Giáo án Tin học 11 - Trường THPT Đô Lương

Giáo án Tin học 11 - Trường THPT Đô Lương

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được có ba lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình : ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.

- Biết dược vai trò của chương thình dịch.

2. Kĩ năng: Phân biệt được hai khái niệm biên dịch và thông dịch, phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình.

3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết và tiện lợi khi sử dụng các ngôn ngữ lập trình bậc cao. Liên hệ được với quá trình giao tiếp trong đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo viên: Một số ví dụ về ngôn ngữ lập trình.

 2. Học sinh: Tìm hiểu một số loại ngôn ngữ giao tiếp thông dụng.

 

doc 50 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1552Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Trường THPT Đô Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 9/08/2014
Tiết PPCT : 1	
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 
 §1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Học sinh nhận biết được có ba lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình : ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Biết dược vai trò của chương thình dịch.
2. Kĩ năng: Phân biệt được hai khái niệm biên dịch và thông dịch, phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình. 
3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết và tiện lợi khi sử dụng các ngôn ngữ lập trình bậc cao. Liên hệ được với quá trình giao tiếp trong đời sống. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên: Một số ví dụ về ngôn ngữ lập trình. 
	2. Học sinh: Tìm hiểu một số loại ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: Nếu chỉ có thuật toán thì máy đã thực hiện được các bài toán mà chúng ta đã giải hay chưa ? 
Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV : Gọi một học sinh nhắc lại các khái niệm : ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngư bậc cao.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV : Để chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy cần phải có gì?
HS : Đó là chương trình dịch.
GV : - Cho ví dụ từ thực tế : “ Người phóng viên chỉ biết một ngôn ngữ là tiếng việt phóng vấn một chính khách nước ngoài ” thông qua người phiên dịch.
GV : Như vậy có hai cách để người phóng viên có thể thực hiện công việc của mình : biên dịch và thông dịch
Ngôn ngữ máy: Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và xử lý đựơc.
Hợp ngữ: Là loại ngôn ngữ sử dụng một số từ để thực hiện lệnh trên thanh ghi.
Ngôn ngữ bậc cao: Là loại ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, ít phụ thuộc vào loại máy.
Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình đợc viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy. 
CHƯƠNG TRÌNH NGUỒN
CHƯƠNG TRÌNH DỊCH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÍCH
Dùng máy chiếu diễn giải hai tình huống này.
Kết luận : 
Biên dịch (Compiler): được thực hiện qua hai bước
- Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn
- Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chơng trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
Thông dịch (Interpreter) đợc thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau
- Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn
- Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
- Thực hiện câu lệnh vừa chuyển đổi được
CỦNG CỐ : Khái niệm lập trình? Chương trình dịch là gì? Khái niệm ngôn ngữ lập trình?
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
bfôea
	Ngày soạn : 10/8/2014
Tiết PPCT : 2	
§ 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng và biến. 
+ Học sinh ghi nhớ được các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.
2. Kĩ năng:
+ Phân biệt được tên, hằng và biến.
+ Biết cách đặt tên chúng và nhận biết được tên viết sai quy tắc.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính nguyên tắc, chặt chẽ trong lập trình. 
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo. Máy tính cá nhân và máy chiếu ( nếu có).
 	2. Học sinh: Đọc trước ở nhà Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi : 
1. Chương trình dịch là gì?
2. Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?
Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Gọi HS trả lời ý nghĩa của việc đặt tên? 
HS: Tại chỗ trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận.
HS: Chú ý và ghi bài.
GV: Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.
HS: Chú ý và ghi bài.
GV: Lấy ví dụ tên đặt sai và tên đặt đúng và gọi học sinh nhận xét.
HS: - Tên đúng: a,b,c,x1, a_b.
- Tên sai: a bc, 2x.
GV: Ngôn ngữ Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Ngôn ngữ lập trình thường có ba loại tên cơ bản: tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình đặt. 
HS: Đọc SGK và trình bày về tên dành riêng.
GV: Trong Pascal, khi soạn thảo, tên dành riêng có màu trắng phân biệt với các tên khác
GV: Gọi HS phát biểu về tên chuẩn.
HS: Tại chỗ trả lời
GV: Viết một số tên chuẩn. 
HS: Ghi bài,
GV: Lấy ví dụ khi giải phương trình bậc hai thì cần dùng các biến nào?
HS: Khi giải PTBH ta cần dùng các biến: a,b,c, x1, x2, Delta để biểu diễn nội dung của hệ số của phương trình; các nghiệm của phương trình và biệt số delta. 
GV: Vậy các tên đó là tên do người lập trình đặt.
GV: Nêu khái niệm hằng trong ngôn ngữ lập trình.
HS: Tại chỗ trả lời.
GV: Lấy ví dụ cả ví dụ đúng và ví dụ sai về hằng cho học sinh nhận biết.
HS: Nhận biết tên hằng đúng và tên hằng sai.
Ví dụ: 123, ‘123’, ‘TRUE, 2+3,
GV: Các biến được dùng trong chương trình phải được khai báo.
GV: Khi viết chương trình người lập trình có nhu cầu giải thích cho những câu lệnh mình viết để khi đọc lại được thuận tiện hoặc người khác đọc có thể hiểu được chương trình mình viết, do vậy các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp cho chúng ta cách đưa vào các đoạn chú thích trong chương trình.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
GV: Ví dụ một chương trình Pascal đơn giản minh họa.
2. Một số khái niệm
a. Tên 
- Ý nghĩa của việc đặt tên và khai báo tên cho các đối tượng:
+ Để quản lý và phân biệt các đối tượng trong chương trình.
+ Để gợi nhớ nội dung của đối tượng.
- Qui tắc đặt tên trong Pascal:
Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
* Tên dành riêng: 
- Là tên được dùng với ý nghĩa riêng xác định.
- Tên dành riêng còn được gọi là từ khoá.
Ví dụ: Trong Pascal:
Program, uses, var, type, const, begin, end, array, type,
Trong C++: main, include, if, while, void.
* Tên chuẩn 
- Được dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, dùng riêng thì phải khai báo.
Ví dụ:
Trong Pascal: abs, sqr, sqrt, cos, sin,
Trong C++: cin, cout, getchar.
*Tên do người lập trình đặt
- Được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.
b. Hằng và biến. 
Hằng 
- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Các ngôn ngữ lập trình thường có:
+ Hằng số: số nguyên và số thực.
VD: 2 , 1.0E-6,
+ Hằng lôgic: Là giá trị đúng (True)hoặc sai (False).
+ Hằng xâu: Là chuỗi kí tự trong bộ mã ASCII, đặt trong cặp dấu nháy.
Biến 
- Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
c. Chú thích 
- Các chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình.
- Trong Pascal chú thích được đặt trong {} hoặc (*và*).
- Trong C++ chú thích đặt trong /* và */ hoặc //.
CỦNG CỐ : Nhắc lại quy tắc đặt tên trong Pascal và khái niệm tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt. Khái niệm hằng, biến và sự khác nhau giữa hằng và biến
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Hướng dẫn làm bài tập 5 và bài tập 6.
- Bài 6: Các hằng số: a,b,f,g; Các hằng xâu: d,i.
bfôea
	Ngày soạn : 19/08/2014
Tiết PPCT : 3	
BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kíến thức:
+ Củng cố lại cho HS những kiến thức đã học về lập trình, ngôn ngữ lập trình bậc cao, ngôn ngữ máy, chương trình dịch, thông dịch, biên dịch qua các bài tập trắc nghiệm.
2. Kĩ năng:
+ Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá.
+ Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Thái độ:
+ Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học.
+ Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo. Máy tính cá nhân và máy chiếu ( nếu có).
 	2. Học sinh: Làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ ( 7 ‘)
Câu hỏi : 
1. Nêu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình? 
2. Nêu quy tắc đặt tên trong Turbo Pascal? 
Đáp án:
1. Ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Bảng chữ cái: Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
- Cú pháp: Là bộ quy tắc để viết chương trình.
- Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự.
2. Quy tắc đặt tên trong Pascal:
- Đối tượng HS kiểm tra: HS trung bình.
Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 1, cả lớp suy nghĩ trả lời.
HS: Đọc câu hỏi.
GV: Gọi HS đứng tại chổ trả lời.
GV: Gọi HS khác bổ sung. Sau đó GV nhận xét câu trả lời và ghi đáp án.
HS: Chữa bài tập vào vở.
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 2 và trả lời câu hỏi 2.
HS: Tại chỗ trả lời và nêu khái niệm chương trình dịch.
GV: Nêu Input và Output của chương trình dịch để gợi ý cho HS vai trò của chương trình dịch.
HS: Tại chỗ trả lời.
GV: Gọi HS trả lời câu hỏi 3.
HS: Tại chỗ đọc câu hỏi.
GV: Gọi HS khác nhận xét câu trả lời, bổ sung và đưa ra đáp án.
GV: Gọi HS khác nhận xét câu trả lời, bổ sung và đưa ra đáp án.
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 4, cả lớp suy nghĩ câu hỏi.
GV: Gọi 1 HS trả lời.
GV: Nhận xét và nêu đáp án.
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 5
GV: Gợi ý cho HS bằng cách gọi 1 HS nêu quy tắc đặt tên trong Pascal và tên được đặt không quá ngắn, hay quá dài mà nên đặt sao cho gợi nhớ ý nghĩa đối tượng mang tên đó.
HS: Tại chỗ đọc câu hỏi.
HS: Lên bảng làm.
GV: Chữa bài.
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 6
GV: Từng câu a,b,, i gọi lần lượt từng HS: Trả lời:
- c) không phải là hằng vì dấu phẩy phải thay bằng dấu chấm.
- e) là tên chưa rõ giá trị.
- h) thiếu dấu nháy đơn ơ cuối. 
Câu1: Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao? 
Người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao, vì:
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào phần cứng máy tính.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chình và nâng cấp.
- Ngôn ngữ bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho việc mô tả thuật toán.
Câu2: Chương trình dịch là gì? Tại sao cần phải có chương trình dịch. 
- Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ bậc cao thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy.
- Để một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao máy có thể hiểu và thực hiện được thì phải có chương trình dịch dịch sang ngôn ngữ máy.
Câu3: Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào? 
- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không và dịch toàn bộ thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ được.
- Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện và không lưu l ... 
 A := A + 0.015*A;
 T := T + 1;
 end;
Writeln(‘Phai cho ’,T,’ thang’);
Readln
End.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI 
1. Nội dung đã học : 	- Nhắc lại cấu trúc câu lệnh lặp While
2. Câu hỏi, bài tập về nhà
	- Giải bài tập 5b, 7, 8 sgk trang 51.
	- Đọc lại bài lệnh rẽ nhánh IF và làm các bài tập liên quan chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
bfôea 
 Ngày soạn : 03/11/2014
Tiết PPCT : 17	
BÀI TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng và linh hoạt trong việc lựa chọn cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp để giải quyết bài toán đặt ra.
3. Tư duy, Thái độ: 
 	Rèn luyện ý thức tự giác học tập tích cực, ham thích tìm hiểu, chủ động trong giải quyết các bài tập.Rèn luyện tư duy khoa học, tư duy logic.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: - Soạn giáo án.
HS: - Học bài cũ và chuẩn bị bài tập.
III. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp : 
 Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi 1(H1): Viết cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh và cấu trúc lặp trong Pascal và giải thích các thành phần?
Trả lời : -Rẽ nhánh
 If then else ;
If then ;
- Lặp For
 For := To Do ;
 For := Downto Do ;
- Lặp While : WhileDo;
Bài mới : 
Hoạt động 1: Giải bài tập 4
Câu hỏi 1(H1): Sử dụng lệnh If này gồm mấy nhánh ?
Câu hỏi 2(H2): Hàm lấy giá trị tuyệt đối của biểu thức hay biến ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐTP1:
 - GV gọi 1 HS lên bảng giải câu 4a)
- 1 HS lên bảng giải câu 4a)
 - GV đặt  H1. 
- 1 HS trả lời H1.
 - GV yêu cầ cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Các HS khác theo dõi và nhận xét.
 - GV nhận xét, hoàn chỉnh bài làm và đánh giá.
HĐTP2:
 - GV gọi 1 HS lên bảng giải câu 4b)
- 1 HS lên bảng giải câu 4b)
 - GV đặt H2.
- 1 HS trả lời H2.
 - GV nhận xét và đánh giá.
 Câu 4a)
 If (sqrt(x) + sqrt(y)) <=1 then z:= sqrt(x) + sqrt(y)
 Else 
 If y>=x then z:= x+y
 Else z:= 0.5;
 Câu 4b)
 If (sqr(x-a) + sqr(y-b)) <= sqr(r) then z:=abs(x) +abs(y)
 Else z:= x+y;
Hoạt động 2: Giải bài tập 5
Câu hỏi 1(H1): Hãy khai triển biểu thức Y = dưới dạng tường minh ?
Câu hỏi 2(H2): Nhìn vào công thức khai triển, em hãy cho biết n lấy giá trị trong đoạn nào ?
Câu hỏi 3(H3): Em hãy thử đưa ra phương pháp tính Y ?
Câu hỏi 4(H4): Sử sụng cấu trúc điều khiển lặp nào là phù hợp ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - GV đặt H1.
- 1 HS lên bảng trình bày H1.
- GV đặt H2.
- 1 HS trả lời H2.
- GV đặt H3.
- 1 HS trả lời H3
- GV đặt H4.
- 1 HS trả lời H4
- GV gọi 1 HS lên bảng giải bài 5a)
- 1 HS lên bảng giải bài 5a 
 - GV yêu cầu các HS còn lại theo dõi và nhận xét.
- Các HS còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
 - GV nhận xét, hoàn chỉnh bài làm và đánh giá.
 Y = 
 Câu 5a)
 Uses crt; 
 Var y: real;
 n: byte;
 Begin 
 Clrscr; y:=0;
 for n:=1 to 50 do
 y:= y + n/(n+1);
 writeln(y:14:6);
 readln;
 End.
IV. Củng cố và dặn dò :
1. Nắm được những nội dung đã học: 
Có 2 cấu trúc lặp: Lặp For: Số lần lặp đã xác định
Lặp While: Số lần lặp chưa xác định
Làm các bài tập còn lại trong SGK trang 51.
bfôea
 Ngày soạn : 09/11/2014
Tiết PPCT : 18	
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức.
 - Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm học đến nay.
 2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích một bài toán.
II. Đồ dùng dạy học
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Máy chiếu qua đầu, bìa trong, sách giáo khoa.
 2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Sách giáo khoa, một số chương trình bài tập.
III. Hoạt động dạy – học .
 1. Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ đã học.
 a. Mục tiêu:
 - Học sinh nhớ lại được các kiến thức lí thuyết đã học.
 b. Nội dung:
 - Khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình.
 - Có hai loại chương trình dịch: Biên dịch và thông dịch.
 - Các thành phần của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
 - Các khái niệm: Tên, hằng và biến, chú thích.
 - Cấu trúc của chương trình Pascal: Phần khai báo và phần thân.
 - Các kiểu dữ liệu chuẩn: Số nguyên, số thực, kí tự, logic.
 - Phép toán, biểu thức, lệnh gán.
 - Tổ chức vào/ra.
 - Cấu trúc rẽ nhánh.
 - Cấu trúc lặp.
 c. Các bước tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội Dung
 Đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tự nhắc lại kiến thức đã học. 
HS Chú ý, theo dõi trả lời các câu hỏi.
 - Em hiểu như thế nào về lập trình và ngôn ngữ lập trình?
 - Các loại chương trình dịch?
 - Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?
 - Các khái niệm trong ngôn ngữ lập trình?
 - Cấu trúc chung của chương trình TP?
 - Nêu tên các kiểu dữ liệu chuẩn?
 - Nêu các nhóm phép toán đã học?
 - Các loại biểu thức?
 - Chức năng và sự thực hiện của lệnh gán?
 - Nêu tên và chức năng của một số hàm số học?
 - Tổ chức vào/ra.
 - Tổ chức rẽ nhánh.
 - Tổ chức lặp.
 - Lập trình là quá trình diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
 - Biên dịch và thông dịch.
 - Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
 - Khái niệm tên, hằng và biến, chú thích.
 - Gồm hai phần: Phần khai báo và phần thân.
 - Số nguyên, số thực, kí tự, logic.
 - Phép toán số học, phép toán quan hệ, phép toán logic.
 - Biểu thức số học, biểu thức quan hệ và biểu thức logic.
 - Dùng để tính toán một biểu thức và gán giá trị cho một biến.
 - Hàm bình phương, hàm căn bậc hai, hàm giá trị tuyệt đối, hàm sin, hàm cos.
 - Lệnh Read()/readln();
 - Lệnh write()/writeln();
 - If then else ;
 While do.
 - Array ... 
 2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng.
 a. Mục tiêu:
 - Học sinh biết nhận xét, phân tích và giải quyết hoàn chỉnh một bài toán.
 b. Nội dung:
 Viết chương tình nhập từ bàn phím một dãy số từ 1 đến N (2<=N<=100). Hãy đưa ra màn hình số lượng các số chia hết cho 3 có trong dãy.
 c. Các bước tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội Dung
 1. Xác định bài toán.
 - Chiếu nội dung đề bài lên bảng.
 - Chia lớp thành 2 nhóm.
 Nhóm 1: Nêu câu hỏi phân tích.
 Nhóm 2: Trả lời câu hỏi phân tích của nhóm 1.
 - Giáo viên góp ý bổ sung cho cả hai nhóm.
 2. rèn luyện kĩ năng lập trình.
 - Chia lớp thành hai nhóm.
 - Yêu cầu: Viết chương trình hoàn thiện lên bìa trong.
 - Thu phiếu học tập, chiếu kết quả lên bảng. Gọi học sinh của nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung.
 3. Chuẩn hóa kiến thức bằng chương trình mẫu của giáo viên. Thực hiện chương trình, nhập dữ liệu để học sinh thấy kết quả của chương trình.
 1. Quan sát, theo dõi đề bài và định hướng của giáo viên để xác định bài toán.
 - Nhóm 1:
 + Dữ liệu vào.
 + Dữ liệu ra.
 + Các nhiệm vụ chính phải thực hiện.
 - Nhóm 2:
 + Số N 
 + Số lượng số chi hết cho 3
 + 1 – Nhập dữ liệu.
 2 – Đếm Số lượng số chi hết cho 3
 3 – Đưa kết quả ra màn hình.
 2. Làm việc theo nhóm.
 - Thảo luận theo nhóm để viết chương trình.
 - Báo cáo kết quả.
 - Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của nhóm khác.
 3. Theo dõi và ghi nhớ.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
 1. Những nội dung đã học.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại một số nội dung chính đã được ôn tập trong tiết học.
 2. Câu hỏi và bìa tập về nhà: Chuẩn bị kiến thức cho tiết sau kiểm tra học kì 1: Xem lại toàn bộ các kiến thức đã được ôn tập, đặc biệt chú trọng cấu trúc lặp và rẽ nhánh.
bfôea
	Ngày soạn : 15/11/2014
Tiết PPCT : 19	
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức của HS sau khi hoc xong học kỳ I
Kỹ năng: Nắm được cấu trúc chương trình TP, cách khai báo các thành phần của chương trình TP, cú pháp và chức năng của các câu lệnh trong TP làm bài kiểm tra trên giấy, các câu lệnh có cấu trúc và các kiểu dữ liệu có câu trúc.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra GV phôtô
2.Hình thức : Tự luận
3.Sự chuẩn bị ở nhà: Các kiến thức HS đã học trong học kỳ I
III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:	
2.Dạy bài mới:
Kiến thức cơ bản
Hoạt động của Thầy và Trò
I.PHÁT ĐỀ:
II.HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI:
1.Hướng dẫn:
2.Làm bài
III.THU BÀI:
Giáo viên phát dề cho HS theo hình thức A, B, C, D
HS làm bài trong giấy HS tự chuẩn bị.
Ghi chú: Đề bài kiểm tra và đáp án ở trang sau
HS không cần viết lại đề bài
Làm các phần ngay trên tờ giấy HS đã chuẩn bị, ghi rõ làm đề nào.
HS tiến hành làm bài tự luận
GV nhắc nhở để Hs làm bài nghiêm túc.
Nếu HS nào vi phạm quy chế thi thì tùy theo mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý cụ thể.
 Hết giờ làm bài HS nộp bài lại cho GV
GV thu bài và chấm.
Ma trận đề
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương trình dịch
Biết Chương trình dịch
Phân biệt thông dịch, biên dịch
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
10%
20%
30%
Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán 
Chuyển được các loại biểu thức
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
30%
30%
Cấu trúc rẻ nhánh
Viết được ct rẻ nhánh
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
20%
20%
Cấu trúc lặp
Viết ct sử dụng ct lặp
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
20%
20%
Tổng số câu
1
2
1
1
5
Tổng số điểm
1
5
2
2
10
Tỉ lệ %
10%
50%
20%
20%
100%
ĐỀ THI 
Bài 1: ( 3 điểm)
Chương trình dịch là gì? Phân biệt hai quá trình thông dịch và biên dịch? 
Bài 2: ( 3 điểm) 
Viết các biểu thức Pascal sau sang dạng tương ứng trong Toán học: 
x * y / (x - z)
(N > 0) and (N ≤ 100)
Sqr(x - 1) + sqr(x + 3) ≤ 4
Bài 3: ( 2 điểm) 
Viết câu lệnh rẽ nhánh tính :
y =
 nếu 
 nếu x < 0
z =
 nếu 
 nếu và 
 1.2 nếu và y<x
Bài 4: ( 2 điểm) 
Lập trình tính : 
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM 
Đáp án, hướng dẫn chấm 
Biểu điểm 
Bài 1: 
(3 điểm)
Chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình được viết từ ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính. 
Phân biệt Thông dịch và Biên dịch: 
Thông dịch : Thực hiện lăp lại tuần tự các bước : Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn; chuyển đổi câu lệnh vừa kiểm tra sang ngôn ngữ máy và thực hiện. 
Biên dịch : Thực hiện qua hai bước : Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn; Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên ngôn ngữ máy. 
1,0 điểm 
1,0 điểm 
1,0 điểm
Bài 2: 
(3 điểm)
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
Bài 3: 
(2 điểm)
 if (x < 0 ) then y:= x*x + 2*x + 1 else y:= -2*x + 1
1,0 điểm
if (x*x + y*y = x) then z:= x + y else z:= 1.2 
else z:= x*x + y*y; 
1,0 điểm
Bài 4:
(2 điểm)
Program bt4; 
Uses crt; 
Var s: real;
 N: integer; 
Begin 
S: =0; 
For n:=1 to 60 do s:=s + 1.0/n; 
Writeln(‘Tong s la’, s);
Readln; 
End. 
Hướng dẫn : Khai báo biến đúng được 0,5đ; gán giá trị ban đầu cho s đúng được 0,5đ; sử dụng đúng vòng lăp For – do (While – do ) được 1,0đ
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Lưu ý : Trong quá trình làm bài học sinh có thể làm tắt một số bước, đáp án chi tiết là dành cho những học sinh chưa giải đến kết quả cuối cùng. Nếu học sinh có cách giải khác mà vẫn đúng yêu cầu của bài toán thì vẫn cho điểm tối đa. 
3.Hoạt động củng cố: Giáo viên thu bài, chấm, sữa và đánh giá cho điểm ngay trong bài làm của HS
4.Hướng dẫn học sinh về nhà:
Học các nội dung:Các nội dung đã ôn tập
˜š¯›™ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_DAY_DU_TIN_11_HK1_HAY_NAM_2015.doc