểu dữ liệu của kết quả của hàm và chỉ có thể là một trong các kiểu Integer, Real, Char, Boolean, String.
- Sử dụng hàm: Giống như sử dụng các hàm chuẩn, viết tên của hàm cần gọi và thay thế các tham số hình thức bằng các tham số thực sự tương ứng. Lời gọi hàm có thể tham gia vào biểu thức như một toán hạng và thậm chí là tham số của lời gọi hàm, thủ tục khác. 
- Biến cục bộ là những biến có ảnh hưởng trong chương trình con, được khai báo trong chương trình con. 
- Biến toàn bộ là những biến có phạm vi ảnh hưởng trong toàn bộ chương trình, được khai báo trong phần khai báo của chương trình chính. 
c. Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhắc lại kiến thức cũ về hàm chuẩn.
- Hỏi: Hãy kể tên một số hàm chuẩn đã học và cách sử dụng chúng. 
2. Giới thiệu cấu trúc chung và vị trí của hàm trong chương trình chính. 
- Hỏi: So sánh sự giống và khác nhau của hàm và thủ tục. 
3. Tìm hiểu hàm thông qua ví dụ
- Chiếu chương trình ví dụ 
rutgon_pháno, sách giáo khoa trang 101.
- Hỏi: Trong chương trình có mấy hàm. 
- Hàm UCLN(x,y) dùng để làm gì?
- Hỏi: Lời gọi hàm ở đâu?
- Hỏi: Có gì khác với thủ tục trong lời gọi hàm. 
- Chiếu chương trình ví dụ 2, Minbaso, sách giáo khoa, trang 102. 
- Hỏi: Trong chương trình có bao nhiêu hàm? Chức năng của hàm?
- Có bao nhiêu lời gọi hàm trong chương trình chính?
4. Tìm hiểu về biến cục bộ và biến toàn bộ. 
- Chiếu chương trình ví dụ 2: Rutgon_phanso lên bảng. 
- Hỏi: Có những biến nào được sử dụng trong chương trình? Các biến đó được khai báo ở chỗ nào trong chương trình?
- Diễn giải: Biến tusơ, mauso, A có ảnh hưởng trong toàn bộ chương trình. Biến Sodu chỉ ảnh hưởng trong thân chương trình con. 
- Yêu cầu HS: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của biến toàn bộ và biến cục bộ.
1. Suy nghĩ và trả lời. 
- Hàm ABS(), SQRT(), ROUND()...
- Viết tên hàm cần gọi và các tham số. 
- Lời gọi hàm được viết trong biểu thức như một toán hạng, thậm chí là tham số của một hàm khác. 
2. Quan sát cấu trúc chung. 
- Giống: Có cấu trúc tương tự, có các tham số...
- Khác: Tên hàm phải quy định kiểu dữ liệu; Trong thân hàm phải có lệnh Tên_hàm:=biểu thức;
Bắt đầu của hàm là từ Function
3. Quan sát ví dụ và trả lời. 
- Một hàm UCLN, dùng để tìm ước số chung lớn nhất của hai số X, Y. 
- Lệnh A:=UCLN(tuso,mauso);
- Lời gọi hàm phải được đặt trong một lệnh hoặc trong một lời gọi chương trình con khác. 
- Quan sát chương trình ví dụ. 
- Có một hàm được khai báo. 
- Hàm được sử dụng hai lần. 
- Kết quả của hàm lại là đầu vào cho chính hàm đó trong lần gọi thứ hai. 
4. Quan sát lại các ví dụ
- Quan sát chương trình của giáo viên. 
- Có các biến: tuso, mauso, A, sodu
- Các biến: tuso, mauso, A được khai báo trong chương trình chính. 
- Các biến: sodu được khai báo trong chương trình con. 
- Biến cục bộ: có ảnh hưởng trong chương trình con, được khai báo trong phần khai báo của chương trình con. 
- Biến toàn bộ: có phạm vi ảnh hưởng trong toàn bộ chương trình, được khai báo trong phần khai báo của chương trình chính. 
IV. Củng cố
- Cấu trúc hàm và vị trí của nó trong chương trình chính: hàm được viết ở phần khai báo. 
- Hàm có thể có tham số hình thức khi khai báo và được thay bằng tham số thực sự khi gọi hàm
- Phân biệt tham số hình thức và tham số thực sự. 
- Hàm được gọi bằng tên của nó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 18 (42).doc