Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nhu cầu của cấu trỳc rẽ nhỏnh trong biểu diễn thuật toỏn

- Hiểu cõu lệnh rẽ nhỏnh, cõu lệnh ghộp.

- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.

- Dựa vào thuật toán, viết được chương trỡnh cú sử dụng cấu trỳc rẽ nhỏnh và cõu lệnh ghộp.

2. Kĩ năng

- Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If.then.else.trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài toán đơn giản.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy vi tính, máy chiếu, giáo án

2. Học sinh: - Sách giáo khoa

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2501Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
(Tiết PPCT: 10)
Ngày soạn: ...............
	Ngày đăng ký giáo án: ..................
Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt):
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trỳc rẽ nhỏnh trong biểu diễn thuật toỏn
- Hiểu cõu lệnh rẽ nhỏnh, cõu lệnh ghộp.
- Sử dụng cấu trỳc rẽ nhỏnh trong mụ tả thuật toỏn của một số bài toỏn đơn giản.
- Dựa vào thuật toỏn, viết được chương trỡnh cú sử dụng cấu trỳc rẽ nhỏnh và cõu lệnh ghộp.
2. Kĩ năng
- Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If..then...else...trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài toán đơn giản.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Máy vi tính, máy chiếu, giáo án
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
III. hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tổ chức rẽ nhánh.
a. Mục tiêu: 
Học sinh biết được ý nghĩa của tổ chức rẽ nhánh. Nắm được cấu trúc chung của tổ chức rẽ nhánh. Vẽ được sơ đồ giải phương trình bậc hai ax2+bx+c= 0 (a 0)
b. Nội dung: 
Bắt đầu
delta:= b*b+ 4*a*c
Nhập a, b, c
if delta>=0
Tính và in ra nghiệm
Thông báo vô nghiệm
Kết thúc
Các bước tiến hành:
HOạt động của giáo viên
HOạt động của học sinh
1. Nêu các ví dụ thực tiễn minh hoạ cho tổ chức rẽ nhánh:
Chiều mai nếu trời không mưa Minh sẽ đi xem dã ngoại cùng gia đình, nếu trời mưa thì Minh sẽ xem ti vi ở nhà.
- Yêu cầu học sinh tìm thêm một số ví dụ tương tự.
- Yêu cầu học sinh đưa ra cấu trúc chung của cách diễn đạt đó.
- Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ có cấu trúc chung dạng khuyết và đưa ra cấu trúc chung đó.
2. Nêu các bước để kết luận nghiệm của phương trình ax2+bx+c= 0.
- Chia nhóm lớp thành 3 nhóm và yêu cầu vẽ sơ đồ thực hiện của các bước trên bìa trong.
- Chọn 2 bài để chiếu lên bảng, gọi học sinh thuộc nhóm khác nhận xét đánh giá kết quả và bổ sung.
3. Tiểu kết cho hoạt động này bằng cách bổ sung và chính xác bài tập của học sinh.
1. Chú ý theo dõi các dẫn dắt và ví dụ của giáo viên để suy nghĩ tìm ví dụ tương tự.
- Nếu trời nắng thì tiết Thể dục sẽ được tổ chức học ngoài sân bãi, nếu không thì tiết học sẽ được tổ chức trong lớp.
- Nếu.. thì... nếu không thì ...
- Nếu làm xong bài tập sớm An sẽ sang nhà Ngọc chơi.
- Nếu ... thì...
2. Theo dõi và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
+ Tính delta.
+ Nếu delta<0 thì kết luận phương trình vô nghiệm.
+ Nếu delta>= 0 thì kết luận phương trình có nghiệm:
	x=(-b+sqrt(delta))/(2a)
	x=(-b-sqrt(delta))/(2a)
- Thực hiện vẽ sơ đồ (giống như ở phần nội dung)
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của nhóm khác.
3. Quan sát hình vẽ của nhóm khác và của giáo viên để ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: 
Tìm hiểu cấu trúc lệnh rẽ nhánh IF- THEN- ELSE trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
a. Mục tiêu
	Học sinh biết được cấu trúc chung của lệnh IF. Biết được sự thực hiện của máy khi gặp lệnh IF. Vẽ được sơ đồ thực hiện cho lệnh IF.
b. Nội dung:
	Dạng thiếu:
	Cấu trúc: If then;
	 điều kiện: là một biểu thức quan hệ hoặc biểu thức lôgíc.
	 lệnh: là một lệnh nào đó của Pascal.
Sự thực hiện của máy:
+ Tính giá trị của 
+ Nếu có giá trị đúng thì thực hiện 
Lệnh
Điều kiện
Sơ đồ:
Dạng đủ:
	Cấu trúc: If then else;
	Điều kiện: là một biểu thức quan hệ hoặc biểu thức lôgíc.
	lệnh 1, lệnh 2: là một lệnh nào đó của Pascal.
	Sự thực hiện của máy:
	+ Tính giá trị của 
	+ Nếu có giá trị đúng thì thực hiện , ngược lại thì thực hiện 
	Sơ đồ:
Đúng
Sai
Lệnh 2
Lệnh 1
Điều kiện
Các bước tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Y/c học sinh nghiên cứu SGK và dựa vào các ví dụ để đưa ra cấu trúc chung của của lệnh rẽ nhánh.
* Chú thích các thành phần:
- Điều kiện: là một biểu thức quan hệ hoặc biểu thức lôgíc.
- lệnh 1, lệnh 2: là một lệnh nào đó của Pascal.
* Y/c HS nghiên cứu SGK và cho biết sự hoạt động của lệnh
2. Trường hợp thiếu: Khi không đề cập đến việc gì xảy ra nếu điều kiện không thoả mãn, ta có cấu trúc như thế nào?
* Y/c HS nghiên cứu SGK và cho biết sự hoạt động của lệnh
3. Y/c học sinh vẽ sơ đồ thực hiện của lệnh rẽ nhánh dạng khuyết và dạng đủ lên bảng.
4. Gợi ý sự cần thiết của lệnh ghép.
- Giải thích về lệnh, lệnh 1, lệnh 2, giáo viên lưu ý cho HS:
 Sau then và else các em thấy chỉ được phép đặt một lệnh. Trong thực tế, thường lại là nhiều lệnh.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu giáo khoa và cho biết cấu trúc để ghép các lệnh thành một lệnh. 
Nghiên cứu SGK và trả lời 
If then else ;
- Trả lời
2. Học sinh chú ý lắng nghe và trả lời:
- Khi đó ta có lệnh khuyết.
If then ;
3. Vẽ sơ đồ.
4. Theo dõi dẫn dắt của giáo viên để trả lời
- Ta phải nhóm nhiều lệnh thành một lệnh.
- Cấu trúc của lệnh ghép:
Begin
;
End;
3. Hoạt động 3: Xét các ví dụ để rèn luyện kĩ năng sử dụng lệnh IF.
a. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết sử dụng đúng lệnh If để lập trình giải quyết các bài toán đơn giản.
b. Nội dung:
- Ví dụ: Tìm nghiệm của phương trình bậc 2.
c. Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nêu nội dung bài tập.
 Tìm nghiệm của phương trình bậc hai.
- Hãy nêu các bước chính để trả lời nghiệm của phương trình bậc 2.
- Trong bài toán này ta cần bao nhiêu lệnh rẽ nhánh. Dạng nào?
- Tổ chức lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh viết chương trình hoàn thiện lên bìa trong.
- Thu phiếu trả lời. Chiếu lên bảng, gọi học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá.
- Chuẩn hoá lại chương trình của cả lớp bằng chương trình mẫu của giáo viên.
1. Ghi đề bài, chú ý mục đích yêu cầu của bài tập.
+ Tính delta.
+ Nếu delta < 0 thì kết luận phương trình vô nghiệm.
+ Nếu delta >= 0 thì kết luận phương trình có nghiệm:
	x= (- b - srqt(delta))/(2*a)
	x= (- b+sqrt(delta))/(2*a)
- Có thể sử dụng hai lệnh rẽ nhánh dạng khuyết, cũng có thể sử dụng một lệnh dạng đủ.
- Thảo luận và viết chương trình lên bìa trong.
- Thông báo kết quả viết được.
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của các nhóm khác.
- Ghi chép nội dung chương trình đúng mà giáo viên đã kết luận.
IV. Củng cố
Cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
Sự thực hiện của máy khi gặp cấu trúc rẽ nhánh IF.
Sơ đồ thưc hiện cấu trúc rẽ nhánh IF.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 9 (11).doc