Giáo án môn Tin học 11 - Bìa 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Giáo án môn Tin học 11 - Bìa 9: Cấu trúc rẽ nhánh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: -HS biết được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh.

 -HS biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.

 -Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu và dạng đủ.

2. Kỹ năng: Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If . . . then . . . else trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài tóan đơn giản.

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ:

1. Tài liệu, bài tập: SGK, SGV.

2. Dụng cụ, thiết bị:

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổ định, tổ chức lớp: CBL báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài giảng:

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bìa 9: Cấu trúc rẽ nhánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18 /11 /2007
Chương III: 	CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP	
Bài: 	§9. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: -HS biết được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh.
	 -HS biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
	 -Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu và dạng đủ.	
2. Kỹ năng: Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If . . . then . . . else trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài tóan đơn giản.
3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu, bài tập: SGK, SGV.
2. Dụng cụ, thiết bị: 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổ định, tổ chức lớp: CBL báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:	 Không.
Điều kiện
 Câu lệnh 1
 Câu lệnh 2
Đúng
Sai
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
-Nội dungHĐ: Rẽ nhánh.
-Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh; biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
-Các bước tiến hành:
GV: Trình bày ví dụ trong SGK.
HS: Chú ý theo dõi.
GV: Nêu ví dụ thực tiễn minh họa cho tổ chức rẽ nhánh:
 -Chiều mai nếu trời không mưa An sẽ đi xem đá bóng
 -Chiều mai nếu trời không mưa An sẽ đi xem đá bóng, nếu trời mưa thì An sẽ xem tivi ở nhà.
HS: Chú ý theo dõi. 
GV: Yêu cầu HS cho VD có câu trúc chung dạng khuyết và đủ tương tự.
HS: Cho VD.
D >= 0
D ¬ b2 – 4ac
Nhập a, b, c
Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc
Thông báo vô nghiệm, rồi kết thúc
Sai
Đúng
D >= 0
D ¬ b2 – 4ac
Nhập a, b, c
Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc
Thông báo vô nghiệm, rồi kết thúc
Sai
Đúng
GV: Yêu câu HS nêu các bước để đưa ra kết luận nghiệm của phương trình bậc hai:
ax2 + bx +c = 0 (a ¹ 0)
HS: Trình bày các bước giải bằng cách liệt kê.
GV: Nhân xét và bổ sung những thiếu sót.
D >= 0
D ¬ b2 – 4ac
Nhập a, b, c
Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc
Thông báo vô nghiệm, rồi kết thúc
Sai
Đúng
D >= 0
D ¬ b2 – 4ac
Nhập a, b, c
Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc
Thông báo vô nghiệm, rồi kết thúc
Sai
Đúng
GV: Yêu câu HS vẽ sơ đồ khối.
HS: Lên bảng trình bày sơ đồ khối.
GV: Nhân xét và bổ sung những thiếu sót
Hoạt động 2:
-Nội dungHĐ: Câu lệnh IF-THEN
-Mục tiêu: HS biết được cấu trúc của câu lệnh If-then; Biết được sự thực hiện của máy khi gặp lệnh If-then; Vẽ được sơ đồ thực hiện cho lệnh If-then.
-Các bước tiến hành:
GV: Cách diễn đạt:
 Nếu . . . thì . . .
 Nếu . . . thì . . . nếu không thì . . . 
Nêu diễn đạt bằng tiếng Anh, ta có dạng như thế nào?
HS: Đưa ra câu trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra câu trúc rẽ nhánh if-then trong Pascal.
GV đvđ: Trong dạng đủ, nếu câu lệnh 2 không có (rỗng) thì có cấu trúc ntn?
HS: Khi đó ta có dạng khuyết.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Trong sơ đồ dạng đủ, nếu câu lệnh 2 không có (rỗng) thì có sơ đồ ntn?
HS: Khi đó ta có sơ đồ dạng khuyết.
GV: Trình bày sự thực hiện của máy trong sơ đồ.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Hướng dẫn HS làm ví dụ SGK tr 40.
Hoạt động 3:
-Nội dung HĐ: Câu lệnh ghép.
-Mục tiêu: HS biết câu trúc của câu lệnh ghép.
-Các bước tiến hành:
GV: Trong VD giải phương trình bậc hai: 
 Sau khi tính D = b2 – 4ac.
 -Nếu D < 0 thì ta đưa ra thông báo là phương trình VN.
Được mô tả trong Psacal ntn?
HS: If D < 0 then write(‘phuong trinh VN’);
GV: Trong câu lệnh if-then ở phần trên sau từ khóa then hoặc else chỉ được phép đặt một câu lệnh. Trong thực tế thường là nhiều câu lệnh, trong trường hợp này NNLT cho phép gộp nhiều câu lệnh thành một câu lệnh ghép.
HS: Lắng nghe.
GV: ghi VD và yêu câu HS cho biết câu lệnh ghép?
HS: Đưa ra lệnh ghép
Hoạt động 4:
-Nội dungHĐ: Một số ví dụ.
-Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vận dụng câu lệnh If-then.
-Các bước tiến hành:
VD1:
GV: Nêu nội dung của VD1và yêu cầu HS xác định Input, Output?
HS: Chú ý nghe và trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS nêu các bước để giải phương trình bậc hai?
HS:-Tính delta.
 -Nếu delta < 0 thì kết luận pt VN.
 -Nếu delta < 0 thì kết luận có nghiệm:
 x1 = (-b + sqrt(delta))/(2a);
 x1 = (-b - sqrt(delta))/(2a);
GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV: Treo bảng phụ ghi chương trình VD1 và giải thích.
HS: Chú ý nghe và ghi chép.
GV: Trong chương trình này, có thể sử dụng câu lệnh If-then dạng khuyết được hay không?
HS: Trả lời câu hỏi.
VD2:
GV: Hướng dẫn HS làm.
1/ Rẽ nhánh:
Ví dụ: (SGK tr 38)
-“Chiều mai nếu trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc”.
-“Chiều mai nếu trời không mưa thì Ngọc sẽ đến nhà Châu, nếu trời mưa thì sẽ gọi điện cho Châu để trao đổi”.
-TH1: Cách diễn đạt:
 Nếu . . . thì . . .
Được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
-TH2: Cách diễn đạt:
 Nếu . . . thì . . . nếu không thì . . .
Được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
*Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.
VD để giải phương trình bậc hai:
 ax2 + bx + c = 0, (a ¹ 0)
*Liệt kê:
 -Tính delta D = b2 – 4ac.
 -Nếu D >= 0 thì ta đưa ra các nghiệm. 
 -Nếu D < 0 thì ta đưa ra thông báo là phương trình VN.
*Sơ đồ khối:
D >= 0
D ¬ b2 – 4ac
Nhập a, b, c
Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc
Thông báo vô nghiệm, rồi kết thúc
Sai
Đúng
2/ Câu lệnh if-then:
Trong Pascal có 2 dạng câu lệnh if-then:
a/ Dạng đủ:
if then else ;
b/ Dạng thiếu:
if then ;
Trong đó:
-Điều kiện: là bt quan hệ hoặc bt lôgic.
-Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2: là một câu lệnh trong Pascal.
*Sơ đồ dạng đủ:
Điều kiện
 Câu lệnh 1
 Câu lệnh 2
Đúng
Sai
*Sơ đồ dạng thiếu:
Điều kiện
Câu lệnh
Đúng
Sai
VD1: (SGK tr40).
VD2: (SGK tr40).
VD3: (SGK tr40).
3/ Câu lệnh ghép:
VD: 
If D < 0 then write(‘phuong trinh VN’) 
else 
 begin
 x1:= (-b –sqrt(b*b – 4*a*c)/(2*a);
 x2:= -b/a – x1;
 end;
Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:
 Begin
 ;
 End;
Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh if-then ở mục trên có thể là câu lệnh ghép.
4/ Một số ví dụ:
VD1:Tìm nghiệm thực của pt bậc hai:
ax2 + bx +c = 0 (a ¹ 0)
Input: Các hệ số a, b, c nhập từ bàn phím
Output: Đưa ra màn hình các nghiệm thực hoặc thông báo “phương trình VN”
program Giai_ptb2;
uses crt;
var a, b, c: real;
 D, x1, x2: real;
begin
 clrscr;
 write(‘Nhap a, b, c:’);
 readln(a, b, c);
 D := sqr(b) – 4*a*c;
 if D < 0 then write(‘phuong trinh VN’) 
 else {D >= 0}
 begin
 x1:= (-b –sqrt(D)/(2*a);
 x2:= -b/a – x1;
 writeln(‘x1=’, x1:8:2, ‘x2=’, x2:8:2);
 end;
 readln
end.
VD2: (SGK tr 41)
4.Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: 
	Cấu trúc chung của lệnh rẽ nhánh; Sự thực hiện của máy khi gặp lệnh rẽ nhánh if-then; Sơ đồ thực hiện của cấu trúc rẽ nhánh if-then; câu lệnh ghép.
5.Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau: 
 -Xem học bài và trước bài: cấu trúc lặp. Làm bài tập: 1, 2, 4 (SGK) tr.50-51.
 -Viết chương trình nhập vào hai số bất kỳ và xuất ra màn hình giá trị lớn nhất của hai số.
 -Viết chương trình giải phương trình: ax4 + bx2 + c = 0.	
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai09_CIII_T12.doc