I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình;
- Biết khái niệm chương trình dịch;
- Biết phân biệt được 2 loại chương trình là biên dịch và thông dịch.
2. Thái độ
Học sinh ham muốn học một ngôn ngữ lập trình để giải một bài toán bằng máy tính điện tử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: sgk,sgv, giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: sgk, vở, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình:
1. Ổn định - kiểm tra sỉ số
2. Bài mới
Ngày 10/8/2010 CHƯƠNG 1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BÀI 1 KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình; Biết khái niệm chương trình dịch; Biết phân biệt được 2 loại chương trình là biên dịch và thông dịch. 2. Thái độ Học sinh ham muốn học một ngôn ngữ lập trình để giải một bài toán bằng máy tính điện tử. II. Chuẩn bị: Giáo viên: sgk,sgv, giáo án, tài liệu tham khảo. Học sinh: sgk, vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình: Ổn định - kiểm tra sỉ số Bài mới Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản GV: Đưa ra bài toán Cho biết bán kính đường tròn là r. hãy tính chu vi và diện tích hình tròn? Yêu cầu: Em hãy xác định Input, Output của bài toán? Nêu thuật toán để giải bài toán? HS: trả lời GV: Nếu trình bày thuật toán này với người nước ngoài em dùng ngôn ngữ nào? HS: Ngôn ngữ Tiếng Anh. GV: hoạt động để diễn đạt 1 thuật toán thông qua 1 ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình Em hãy nêu các ngôn ngữ lập trình mà em biết? HS: Trả lời GV: Giải thích các ngôn ngữ trên Vậy làm thế nào để chuyển một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy? HS: Dùng chương trình dịch. Input: bán kính r. Output: đưa ra chu vi, diện tích thuật toán: Bước 1: nhập r Bước 2: chuvi=2*3.14*r; dientich=3.14*r*r; Bước 3: đưa chuvi, dientich ra màn hình. Khái niệm: Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. Các ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy hợp ngữ ngôn ngữ bậc cao Ngôn ngữ máy: các lệnh được mã hoá bằng các kí hiệu 0;1 Chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy được nạp vào bộ nhớ và được thực hiện ngay. hợp ngữ: các lệnh được thể hiện bằng các từ tiếng Anh và các thanh ghi. Ngôn ngữ bậc cao: các lệnh được mã hóa bằng 1 ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tiếng Anh. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được chuyển sang ngôn ngữ máy mới thực hiện được. Hoạt động 2: TÌM HIỂU HAI LOẠI CHƯƠNG TRÌNH DỊCH: BIÊN DỊCH VÀ THÔNG DỊCH Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản GV: Em muốn giới thiệu về trường mình cho 1 người khách du lịch quốc tế biết tiếng Anh, có 2 cách để thực hiện: Cách1: Cần 1 người biết tiếng Anh để dịch từng câu nói của em cho người khách. Cách 2: Em soạn nội dung cần giới thiệu ra giấy. người phiên dịch dịch toàn bộ nội dung đó sang tiếng Anh rồi đọc cho khách. Từ ví dụ trên em hãy cho ví dụ về thông dịch và biên dịch? HS: - khi thủ tướng chính phủ trả lời phỏng vấn trước 1 nhà báo quốc tế, họ thường cần 1 thông dịch để dịch từng câu tiếng Việt sang tiếng Anh. Thủ tướng khi đọc 1 bài diễn văn tiếng Anh trước hội nghị, họ cần 1 người biên dịch để chuyển văn bản tiếng Việt thành tiếng Anh. GV: Em hãy tham khảo sgk và cho biết các bước của quá trình thông dịch? HS: trả lời GV: các bước của quá trình biên dịch? HS: trả lời Các bước của thông dịch: bước 1: kiểm tra tính đúng đắn của lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn. bước 2: chuyển lệnh đó thành ngôn ngữ máy. bước 3: thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi. các bước của biên dịch: bước 1: duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của lệnh trong chương trình nguồn. bước 2: dịch toàn bộ chương trình nguồn sang ngôn ngữ máy. Củng cố (3’) Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình. Khái niệm chương trình dịch. Phân biệt thông dịch và biên dịch. Hoạt động tiếp nối (7’) Giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. BÀI TẬP Cáu 1: Hãy chọn phương án ghép đúng . Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí; Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp; Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện; Có tên là “ngôn ngữ thuật toán” hay còn gọi là “ngôn ngữ lập trình bậc cao” gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính; Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng . Ngôn ngữ máy là Bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện Ngôn ngữ để viết các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân; Các ngôn ngữ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy có thể chạy được; Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện; Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch ? Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ; Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch; Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được; Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh; Câu 4: Trong chế độ thông dịch giả sử 2/3 số câu lệnh trong chương trình đã được thực hiện. có thể khẳng định là chương trình không còn lỗi cú pháp nữa hay không? Tại sao? -Học sinh về nhà học bài và trả lời các câu hỏi sgk trang 13. -Học sinh chuẩn bị trước bài 2 “Các thành phần của ngôn ngữ lập trình”. -Các nội dung cần chuẩn bị: - Bảng chữ cái Cú pháp Ngữ nghĩa Tên Tên dành riêng tên chuẩn tên do người lập trình đặt.
Tài liệu đính kèm: