I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện tích, điện tích điểm, lực tương tác giữa hai điện tích.
- Phát biểu được nội dung định luật Cu-lông và nắm được ý nghĩa của hằng số điện môi
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn
- Trình bày được nội dung chính của thuyết electron.
- Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa 2 điện tích điểm
- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
- Giải các bài toán tương tác tĩnh điện
- Vận dụng được thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
TRƯỜNG TỔ .. Họ và tên giáo viên: . Ký duyệt ngày..//202.. TTCM .. TÊN BÀI DẠY: PHAÀN I. ÑIEÄN HOÏC. ÑIEÄN TÖØ HOÏC Chöông I. ÑIEÄN TÍCH. ÑIEÄN TRÖÔØNG Tieát 1,2 . CHỦ ĐỀ: ÑIEÄN TÍCH – TƯƠNG TÁC ĐIỆN TÍCH Thời gian thực hiện: (2 tiết) Lớp Ngày dạy Tổng số Học sinh vắng Ghi chú 11A1 11A1 11A2 11A2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm điện tích, điện tích điểm, lực tương tác giữa hai điện tích. - Phát biểu được nội dung định luật Cu-lông và nắm được ý nghĩa của hằng số điện môi - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn - Trình bày được nội dung chính của thuyết electron. - Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa 2 điện tích điểm - Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực. - Giải các bài toán tương tác tĩnh điện - Vận dụng được thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Các video về điện tích: cân xoắn, hạt trung hòa, ion dương, ion âm. - Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1 Câu 1: Xem video thí nghiệm cọ sát thanh thủy tinh vào lụa, đưa thanh thủy tinh đến gần các mẫu giấy vụn, sau đó đưa ra các nhận xét: Vật nhiễm điện có khả năng gì? Câu 2: Thế nào là điện tích và điện tích điểm? Câu 3: Có mấy loại điện tích? Đơn vị của điện tích? Tương tác giữa các điện tích diễn ra như thế nào? Phiếu học tập số 2 Câu 1: Từ công thức định luật Cu-lông suay ra công thức tính k, sau đó cho biết đơn vị của k trong hệ SI? Câu 2: Vẽ lực tác dụng lên các điện tích sau: Câu 3: Hoàn thành yêu cầu C2? Phiếu học tập số 3 Câu 1: Lực tĩnh điện thay đổi như thế nào trong môi trường đồng tính? Câu 2: Nêu ý nghĩa của hằng số điện môi. Người ta quy ước hằng số điện môi của chân không bằng mấy? Hằng số điện môi của không khí bằng mấy? Câu 3: Hoàn thành yêu cầu C3? Phiếu học tập số 4 Câu 1: Bên hóa học ta đã biết về cấu tạo nguyên tử. Vậy nguyên tử được cấu tạo như thế nào về phương diện điện? Câu 2: Thuyết e dựa trên cơ sở nào? Khi nào nguyên tử là ion âm, ion dương? Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? Câu 3: Đọc SGK mục III và phát biểu định luật bảo toàn điện tích? Phiếu học tập số 5 Câu 1: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Nêu ví dụ? Câu 2: Giải thích sự nhiễm điện do cọ sát, tiếp xúc, hưởng ứng? Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. êlectron là hạt mang điện tích âm: - 1,6.10-19 (C). B. êlectron là hạt có khối lượng 9,1.10-31 (kg). C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. Câu 4: Hai quả cầu giống nhau, ban đầu quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B không bị nhiễm điện. Sau khi cho chúng tiếp xúc và tách ra thì: A. Cả hai quả cầu nhiễm điện dương B. Cả hai quả cầu nhiễm điện âm C. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm D. Quả cầu A trở thành trung hòa về điện Câu 5: Quả cầu A tích điện dương tiếp xúc với quả cầu B tích điện âm thì: A. Điện tích dương truyền từ A sang B B. Điện tích dương truyền từ B sang A C. Electron truyền từ B sang A D. Electron truyền từ A sang B Câu 6: Một hệ cô lập gồm 2 vật trung hoà điện, ta có thể làm chúng nhiễm điện bằng cách: A. Cho chúng tiếp xúc với nhau B. Cọ xát chúng với nhau C. Đặt hai vật gần nhau D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7: Một hệ cô lập gồm 2 vật cùng kích thước, 1 vật tích điện dương và 1 vật trung hoà điện, ta có thể làm cho chúng nhiễm điện cùng dấu và bằng nhau bằng cách : A. Cho chúng tiếp xúc với nhau B. Cọ xát chúng với nhau C. Đặt hai vật gần nhau D. Cả A, B, C đều đúng Câu 8: Vào mùa đông, nhiều khi kéo áo len qua đầu ta thấy có tiếng nổ lách tách nhỏ. Đó là do: A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng D. Cả 3 hiện tượng nhiễm điện nêu trên Câu 9: Hai quả cầu cùng kích thước nhưng cho tích điện trái dấu và có độ lớn khác nhau. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ: A. luôn luôn đẩy nhau B. luôn luôn hút nhau C. có thể hút hoặc đẩy tuỷ thuộc vào khoảng cách giữa chúng D. Không có cơ sở để kết luận Câu 10: Khi giải thích tính dẫn điện hay tính cách điện của một vật A. Vật dẫn điện là vật được tích điện lớn, vì vậy điện tích có thể truyền trong vật B. Vật cách điện là vật hầu như không tích điện, vì vậy điện tích không thể truyền qua nó C. Vật dẫn điện là vật có nhiều electrôn, vì vậy điện tích có thể truyền qua vật đó D. Vật cách điện là vật hầu như không có điện tích tự do, vì vậy điện tích không thể truyền qua nó 2. Học sinh - Ôn lại hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện (đã học ở THCS). - SGK, SBT, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1:Mở đầu: Tìm hiểu về 2 loại điện tích và sự nhiễm điện của các vật, đưa ra tình huống tìm đặc điểm của lực tương tác giữa hai điện tích. a. Mục tiêu: - Từ những kiến thức đã học về điện tích, kích thích nhu cầu tìm hiểu thêm về đặc điểm của lực tương tác giữa hai điện tích. b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh đọc mục I và hoàn thành phiếu học tập số 1 theo nhóm. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết hoạt động 1 ⬥ Chú ý: k/n điện tích âm, điện tích dương trong VL khác với khái niệm số âm, số dương trong toán học. Chẳng hạn, số âm luôn nhỏ hơn dương, nhưng ngược lại không thể nói điện tích âm luôn nhỏ hơn điện tích dương được. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu định luật Coulomb, lực tương tác giữa các điện tích trong điện môi a. Mục tiêu: - Nắm được nội dung định luật Cu-lông và ý nghĩa của hằng số điện môi b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện: (Tự học có hướng dẫn) 2. Định luật Cu-lông: a. Nội dung: (Sgk) b. Biểu thức: Trong đó: + k = 9.109Nm2 /C2: hệ số tỉ lệ. + r: khoảng cách giữa hai điện tích điểm. + q1, q2: độ lớn của hai điện tích điểm. 3. Lực tương tác của các điện tích trong điện môi (chất cách điện). ε: hằng số điện môi, chỉ phụ thuộc vào bản chất điện môi. *Ý nghĩa: ε cho biết khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không. Trong chân không: ε = 1 d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên đặt vấn đề và giới thiệu về cân xoắn thông qua video và thông báo định luật Coulomb ⬥ Vậy là các em đã rõ, hai điện tích trái dấu hút nhau còn hai điện tích cùng dấu đẩy nhau. Câu hỏi đặt ra là ta có tính được cụ thể lực tương tác giữa chúng mạnh yếu như thế nào hay không? ⬥ Coulomb đã dùng chiếc cân xoắn (H.1.5) để khảo sát lực tương tác giữa hai quả cầu nhiễm điện có kích thước nhỏ so với k/c giữa chúng. Và các vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng gọi là các điện tích điểm ⬥ Năm 1785, Coulomb tổng kết các kết quả thí nghiệm của mình và nêu thành định luật gọi là định luật Coulomb Bước 2 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh từ nội dung định luật Cu-lông hoàn thành phiếu học tập số 2. Bước 3 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 4 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 Giáo viên nhận xét và chuyển giao nhiệm vụ mới ⬥ Định luật Cu-lông chỉ đề cập đến lực tĩnh điện trong chân không. Vậy trong môi trường đồng tính lực tĩnh điện có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Đọc phần 3 và hoàn thành phiếu học tập số 3. Bước 6 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 7 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 8 Tổng kết hoạt động 2 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nội dung thuyết electron a. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo của nguyên tử, nội dung của thuyết electron. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: 4. Thuyết electron: a. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố: + Hạt nhân gồm: proton mang điện dương, nơtron không mang điện. + Electron mang điện âm. - Bình thường số proton bằng số electron nên nguyên từ ở trạng thái trung hòa về điện - Điện tích của êlectron có giá trị nhỏ nhất e = 1,6.10-19C, gọi là điện tích nguyên tố. b. Thuyết electron: - Thuyết electron dựa trên sự cư trú và di chuyển của electron. - Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm - Vật nhiễm điện âm khi vật thừa electron, vật nhiễm điện dương khi vật thiếu electron. 5. Định luật bảo toàn điện tích Ở một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ ⬥ Vì sao khi cọ sát những vật như thanh nhựa, thủy tinh, pôlime,... vào dạ, lụa,... thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẫu giấy, sợi bông,... Ta sẽ giải thích điều đó qua hoạt động này. - Yêu cầu học sinh đọc bài 2 mục I và hoàn thành phiếu học tập số 4 theo nhóm. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. + Ưu điểm: + Nhược điểm cần khắc phục: Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - Học sinh liên hệ giữa kiến thức thực tế và khái niệm ở SGK. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về nội dung định luật Cu-Lông, Thuyết electron. Gợi ý HS dùng bản đồ tư duy hoặc bảng để trình bày (không bắt buộc) Bước 2 Nhóm ... ng giải bài tập về tụ điện b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về. Gợi ý HS dùng bản đồ tư duy hoặc bảng để trình bày (không bắt buộc) Bước 2 Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức Bước 3 HS giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận. GV nhận xét, tổng kết Bước 4 GV yêu cầu HS giải câu 7 trang 33 SGK VL11 Bước 5 Học sinh thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét bài giải của HS Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 GV yêu cầu HS về nhà: Tìm hiểu thêm một số loại tụ điện thường dùng trong thực tế Bước 2 HS nhận nhiệm vụ học tập, làm việc ở nhà và báo cáo kết quả V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ) TRƯỜNG TỔ .. Họ và tên giáo viên: . Ký duyệt ngày..//202.. TTCM .. Tiết 9: BÀI TẬP Lớp Ngày dạy Tổng số Học sinh vắng Ghi chú 11A1 11A1 11A2 11A2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại các kiến thức liên quan đến điện thế, hiệu điện thế, điện dung của tụ 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học Giải được một số bài tập cơ bản về: - Công của lực điện - Điện thế, hiệu điện thế, liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. - Tụ điện, điện dung của tụ điện đã được tích điện. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 1000 J. B. 1 J. C. 1 mJ. D. 1 μJ. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. UAB bằng: A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V. Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là: A. 5.104 (C) B. 5.104 (nC) C. 5.10-2 (C) D. 5.10-4 (C) Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là A. 80 J. B. 40 J. C. 40 mJ. D. 80 mJ. Phiếu học tập số 2 Câu 1: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng . Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương , khối lượng . Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là bao nhiêu? Câu 2: Có hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu, nhưng độ lớn bằng nhau đặt song song với nhau và cách nhau Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là Nếu chọn mốc điện thế ở bản âm thì điện thế tại điểm M cách bản âm là bao nhiêu? Câu 3: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Bỏ qua lực đẩy Acsimet. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là Khoảng cách giữa hai bản là Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy Phiếu học tập số 3 Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 2000 J. B. – 2000 J. C. 2 mJ. D. – 2 mJ. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là A. q = 2.10-4 (C). B. q = 2.10-4 (C). C. q = 5.10-4 (C). D. q = 5.10-4 (C). Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là A. 5 J. B. J. C. J. D. 7,5J. Hai bản kim loại phẳng, song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ điện trường giữa hai bản là 3.103V/m. Sát bản dương có một điện tích q= 1,5. 10-2 C. Công của lực điện trường thực hiện lên điện tích khi điện tích di chuyển đến bản âm là: A. 0,18J B. 0,09J C. 9J D. 1,8J Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là: A. E = 2 (V/m). B. E = 40 (V/m). C. E = 200 (V/m). D. E = 400 (V/m). Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm). Lấy g = 10 (m/s2). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là: A. U = 255,0 (V). B. U = 127,5 (V). C. U = 63,75 (V). D. U = 734,4 (V). Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (C) từ M đến N là: A. A = - 1 (mJ). B. A = + 1 (mJ). C. A = - 1 (J). D. A = + 1 (J). Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U= 2000V là A=1J. Độ lớn của điện tích q đó là: A. 6. 10-4C B. 5. 10-4C C. 6. 10-7C D. 5. 10-3C Một electron di chuyển một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công J. a. Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên. [J] b. Tính vận tốc của electron khi nó đến điểm P. Biết rằng, tại M, electron không có vận tốc đầu. Khối lượng của electron là kg. [ m/s] Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều sao cho song song với CA. Cho ABAC và AB = 6 cm, AC = 8 cm. Cho điện tích electron là C. a. Tính cường độ điện trường E,và . Biết = 100 V ( D là trung điểm của AC). [2500 V/m; 0 V; –200 V] b.Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển từ B đến C. [J] c. Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển B đến D. [ J] 2. Học sinh - Ôn lại công thức tính công của lực điện, biểu thức điện thế, liên hệ giữa hiệu điện thế và công của lực điện, công thức xác định điện dung của tụ học ở các bài trước - SGK, vở ghi bài, giấy nháp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn tập lại kiến thức cũ a. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại công thức, kiến thức của bài học trước để làm các bài tập liên quan b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính công của lực điện, biểu thức điện thế, liên hệ giữa hiệu điện thế và công của lực điện, công thức xác định điện dung của tụ học ở các bài trước Bước 2 - HS trả lời câu hỏi để ôn tập lại kiến thức cũ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giải một số bài tập trắc nghiệm a. Mục tiêu: - Vận dụng công thức tính công của lực điện, biểu thức điện thế, liên hệ giữa hiệu điện thế và công của lực điện, công thức xác định điện dung để giải một số bài tập đơn giản b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Câu hỏi trắc nghiệm 1 B 2C 3D 4C 5D d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 GV chia nhóm và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 4 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài lên bảng - Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Hoạt động 2.2: Giải một số bài tập tự luận a. Mục tiêu: - Vận dụng công thức tính công của lực điện, biểu thức điện thế, liên hệ giữa hiệu điện thế và công của lực điện để giải một số bài tập tự luận b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Câu hỏi tự luận Câu 1: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng . Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương , khối lượng . Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là? Lời giải + Vì chuyển động nhanh dần nên lực điện sinh công dương + Theo định lý biến thiên động năng: Câu 2: Có hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu, nhưng độ lớn bằng nhau đặt song song với nhau và cách nhau Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là Nếu chọn mốc điện thế ở bản âm thì điện thế tại điểm M cách bản âm là bao nhiêu? Lời giải Câu 3: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Bỏ qua lực đẩy Acsimet. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là Khoảng cách giữa hai bản là Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy Lời giải + Hạt bụi nằm cân bằng nên lực điện trường cân bằng với trọng lực. Vì trọng lực luôn hướng thẳng đứng từ trên xuống nên lực điện trường phải có phương thẳng đứng và hướng lên. Do vậy hạt bụi phải mang điện tích dương để d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 4 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài lên bảng - HS các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 5 GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1 GV yêu cầu HS về nhà: - Hoàn thành phiếu học tập số 3 - Ôn lại các kiến thức cũ về dòng điện đã học ở THCS để chuẩn bị cho bài học tiếp theo Bước 2 HS nhận nhiệm vụ học tập V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
Tài liệu đính kèm: