Giáo án Tin học 11 - Tiết 15: Bài tập và thực hành 2

Giáo án Tin học 11 - Tiết 15: Bài tập và thực hành 2

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

* Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về câu lệnh gán, cấu trúc rẽ nhánh.

- Xây dựng chương trình có cấu trúc rẽ nhánh;

- Làm quen với các công cụ hiệu chỉnh chương trình.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS các bước cơ bản nhất của lập trình nói chung và kĩ năng tổ chức chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh nói riêng.

* Tư duy, thái độ:

- Khơi gợi lòng ham thích giải bài toán bằng lập trình trên máy tính.

- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như xem xét, giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo,

II. CHUẨN BỊ

Thầy:

- Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.

- Máy tính cá nhân và máy chiếu (nếu có).

Trò: Đọc trước ở nhà Sách giáo khoa.

 

docx 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 749Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Tiết 15: Bài tập và thực hành 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/11/2019
Tiết: 15
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về câu lệnh gán, cấu trúc rẽ nhánh.
- Xây dựng chương trình có cấu trúc rẽ nhánh;
- Làm quen với các công cụ hiệu chỉnh chương trình.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS các bước cơ bản nhất của lập trình nói chung và kĩ năng tổ chức chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh nói riêng.
* Tư duy, thái độ:
- Khơi gợi lòng ham thích giải bài toán bằng lập trình trên máy tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như xem xét, giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo,
II. CHUẨN BỊ
Thầy:
- Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.
- Máy tính cá nhân và máy chiếu (nếu có).
Trò: Đọc trước ở nhà Sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 
+ Học sinh xếp hàng trước phòng máy.
+ Kiểm tra sĩ số.
+ GV cho học sinh vào phòng máy tính theo từng hàng.
+ Học sinh ngồi theo nhóm đã được phân công.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành.
3. Nội dung bài học mới. 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài toán:
 Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số nguyên dương a, b, c và kiểm tra xem chúng có là bộ số Pi-ta-go hay không?
a. Gõ chương trình sau
Chương trình 
longint a, b, c;
longint a2,b2,c2;
int main()
cout<<“nhap a,b,c nguyen duong”;
cin>>a>>b>>c;
a2=a;
b2=b;
c2=c;
a2=a2*a;
b2=b2*b;
c2=c2*c;
if((a2==b2+c2) ||(b2==c2+a2) ||(c2==b2+a2))
cout<<”la bo so Pitago”;
else cout<<”khong la bo so Pitago”;
return 0;
}
b. Lưu chương trình với tên PITAGO lên đĩa.
c. Thực hiện chương trình với bộ số a=3, b=4, c=5.
d. So sánh với kết quả bộ số a2=9, b2=16, c2=25.
e. Quan sát quá trình rẽ nhánh.
f. Lặp lại với bộ dữ liệu a=700, b=1000, c=800.
g. Nếu thay dãy lệnh
a2=a;b2=b;c2=c;
a2=a2*a;b2=b2*b;c2=c2*c;
bằng dãy lệnh
a2=a*a;
b2=b*b;
c2=c*c;
thì kết quả có gì thay đổi với bộ dữ liệu ở câu h?
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài SGK.
GV: Yêu cầu HS xác định Input, Output của bài toán.
GV: Từ đó gọi HS nêu ý tưởng bài toán?
GV: Yêu cầu HS gõ chương trình trong SGK.
GV: Giáo viên làm mẫu các thao tác cho HS trên máy chiếu (hoặc trên bảng phòng máy).
GV: Nhấn nút save để lưu chương trình.
GV: Yêu cầu HS nhập dữ liệu mới.
GV: Đến từng máy kiểm tra và hướng dẫn.
GV: Gọi 1 HS nêu sự thay đổi của các biến a2, b2, c2 và nêu kết quả thông báo với bộ dữ liệu mới.
HS: Đọc đề bài.
HS: 
- Input: Ba số nguyên dương a, b, c.
- Output: Thông báo a, b, c là bộ số Pi-ta-go hoặc không là bộ số Pi-ta-go.
HS: Kiểm tra xem có đẳng thức nào trong ba đẳng thức sau đây xả ra hay không:
 a2 = b2 + c2.
 b2 = a2 + c2.
 c2 = b2 + a2.
HS: Gõ chương trình vào máy.
HS: Chú ý quan sát.
HS: Thực hiện lại tương tự các thao tác trên với dữ liệu vào a=700, b= 1000, c=800.
HS: Thay đổi dãy lệnh và kiểm tra lại với bộ dữ liệu
 a =700, b= 1000, c= 800.
IV. CỦNG CỐ. 
- Trong bài thực hành này củng cố lại cho chúng ta việc thực hiện câu lệnh gán. Khi tiến hành câu lệnh gán, chúng ta cần chú ý đến kiểu của giá trị biểu thức và kiểu của biến.
- Củng cố cấu trúc rẽ nhánh if; else 
V. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
- Tính tổng S= 1/2+2/3+  + n/(n+1).
- In ra bảng cửu chương. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm.......
KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_11_tiet_15_bai_tap_va_thuc_hanh_2.docx