I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu trúc chung của một chương trình
- Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực, kí tự, logic.
- Biết được cấu trúc chung của khai báo biến.
2. Kĩ năng:
Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo biến để viết được một chương trình đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ.
- Tranh có chứa một số khai báo biến để học sinh chọn đúng - sai.
- Một số chương trình mẫu viết sẵn.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa.
Chương II: Chương trình đơn giản Bài 3: Cấu trúc chương trình (Tiết PPCT: 4) Ngày soạn: .......................................... Ngày đăng ký giáo án: ........................ Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt): ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được cấu trúc chung của một chương trình - Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực, kí tự, logic. - Biết được cấu trúc chung của khai báo biến. 2. Kĩ năng: Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo biến để viết được một chương trình đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ. - Tranh có chứa một số khai báo biến để học sinh chọn đúng - sai. - Một số chương trình mẫu viết sẵn. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Cấu trúc chung của một chương trình a. Mục tiêu: - Học sinh biết được chương trình có 2 phần và nội dung của từng phần b. Nội dung: - Cấu trúc của chương trình có 2 phần: phần khai báo và phần thân - Phần thân chương trình: Bao gồm dãy lệnh được đặt trong cặp dấu hiệu mở và kết thúc. c. Cách tiến hành hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh GV: Một bài tập làm văn em thường viết có mấy phần? Các phần có thứ tự không? GV: Em hãy cho biết một chương trình có cấu trúc mấy phần? Cụ thể là những phần gì? GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: trong phần khai báo có những khai báo nào? H: Đưa ra cấu trúc chung? Lắng nghe và suy nghĩ trả lời: - Có ba phần. - Có thứ tự: Mở bài, thân bài, kết luận. Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và trả lời: Bao gồm 2 phần: + Phần khai báo: là thành phần có thể có hoặc không có tuỳ vào từng chương trình cụ thể + Phần thân: là thành phần bắt buộc phải có của mọi chương trình Phát biểu + Cấu trúc chung: [] 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu phần khai báo của một chương trình a. Mục tiêu: - Biết phần khai báo là thành phần có thể có hoặc không trong cấu trúc một chương trình. - Nếu có phần khai báo thì có thể khai báo cho các đối tượng: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện chương trình, khai báo biến, khai báo hằng, khai báo chương trình con. - Biết cách khai báo các đối tượng đó trong ngôn ngữ lập trình Pascal b. Nội dung: - Trong phần khai báo nếu có sẽ khai báo cho các đối tượng: tên chương trình, thư viện chương trình con, hằng, biến và chương trình con. - Cách khai báo một số đối tượng trong ngôn ngữ lập trình Pascal Program ; Uses ; Const tên_hằng = giá_trị; c. Cách tiến hành: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Phần khai báo sẽ cho máy biết chương trình sẽ sử dụng những tài nguyên nào của máy H: Trong phần khai báo nếu có thì sẽ có khai báo cho những đối tượng nào: Mỗi NNLT có cách khai báo khác nhau và tùy thuộc vào ngôn ngữ mà ta cần tìm hiểu xem trong chương trình cần khai báo những gì và khai báo như thế nào. Xét khai báo một số đối tượng trong NNLT Pascal Khai báo tên chương trình H: Tên chương trình thuộc loại tên gì? Và do ai đặt? - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo tên chương trình trong ngôn ngữ Pascal. Khai báo thư viện Thư viện chương trình thường chứa các đoạn chương trình lập sẵn giúp cho người lập trình thực hiện một số công việc thường dùng, các đoạn chương trình này rất hữu ích cho người lập trình, nhất là trong những NNLT tiên tiến hiện nay. H: Tên thư viện thuộc loại tên gì? Và do ai đặt? - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo thư viện chương trình trong ngôn ngữ Pascal. Khai báo hằng Khai báo hằng là việc đặt tên cho hằng để tiện khi sử dụng và tránh việc phải viết lặp lại nhiều lần cùng một hằg trong chương trình. Khai báo hằng còn tiện hơn khi cần thay đổi giá trị của nó trong chương trình H: Cách đặt tên hằng? - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo hằng trong ngôn ngữ Pascal. Khai báo biến GV: Trong giới hạn bài này ta chưa tìm hiểu cách khai báo và sử dụng biến. Nội dung nay sẽ được trình bày trong bài 5 Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi - Trong phần khai báo nếu có sẽ khai báo cho các đối tượng: tên chương trình, thư viện chương trình con, hằng, biến và chương trình con. Trong Turbo Pascal: - Cấu trúc: Program ; - Tên chương trình là loại tên do người lập trình đặt theo đúng quy tắc đặt tên của NNLT mà ta đang sử dụng. VD: Program tinh_tong; Program dien_tich; Trong Turbo Pascal Cấu trúc: Uses ; - Tên thư viện thuộc loại tên chuẩn và do NNLT quy định. Ví dụ: Uses crt; Trong Turbo Pascal - Cấu trúc: Const tên_hằng = giá_trị; - Tên hằng cũng được đặt tuân theo quy tắc đặt tên trong NNLT mà ta đang sử dụng - Ví dụ: Const maxn =100; - Mọi biến sử dụng trong chương trình đều phải khai báo để chương trình dịch biết để xử lý và lưu trữ. - Biến chỉ mang một giá trị tại một thời điểm gọi là biến đơn 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu phần thân chương trình trong cấu trúc một chương trình a. Mục tiêu: - Nhận biết được thân chương trình trong một chương trình đơn giản - Biết dấu hiệu mở đầu và kết thúc của phần thân chương trình trong NNLT Pascal b. Nội dung: - Thân chương trình là dãy câu lệnh thực hiện nhiệm vụ của chương trình nằm trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc - Trong NNLT Pascal thân chương trình là: Dấu hiệu mở đầu Dấu hiệu kết thúc Begin End. c. Cách tiến hành: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh b) Phần thân chương trình Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có cách tổ chức chương trình khác nhau, thường thì phần thân chứa các câu lệnh của chương trình - Trong mỗi NNLT khác nhau thì cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc cũng khác nhau Thân chương trình là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình hoặc lời gọi chương trình con Thân chương trình thương có cặp dấu hiệu bắt đầu và kết thúc chương trình VD: Trong Pascal Begin {} End. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu phần thân chương trình trong cấu trúc một chương trình a. Mục tiêu: - Nhận biết được các thành phần có trong một chương trình. - Làm quen với một chương trình đơn giản b. Cách tiến hành: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh - Chiếu lên bảng một chương trình đơn giản trong ngôn ngữ C++ # Include void main() { Printf(“Xin chao cac ban”) } - Hỏi: Phần khai báo của chương trình? - Hỏi: Phần thân của chương trình, lệnh Printf có chức năng gì? - Chiếu lên bảng một chương trình đơn giản trong ngôn ngữ Pascal. Program VD1; Begin writeln(‘Xin chao cac ban!’); End. - Hỏi: Phần khai báo của chương trình? - Hỏi: Phần thân của chương trình? Có lệnh nào trong thân chương trình? 4. Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ về một chương trình Pascal không có phần tên và phần khai báo. 3. Quan sát tranh và trả lời: - Phần khai báo chỉ có một khai báo thư viện stdio.h - Phần thân {} - Lệnh Printf dùng để đưa thông báo ra màn hình. Phần khai báo chỉ có khai báo tên chương trình gồm tên dành riêng Program và tên chương trình là vi_du Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh writeln, đưa thông báo ra mà hình Suy nghĩ và trả lời Begin Writeln(‘Hello’); readln; End. IV. Củng cố bài giảng và ra BTVN: 1. Củng cố: + Cấu trúc chung. + Các thành phần của chương trình. + Một số VD đơn giản. 2. Bài tập về nhà: Sách bài tập: 2.1 Trang 9
Tài liệu đính kèm: