I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
1. Kiến thức
- Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn
- Biết được cấu trúc chung của khai báo biến.
2. Kỹ năng
- Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo để viết một chương trình đơn giản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án giảng dạy
- Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Bài 4: một số kiểu dữ liệu chuẩn Bài 5: Khai báo biến Ngày soạn: 14/09/2007 Lớp dạy: A1, A2, A3, A4, A5 Ngày đăng ký giáo án: ......................................... Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt): ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Bài 4: một số kiểu dữ liệu chuẩn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức - Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn - Biết được cấu trúc chung của khai báo biến. 2. Kỹ năng - Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo để viết một chương trình đơn giản II. Đồ dùng dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án giảng dạy - Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa. III. Hoạt động giảng dạy 1. Hoạt động 1: ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 1. ổn định lớp 2. Bài cũ Câu hỏi: Nêu các thành phần của chương trình? GV: Gọi HS lên bảng trả lời HS trả lời GV: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn hoá lại câu trả lời và cho điểm 2. Hoạt động 2: Tìm hỉểu một số kiểu dữ liệu chuẩn a. Mục tiêu: - Biết được tên của một số dữ liệu chuẩn, biết được giới hạn biểu diễn của mỗi kiểu dữ liệu. b. Nội dung: - Kiểu số nguyên: Byte: 0à 255 Integer: - 32768 à 32767 Word: 0 à 65535 Longint: - 2148473648 à 2148473647 - Kiểu số thực: Real: 2.9E - 39 .. 1.7E38 Extended: 3.4E-4932 à 1.1E4932 - Kiểu ký tự: Là các ký tự thuộc bảng mã ASCII , gồm 256 ký tự đươc đánh số từ 0 à 255. - Kiểu logic là tập hợp gồm 2 giá trị True và False, là kết quả của phép so sánh. hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh GV: Khi viết chương trình quản lý học sinh ta cần phải xử lí thông tin ở dạng nào? GV: Phân tích câu trả lời của học sinh và đưa ra một số dạng thông tin sau: - Họ tên của học sinh là những thông tin dạng văn bản hay kí tự - Điểm số của HS là các số thực - Số thứ tự HS là các số nguyên - Một số thông tin khác lại chỉ cần biết đúng hay sai GV: Dữ liệu vào và kết quả ra thường thuộc dạng quen thuộc như số nguyên, số thực, kí tự và khi người lập trình sử dụng các kiểu dữ liệu đó thường gặp một số hạn chế nhất định liên quan đến các yếu tố như dung lượng bộ nhớ, khả năng xử lí của CPU GV: NNLT nào cũng đưa ra một số kiểu dữ liệu chuẩn đơn giản, từ những kiểu đơn giản này ta có thể xây dựng thành những kiểu dữ liệu phức tạp hơn. Ta xét một số kiểu dữ liệu chuẩn trong Pascal: 1. Kiểu nguyên GV: Thuyết trình đưa ra một số bổ sung: - Tuỳ thuộc vào từng NNLT mà tên các kiểu dữ liệu, miền giá trị cá kiểu dữ liệu này cũng khác nhau H: Trong NNLT Pascal, có những kiểu số nguyên nào thường dùng, phạm vi biểu diễn của mối loại? GV: Các kiểu số nguyên được lưu trữ và kết quả ttính toán là số đúng, nhưng có hạn chế về miền giá trị. Tập số nguyên là vô hạn và có thứ tự, đếm được nhưng trong máy tính thì kiểu số nguyên là hữu hạn, có thứ tự 2. Kiểu thực H: Trong NNLT Pascal, có những kiểu số thực nào thường dùng, phạm vi biểu diễn của mối loại? GV: Các kiểu thực được lưu trữ và kết quả tính toán chỉ là gần đúng với sai số không đáng kể, nhưng miền giá trị được mở rộng hơn so với kiểu nguyên. Cũng như số nguyên, số thực trong máy tính cũng là rời rạc và hữu hạn Phép toán chứa các toán hạng gồm cả kiểu nguyên và kiểu thực sẽ cho ta kết quả kiểu thực 3. Kiểu kí tự Trong lập trình nói chung thì kiểu kí tự thường là tập các kí tự trong các bảng mã kí tự, trong các bảng mã hoá kí tự người ta quy định có bao nhiêu kí tự khác nhau và mỗi kí tự có một mã thập phân tương ứng. Để lưu các giá trị là kí tự thì phải lưu mã thập phân tương ứng của nó GV: Đặt câu hỏi: Em biết những bảng mã nào? GV: Lưu ý HS NNLT Pascal chỉ sử dụng bảng mã ASCII cho kiểu kí tự 4. Kiểu lôgic Giá trị kiểu logic trong Pascal là True, False nhưng một số ngôn ngữ khác lại mô tả là 0 – 1, .. có ngôn ngữ lại không có kiểu logic mà người lập trình phải tự tìm cách để thể hiện giá trị này Suy nghĩ, trả lời câu hỏi Nghe giảng Ngôn ngữ lập trình Pascal có một số kiểu dữ liệu chuẩn sau: Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu kí tự... Byte, Interger, Word, LongInt.. Kiểu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi giá trị Byte 1byte Từ 0 đến 255 Interger 2byte Từ -215 đến 215 - 1 Word 3byte Từ 0 đến 216 – 1 LongInt 4byte Từ -231 đến 231- 1 - Sử dụng kiểu Byte VD: Một bài toán kết quả cuối cùng có giá trị là 1000 thì khai báo biến Interger. Kiểu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi giá trị Real 6 byte 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 10-38 đến 1038 Extended 10 byte 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 10-4932 đến 104932 - Tên kiểu: CHAR - Miền giá trị: là các kí tự trong bảng mã ASCII gồm 256 kí tự - Các kí tự có quan hệ so sánh HS: Sẽ đưa ra bảng mã đã biết là bảng mã ASCII Tên kiểu: Boolean Miền giá trị: chỉ có 2 giá trị là TRUE (đúng), FALSE (sai) Một số ngôn ngữ khác lại có cách mô tả các giá trị logic bằng những cách khác nhau Bài 5: Khai báo biến I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được rằng mọi biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo tên và kiểu dữ liệu. - Học sinh biết được cấu trúc chung của khai báo biến trong ngôn ngữ Pascal, khai báo được biến khi lập trình. 2. Kỹ năng - Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo để viết một chương trình đơn giản II. chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án giảng dạy - Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa. B. Hoạt động dạy – Học: 1. Nội dung: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc chung của khai báo biến là: var : ; + Danh sách biến có thể là một hoặc nhiều tên biến và các biến phân cách nhau bằng dấu phẩy + Kiểu dữ liệu là một trong các kiểu chuẩn hoặc kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa của NLT Pascal. 2. Cách tiến hành: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh GV: Mọi biến dùng trong chương trình cần khai báo tên và kiểu dữ liệu. Khai báo biến để cấp phát bộ nhớ cho biến. Sau khai báo sẽ có một vùng nhớ danngf cho biến này với kích thước đúng bằng kích thước kiểu của nó để lưu trữ giá trị của biến. Địa chỉ đầu của vùng nhớ này được gọi là địa chỉ đầu của biến. Khai báo biến nhằm mục đích đưa tên biến vào danh sách các đối tượng cần được quản lí của chương trình. Kiểu của biến giúp chương trình dịch biết cách tổ chức lưu trữ, truy cập giá trị của biến và áp dụng các thao tác thích hợp trên biến đó. H: Nêu cấu trúc chung của khai báo biến trong NNLT Pascal? GV: Đặt câu hỏi: 1. Giả sử chương trình cần các biến thực m, n và biến nguyên a, b ta khai báo như thế nào? 2. Chương trình cần các biến kí tự A, B ta khai báo như thế nào? GV lấy một số VD về sử dụng biến chưa đúng trong Pascal như đặt tên biến sai với quy tắc đặt tên, các biến không phân cách nhau bởi dấu phẩy, tên biến trùng nhau, sử dụng biến chưa khai báo, các biến tròn danh sách không cùng kiểu, GV: Giải thích thêm những chú ý khi khai biến Cú pháp: Var : ; Trong đó: - Danh sách biến: Là một hoặc nhiều tên biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy. - Kiểu dữ liệu: Thường là các kiểu dữ liệu chuẩn hoặc người lập trình định nghĩa. VD: Var m, n: real; a, b: integer; HS: Trả lời câu hỏi Var A, B: char; * Một số chú ý: - Đặt tên biến gợi nhớ đến ý nghĩa của biến - Không nên đặt tên biến quá ngắn hoặc dài. - Khi khai báo cần lưu ý đến phạm vi sử dụng giá trị của nó. iV. Củng cố: + Một số kiểu dữ kiệu chuẩn và miền xác định của từng kiểu + Cách khai báo biến
Tài liệu đính kèm: