Giáo án Tin học 11 - Chương 5: Dữ liệu kiểu mảng (array)

Giáo án Tin học 11 - Chương 5: Dữ liệu kiểu mảng (array)

I. KHAI BÁO MẢNG

Cú pháp:

 TYPE = ARRAY [chỉ số] OF ;

 VAR :;

hoặc khai báo trực tiếp:

 VAR : ARRAY [chỉ số] OF ;

Ví dụ:

 TYPE Mangnguyen = Array[1.100] of Integer;

 Matrix = Array[1.10,1.10] of Integer;

 MangKytu = Array[Byte] of Char;

 VAR A: Mangnguyen;

 M: Matrix;

 C: MangKytu;

hoặc:

 VAR A: Array[1.100] of Integer;

 C: Array[Byte] of Char;

 

doc 60 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Chương 5: Dữ liệu kiểu mảng (array)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
DỮ LIỆU KIỂU MẢNG (ARRAY)
I. KHAI BÁO MẢNG
Cú pháp:
	TYPE	 = ARRAY [chỉ số] OF ; 
	VAR 	:;
hoặc khai báo trực tiếp:
	VAR	 : ARRAY [chỉ số] OF ; 
Ví dụ: 
	TYPE	Mangnguyen = Array[1..100] of Integer;
	Matrix = Array[1..10,1..10] of Integer;
	MangKytu = Array[Byte] of Char;
	VAR	A: Mangnguyen;
	M: Matrix;
	C: MangKytu;
hoặc:
	VAR	A: Array[1..100] of Integer;
	C: Array[Byte] of Char;
II. XUẤT NHẬP TRÊN DỮ LIỆU KIỂU MẢNG
	- Để truy cập đến phần tử thứ k trong mảng một chiều A, ta sử dụng cú pháp: A[k].
	- Để truy cập đến phần tử (i,j) trong mảng hai chiều M, ta sử dụng cú pháp: M[i,j].
	- Có thể sử dụng các thủ tục READ(LN)/WRITE(LN) đối với các phần tử của biến kiểu mảng.
BÀI TẬP MẪU
Bài tập 5.1:	Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của một mảng chứa các số nguyên gồm N phần tử.
Ý tưởng:
	- Cho số lớn nhất là số đầu tiên: Max:=a[1].
	- Duyệt qua các phần tử a[i], với i chạy từ 2 tới N: Nếu a[i]>Max thì thay Max:=a[i];
Uses Crt;
Type Mang = ARRAY[1..50] Of Integer;
Var	A:Mang;
	N,i,Max:Integer;
Begin
	{Nhập mảng}
	Write(‘Nhap N=’); Readln(N);
	For i:=1 To N Do
	Begin
	Write(‘A[‘,i,’]=’); Readln(A[i]);
	End;
	{Tìm phần tử lớn nhất}
	Max:=A[1];
	For i:=2 To N Do
	If Max<A[i] Then Max:=A[i];
	{In kết quả ra màn hình}
	Writeln(‘Phan tu lon nhat cua mang: ’, Max); 
	Readln;
End.
Bài tập 5.2:	Viết chương trình tính tổng bình phương của các số âm trong một mảng gồm N phần tử.
Ý tưởng:
	Duyệt qua tất cả các phần tử A[i] trong mảng: Nếu A[i]<0 thì cộng dồn (A[i])2 vào biến S.
Uses Crt;
Type Mang = ARRAY[1..50] Of Integer;
Var	A:Mang;
	N,i,S:Integer;
Begin
	{Nhập mảng}
	Write(‘Nhap N=’); Readln(N);
	For i:=1 To N Do
	Begin
	Write(‘A[‘,i,’]=’); Readln(A[i]);
	End;
	{Tính tổng}
	S:=0;
	For i:=1 To N Do
	If A[i]<0 Then S:=S+A[i]*A[i];
	{In kết quả ra màn hình}
	Writeln(‘S= ’, S); 
	Readln;
End.
Bài tập 5.3: Viết chương trình nhập vào một mảng gồm N số nguyên. Sắp xếp lại mảng theo thứ tự tăng dần và in kết quả ra màn hình.
Ý tưởng:
	Cho biến i chạy từ 1 đến N-1, đồng thời cho biến j chạy từ i+1 đến N: Nếu A[i]>A[j] thì đổi chổ A[i], A[j].
Uses Crt;
Type Mang = ARRAY[1..50] Of Integer;
Var	A:Mang;
	N,i,j,Tam:Integer;
Begin
	{Nhập mảng}
	Write(‘Nhap N=’); Readln(N);
	For i:=1 To N Do
	Begin
	Write(‘A[‘,i,’]=’); Readln(A[i]);
	End;
	{Sắp xếp}
	For i:=1 To N-1 Do
	For j:=i+1 To N Do
	If A[i]>A[j] Then 
	Begin
	Tam:=A[i]; A[i]:=A[j]; A[j]:=Tam;
	End;
	{In kết quả ra màn hình}
	Writeln(‘Ket qua sau khi sap xep:’);
	For i:=1 To N Do Write(A[i]:5); 
	Readln;
End.
Bài tập 5.4: Viết chương trình nhập vào một mảng A gồm N số nguyên và nhập thêm vào một số nguyên X. Hãy kiểm tra xem phần tử X có trong mảng A hay không?
Ý tưởng:
	Dùng thuật toán tìm kiếm tuần tự. So sánh x với từng phần tử của mảng A. Thuật toán dừng lại khi x=A[i] hoặc i>N.
	Nếu x=A[i] thì vị trí cần tìm là i, ngược lại thì kết quả tìm là 0 (không tìm thấy).
Uses Crt;
Type Mang = ARRAY[1..50] Of Integer;
Var	A:Mang;
	N,i,x:Integer;
Function TimKiem(x, N: Integer; A:Mang):Integer;
Var i:Integer;
	Begin
	I:=1;
	While (I A[I]) do I:=I+1;
	If I <= N Then Timkiem:=I Else Timkiem:=0;
	End;
Begin
	{Nhập mảng}
	Write(‘Nhap N=’); Readln(N);
	For i:=1 To N Do
	Begin
	Write(‘A[‘,i,’]=’); Readln(A[i]);
	End;
	Write(‘Nhap X=’); Readln(x);
	{Kết quả tìm kiếm}
	If TimKiem(X,N,A)0 Then	
	Writeln(‘Vi tri cua X trong mang la:’, TimKiem(X,N,A))
	Else Writeln(‘X khong co trong mang.’);
	Readln;
End.
Bài tập 5.5: Giả sử mảng A đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Viết hàm để kiểm tra xem phần tử X có trong mảng A hay không?
Ý tưởng:
	So sánh x với phần tử ở giữa mảng A[giua]. Nếu x=A[giua] thì dừng (vị trí cần tìm là chỉ số của phần tử giữa của mảng). Ngược lại, nếu x>A[giua] thì tìm ở đoạn sau của mảng [giua+1,cuoi], ngược lại thì tìm ở đoạn đầu của mảng [dau,giua-1]. 
Sau đây là hàm cài đặt cho thuật toán này:
Function TimKiemNhiPhan(X, N: Integer; A: Mang):Integer;
Var	dau,cuoi,giua:Integer;
	Found:Boolean;
Begin
	dau:=1; {điểm mút trái của khoảng tìm kiếm}
	cuoi:=N; {điểm mút phải của khoảng tìm kiếm}
	Found:=False; {chưa tìm thấy}
	While (dau <=cuoi) and (Not Found) Do
	Begin
	giua:=(dau + cuoi) Div 2;
	If X = A[giua] Then Found:=True {đã tìm thấy}
	Else
	If X > A[giua] Then dau:=giua+1 
	Else cuoi:=giua-1;
	End;
	If Found Then TimKiemNhiPhan:= giua Else TimKiemNhiPhan:=0;
End;
Bài tập 5.6: Viết chương trình tìm ma trận chuyển vị của ma trận A.
Ý tưởng:
	Dùng mảng 2 chiều để lưu trữ ma trận. Gọi B là ma trận chuyển vị của ma trận A, ta có: Bij = Aji.
Uses Crt;
Type Mang = ARRAY[1..10,1..10] Of Integer;
Var	A,B:Mang;
	m,n,i,j:Integer;
Begin
	{Nhập ma trận}
	Write(‘Nhap số dòng m=’); Readln(m);
	Write(‘Nhap số cột n=’); Readln(n);
	For i:=1 To m Do
	For j:=1 To n Do
	Begin
	Write(‘A[‘,i,j,’]=’); Readln(A[i,j]);
	End;
	{Tìm ma trận chuyển vị}
	For i:=1 To m Do
	For j:=1 To n Do	B[i,j]:=A[j,i];
	{In ma trận chuyển vị ra màn hình}
	For i:=1 To m Do
	Begin
	For j:=1 To n Do	Write(B[i,j]:5);
	Writeln;
	End;
	Readln;
End.
Bài tập 5.7: Cho một mảng 2 chiều A cấp mxn gồm các số nguyên và một số nguyên x. Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
	a/ Đếm số lần xuất hiện của x trong A và vị trí của chúng.
	b/ Tính tổng các phần tử lớn nhất của mỗi dòng.
Uses Crt;
Type Mang = ARRAY[1..10,1..10] Of Integer;
Var	A:Mang;
	m,n,i,j,x,dem,S,max:Integer;
Begin
	{Nhập ma trận}
	Write(‘Nhap số dòng m=’); Readln(m);
	Write(‘Nhap số cột n=’); Readln(n);
	For i:=1 To m Do
	For j:=1 To n Do
	Begin
	Write(‘A[‘,i,j,’]=’); Readln(A[i,j]);
	End;
	{Nhập x}
	Write(‘Nhap x=’); Readln(x);
	{Đếm số lãn xuất hiện của x và vị trí của x}
	dem:=0;
	Writeln(‘Vi tri cua x trong mang A: ‘);
	For i:=1 To m Do
	For j:=1 To n Do	
	If x=A[i,j] Then
	Begin
	Write(i,j,’ ; ‘);
	dem:=dem+1;
	End;
	Writeln(‘So lan xuat hien cua x trong mang A la: ‘,dem);
	{Tính tổng các phần tử lớn nhất của mỗi dòng}
	S:=0;
	For i:=1 To m Do {duyệt qua từng dòng}
	Begin
	{Tìm phần tử lớn nhất của dòng thứ i}
	Max:=A[i,1];
	For j:=2 To n Do	{duyệt từng phần tử của dòng thứ i}
	If max<A[i,j] Then max:=A[i,j];
	{Cộng max vào biến S}
	S:=S+max;
	End;
	Writeln(‘Tong cac phan tu lon nhat cua moi dong la: ‘,S);
	Readln;
End.
Bài tập 5.8: Giải phương trình bằng phương pháp chia nhị phân.
Ý tưởng:
	Giả sử cần tìm nghiệm của phương trình f(x)=0 trên đoạn [a,b] với y=f(x) đồng biến và đơn trị trên đoạn [a,b]. Ta giải như sau:
	Gọi m là trung điểm của đoạn [a,b]. Nếu f(m)*f(a)<0 thì giới hạn đoạn tìm nghiệm thành [a,m]. Tương tự đối với đoạn [m,b]. Quá trình này lặp lại cho đến khi f(m)<e, lức này ta có 1 nghiệm gần đúng là m.
	Giả sử f(x) là một đa thức: f(x) = a0 + a1x + a2x2 + ... + anxn. Lúc này, ta có thể dùng mảng một chiều để lưu trữ các hệ số ai của đa thức.
Uses Crt;
Type HESO=Array[0..20] Of Real;
Var	a:HESO;
	n:Byte;
	Min,Max,epsilon:Real;
Procedure NhapDaThuc;
Var i:Byte;
Begin
 Write('Bac cua da thuc: n= '); Readln(n);
 Writeln('Nhap cac he so cua da thuc:');
 For i:=0 To n Do
 Begin
 Write('a[',i,']='); Readln(a[i]);
 End;
 Writeln('Nhap doan tim nghiem:[a,b]');
 Write('a= '); Readln(Min);
 Write('b= '); Readln(Max);
 Write('Nhap sai so cua phuong trinh: '); Readln(epsilon);
End;
{Tính giá trị của đa thức}
Function f(x:Real):Real;
Var	S,tam:Real;
	i:Byte;
Begin
	S:=a[0]; tam:=1;
	For i:=1 To n Do
	Begin
	tam:=tam*x;
	S:=S+a[i]*tam;
	End;
	f:=S;
End;
Procedure TimNghiem(Min,Max:real);
Var m:Real;
Begin
 If f(Min)*f(Max)>0 Then Writeln('Phuong trinh vo nghiem.')
 Else If abs(f(Min))<epsilon Then Writeln('Nghiem la x=',min:0:2)
 Else If abs(f(Max))<epsilon Then Writeln('Nghiem la x=',max:0:2)
 Else
 Begin
 m:=(Min+Max)/2;
 If abs(f(m))<=epsilon Then Writeln('Nghiem la x=',m:0:2)
 Else If f(Min)*f(m)<0 Then TimNghiem(Min,m)
 Else TimNghiem(m,Max);
 End;
End;
Begin
 NhapDaThuc;
 TimNghiem(Min,Max);
 Readln;
End.
 Bài tập 5.9: Viết chương trình nhập vào số tự nhiên N (N lẻ), sau đó điền các số từ 1 đến n2 vào trong một bảng vuông sao cho tổng các hàng ngang, hàng dọc và 2 đường chéo đều bằng nhau (bảng này được gọi là Ma phương).
	Ví dụ: Với N=3 và N=5 ta có 
Bắc
2
7
6
3
16
9
22
15
9
5
1
20
8
21
14
2
4
3
8
Tây
7
25
13
1
19
Đông
24
12
5
18
6
11
4
17
10
23
Nam
Phuơng pháp:
	Xuất phát từ ô bên phải của ô nằm giữa. Đi theo hướng đông bắc để điền các số 1, 2, ...
	Khi điền số, cần chú ý một số nguyên tắc sau:
	- Nếu vượt ra phía ngoài bên phải của bảng thì quay trở lại cột đầu tiên.
	- Nếu vượt ra phía ngoài bên trên của bảng thì quay trở lại dòng cuối cùng.
	- Nếu số đã điền k chia hết cho N thì số tiếp theo sẽ được viết trên cùng một hàng với k nhưng cách 1 ô về phía bên phải.
Uses Crt;
Var A:Array[1..20,1..20] Of Word;
 n,i,j,k:Word;
Begin
 Write('Nhap N= '); Readln(n);
 Clrscr;
 {Định vị ô xuất phát}
 i:=n DIV 2 + 1;
 j:=n DIV 2 + 2;
 {Điền các số k từ 1 đến n*n}
 For k:=1 To n*n Do
 Begin
 A[i,j]:=k;
 If k MOD n=0 Then j:=j+2
 Else Begin
	{Đi theo hướng đông bắc}
 	 j:=j+1; i:=i-1;
 End;
 If j>n Then j:=j MOD n;
 If i=0 Then i:=n;
 End;
 {In kết quả ra màn hình}
 For i:=1 To n Do
 Begin
 For j:=1 To n Do write(a[i,j]:4);
 Writeln;
 End;
 Readln;
End.
Bài tập 5.10: Viết chương trình nhập vào 2 mảng số nguyên A, B đại diện cho 2 tập hợp (không thể có 2 phần tử trùng nhau trong một tập hợp). Trong quá trình nhập, phải kiểm tra: nếu phần tử vừa nhập vào đã có trong mảng thì không bổ sung vào mảng. In ra màn hình các phần tử là giao của 2 tập hợp A, B.
Ý tưởng:
	Duyệt qua tất cả các phần tử aiÎA. Nếu aiÎB thì viết ai ra màn hình.
Uses Crt;
Type Mang=ARRAY[1..50] Of Integer;
Var A,B:Mang;
 n,m:Byte;
Function KiemTra(x:Integer; n:Byte; A:Mang):Boolean;
Var i:Byte; Found:Boolean;
Begin
 Found:=False;
 i:=1;
 While (i<=n) AND (not Found) Do
 If x=A[i] Then Found:=True Else i:=i+1;
 KiemTra:=Found;
End;
Procedure NhapMang(Var n:Byte; Var A:Mang);
Var ch:Char;
 x:Integer;
Begin
 n:=0;
 Repeat
 Write('x='); Readln(x);
 If not KiemTra(x,n,A) Then
 Begin
 n:=n+1; A[n]:=x;
 End;
 Writeln('An ESC de ket thuc nhap!');
 ch:=Readkey;
 Until ch=#27;
End;
Procedure GiaoAB(n:Byte; A:Mang;m:Byte; B:Mang);
Var i:Byte;
Begin
 For i:=1 To n Do
 If KiemTra(A[i],m,B) Then Write(A[i]:4);
End;
Begin
 Clrscr;
 Writeln('Nhap mang A: ');
 NhapMang(n,A);
 Writeln('Nhap mang B: ');
 NhapMang(m,B);
 Writeln('Giao cua 2 mang A&B la: ');
 GiaoAB(n,A,m,B);
 Readln;
End.
Bài tập 5.11: Cho một mảng số nguyên gồm n phần tử. Tìm dãy con gồm m phần tử (m£n) sao cho dãy con này có tổng lớn nhất. (Dãy con là dãy các phần tử liên tiếp nhau trong mảng).
Uses Crt;
Type Mang=ARRAY[1..50] Of Integer;
Var A:Mang;
 n,m,i,j,k:Byte;
 S,Max:Integer;
Begin
 Write('So phan tu cua mang: n= '); Readln(n);
 For i:=1 To n Do
  ... dần. 
Hãy nối 2 file đó lại với nhau thành file thứ 3 sao cho file mới vẫn có thứ tự tăng dần.
Gợi ý:
	Xem giải thuật ở bài tập 5.15.
Bài tập 8.16:	Cho đa thức P(x) = a0 + a1x + a2x2 + ... + anxn
	Trong đó n là bậc của đa thức và a0, a1, ... , an là các hệ số của đa thức được lưu trong một file văn bản với qui ước sau:
	- Dòng đầu của file văn bản chứa bậc của đa thức và giá trị của x.
	- Dòng tiếp theo chứa các hệ số của đa thức.
	Ví dụ: P(x) = 3 + 2x - 5x2 + 4x3 , x = 2.5 sẽ được lưu trong file văn bản như sau:
	3	2.5
	3	2	-5	 4
	Viết chương trình đọc file văn bản trên để lấy các số liệu rồi tính giá trị của đa thức.
Gợi ý:
	- Tổ chức mảng để lưu đa thức.
	- Viết thủ tục để đọc file text lưu vào mảng.
	- Tham khảo bài tập 5.8.
Bài tập 8.17: Viết chương trình đếm số từ có trong một file văn bản.
Gợi ý:
	- Viết hàm COUNT để đếm số từ của 1 dòng.
	- Đọc từng dòng của file văn bản, dùng hàm COUNT để cộng dồn vào biến dem.
Bài tập 8.18: Tại một cửa hàng, người ta quản lý các hoạt động MUA/BÁN trong năm bằng cùng một loại hoá đơn. Mỗi hoá đơn là một bản ghi gồm các trường:
SoHoadon (số hoá đơn); Thang (tháng mua/bán); Mahang (mã hàng mua/bán); Loai (nhận một trong hai giá trị ‘M’(mua) hoặc ‘B’ (bán)
Như vậy căn cứ vào trường Loai ta biết đó là hoá đơn mua hay hoá đơn bán. Viết chương trình cho phép nhập vào một dãy các hoá đơn và lưu vào file có tên Hoadon.dat, quá trình nhập dừng khi SoHoadon = 0. Tính số dư trong tháng n (n được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình) . Biết rằng số dư trong một tháng được tính theo công thức:
	Số dư = Tổng bán - Tổng mua,
trong đó tổng bán, tổng mua lần lượt là tổng số tiền bán, mua trong tháng đó.
Yêu cầu:
Khi nhập chú ý kiểm tra để Loai chỉ nhận một trong hai giá trị ‘M’ hoặc ‘B’ và tháng chỉ nhận giá trị từ 1 đến 12.
Không được sử dụng mảng.
Hướng dẫn: Khai báo file lưu các hoá đơn, mỗi hoá đơn là một bản ghi như sau
	Type
	Hoadon = record
	SoHoadon: word;
Thang: byte;
Mahang: string[5]; 
Loai: char;
	 	end;
	Var
	f: file of hoadon;
Bài tập 8.19: Người ta quản lý các đầu sách của một thư viện bằng một bản ghi gồm có các trường: Masach, Tensach, Tentacgia, Nhaxb (nhà xuất bản), Namxb (năm xuất bản), SoLuong. Viết chương trình cho phép thực hiện các thao tác sau:
Nhập vào các đầu sách có trong thư viện và lưu vào file có tên Sach.dat, quá trình nhập dừng khi mã sách đưa vào là một xâu rỗng. 
Duyệt và in ra tên các quyển sách được xuất bản sau năm m (m được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình).
Bố sung sách vào thư viện theo yêu cầu: nếu sách đã có thì chỉ tăng số lượng sách bổ sung, ngược lại thêm một đầu sách mới vào file.
Chú ý:
Không được sử dụng mảng
Khi nhập chú ý kiểm tra để năm xuất bản <= năm hiện tại
Sau khi in ra danh sách các đầu sách xuất bản sau năm m, cho biết thêm danh sách đó có bao nhiêu đầu sách tất cả.
Hướng dẫn: Khai báo thư viện là một file các đầu sách, mỗi đầu sách là một bản ghi như sau
Type
	St5 = String[5];
	St20 = String[20];
	Dausach = Record
	Masach: St5, 
 	Tensach, Tentacgia, Nhaxb: St20, 
 	Namxb: word; 
 	SoLuong: byte;
	end;
Var
	f: file of DauSach;
Bài tập 8.20: Người ta lưu thông tin các cán bộ trong cơ quan vào file có tên CANBO.DAT, mỗi cán bộ là một bản ghi gồm các trường: STT, Hoten, Ngaysinh, Diachi, HSLuong, HSPhucap, SoDT. Hãy viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
Nhập danh sách cán bộ và lưu vào file, quá trình nhập dừng khi họ tên nhập vào là xâu rỗng và trường STT chương trình tự gán.
In ra danh sách cán bộ có hệ số lương nằm trong khoảng từ x đến y, x và y là các số thực được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Sao chép thông tin các cán bộ có tuổi trên 50 vào một file khác.
In bảng lương của tất cả cán bộ lưu trong file CANBO.DAT ra màn hình gồm các thông tin: STT, Hoten, HSLuong, Luong, trong đó Luong được tính theo công thức Luong = (HSLuong+HSPhucap)*290000, dữ liệu in ra định dạng theo cột. Cuối bảng, in tổng lương của toàn cơ quan.
Sao chép nội dung của file CANBO.DAT vào file văn bản CANBO.TXT, mỗi cán bộ tương ứng một dòng.
 Hướng dẫn: Khai báo mỗi cán bộ là một bản ghi như sau
Type
	St10 = String[10];
	St20 = String[20];
	Canbo = Record
	Hoten, Diachi: St20, 
Ngaysinh: St10; {dd/mm/yyyy}
HSluong, HSPhucap: real;
SoDT: St10; {Số điện thoại }
end;
Var
	f: file of Canbo;
Khi nhập ngày sinh phải kiểm tra định dạng theo yêu cầu: dd/mm/yyyy
Tuổi của một cán bộ được tính bằng năm hiện tại trừ cho năm sinh. Năm sinh lấy từ 4 ký tự cuối cùng của ngày sinh và chuyển sang dạng số.
Bài tập 8.21: Viết chương trình nhập vào tên một file văn bản. Kiểm tra file này có tồn tại trên đĩa không? Nếu có, in nội dung của file từ dòng thứ m đến dòng thứ n, trong đó m và n là hai số nguyên dương bất kỳ được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Hướng dẫn: Mở file bằng thủ tục Reset, rồi chuyển con trỏ về dòng thứ m, đọc và in n dòng (hoặc cho đến hết file).
Bài tập 8.22:Giả sử trong một file văn bản trên đĩa có tên là MATRIX.TXT người ta đã lưu các số liệu về một ma trận A cấp mxn và một vector X n chiều. Cách lưu trữ như sau:
Dòng đầu tiên chứa hai số m và n
Dòng thứ hai chứa vector X
m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận A
Giữa các số trong một dòng cách nhau một ký tự trắng
Viết chương trình tính giá trị vector Y = AX và đưa kết quả ra màn hình đồng thời lưu vào cuối file MATRIX.TXT (A và X được lấy từ file MATRIX.TXT)
Yêu cầu:
Chương trình phải thiết lập các thủ tục sau
LayDulieu(A,X,m,n) thực hiện việc đọc dữ liệu từ file MATRIX.TXT và gán cho A, X, m, n
TinhTich(A,X,m,n,Y) thực hiện việc tính vector Y
LuuKetqua(Y,m) thực hiện việc in vector Y ra màn hình và lưu vào cuối file MATRIX.TXT
Thành phần thứ i của vector Y được tính theo công thức 
Bài tập 8.23: Giả sử trong một file văn bản trên đĩa có tên là DANHBA.TXT lưu danh bạ điện thoại trong thành phố. Cách lưu như sau:
Dòng đầu lưu hai số nguyên dương m và n, trong đó m là số máy điện thoại thuộc cơ quan nhà nước, còn n là số máy thuộc tư nhân.
m dòng tiếp theo lưu thông tin lần lượt của m máy điện thoại thuộc cơ quan nhà nước, mỗi dòng ghi số điện thoại, một ký tự trắng và sau đó là tên cơ quan.
n dòng tiếp theo nữa lưu thông tin lần lượt của n máy điện thoại tư nhân, mỗi dòng ghi số điện thoại, một ký tự trắng và sau đó là họ tên chủ điện thoại.
Viết chương trình đọc dữ liệu từ file DANHBA.TXT và in bảng danh bạ điện thoại ra màn hình theo thứ tự tăng dần của chủ máy điện thoại, các máy điện thoại thuộc cơ quan nhà nước in trước rồi đến các máy điện thoại tư nhân. Danh sách in ra theo 3 cột, cột 1 ghi số điện thoại, cột 2 ghi tên cơ quan hoặc tên chủ máy điện thoại, cột 3 ghi loại là TN (tư nhân) hoặc NN (nhà nước)
Yêu cầu:
Khai báo kiểu bản ghi là MAYDT bao gồm 3 trường: SoDt, TenChu, Loai
Thiết lập thủ tục LayDulieu(A,k) để đọc dữ liệu từ file DANHBA.TXT và lưu vào mảng A (mảng các MAYDT) với k là số phần tử của mảng.
Thiết lập thủ tục SAPXEP(A,k) để sắp xếp mỗi nhóm máy điện thoại nhà nước, tư nhân theo thứ tự tăng dần của tên chủ máy điện thoại trong mảng A.
Thiết lập thủ tục INKETQUA(A,k) để in ra màn hình danh bạ điện thoại từ mảng A.
Bài tập 8.24: Cho một file văn bản có có tên là MATRIX.TXT với nội dung như sau: 
Dòng đầu tiên của file chứa hai số nguyên dương m và n lần lượt là số hàng và số cột của một ma trận cấp mxn (m,n <=50).
m dòng tiếp theo mỗi dòng chứa n số nguyên là gía trị các phần tử của mỗi hàng.
Hãy viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
Viết thủ tục LAYDULIEU để đọc dữ liệu từ file MATRIX.TXT và lưu vào mảng hai chiều A.
Viết hàm MAXDONG(i:Byte): LongInt trả về giá trị lớn nhất của hàng i.
Ghi các giá trị lớn nhất của mỗi hàng vào cuối file MATRIX.TXT.
Bài tập 8.25: Viết chương trình tạo ra hai tập tin lưu các số kiểu word mà các số trong mỗi file đã được sắp thứ tự tăng dần. Hãy tạo tập tin mới chứa tất cả các số của 2 tập tin trên sao cho thứ tự tăng dần vẫn được duy trì.
Chú ý: Không được dùng mảng.
Bài tập 8.26: Giả sử trong một file văn bản trên đĩa có tên là MT.DAT người ta đã lưu các số liệu về hai ma trận A và B cùng cấp mxn. Cách lưu trữ như sau:
Dòng đầu tiên chứa hai số m và n
m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận A
m dòng tiếp theo nữa lần lượt chứa m hàng của ma trận B
Giữa các số trong một dòng cách nhau một ký tự trắng
Viết chương trình tính ma trận tổng C = A + B và ghi kết quả vào file MT.OUT với cấu trúc: dòng đầu chứa số m, m dòng tiếp theo chứa ma hàng của ma trận C.
Bài tập 8.27: Để có thể sao chép các file có kích thước lớn lên đĩa mềm, người ta chia nhỏ file cần chép thành nhiều file có kích thước nhỏ hơn, sau đó nối các file này lại bằng lệnh copy. Hãy viết chương trình sao chép một file thành hai file có kich thước bằng nhau. Tên của tập tin nguồn và hai tập tin đích được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Hướng dẫn: Khai báo các file nguồn và đích là các file không định kiểu. Gọi Temp là một nửa kích thước của file nguồn, tính bằng byte. Thực hiện việc sao chép từ byte đầu tiên đến byte thứ Temp vào file đích thứ nhất, sau đó chép phần còn lại của file nguồn vào file đích thứ hai.
MỤC LỤC
Lời mở đầu	1
Chương 1: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
PASCAL	2
Chương 2: CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN – KHAI BÁO HẰNG, BIẾN, KIỂU, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH
I. Các kiểu dữ liệu cơ bản	6
II. Khai báo hằng	8
III. Khai báo biến	8
IV. Định nghĩa kiểu	9
V. Biểu thức	9
VI. Câu lệnh	9
Bài tập mẫu	11
Bài tập tự giải	12
Chương 3: CÁC CÂU LỆNH CÓ CẤU TRÚC
I. Lệnh rẽ nhánh	15
II. Lệnh lặp	16
Bài tập mẫu	17
Bài tập tự giải	24
Chương 4: CHƯƠNG TRÌNH CON: THỦ TỤC VÀ HÀM
I. Khái niệm về chương trình con	27
II. Cấu trúc chung của một chương trình có sử dụng CTC	27
III. Biến toàn cục và biến địa phương	28
IV. Đệ qui	29
V. Tạo thư viện (UNIT)	31
Bài tập mẫu	33
Bài tập tự giải	36
Chương 5: DỮ LIỆU KIỂU MẢNG
I. Khai báo mảng	38
II. Xuất nhập trên dữ liệu kiểu mảng	38
Bài tập mẫu	38
Bài tập tự giải	50
Chương 6: XÂU KÝ TỰ
I. Khai báo kiểu xâu ký tự	53
II. Truy xuất dữ liệu kiểu String	53
III. Các phép toán trên xâu ký tự	53
IV. Các thủ tục và hàm về xâu ký tự	53
Bài tập mẫu	54
Bài tập tự giải	60
Chương 7: KIỂU BẢN GHI
I. Khai báo dữ liệu kiểu bản ghi	63
II. Xuất nhập dữ liệu kiểu bản ghi	63
Bài tập mẫu	63
Bài tập tự giải	68
Chương 8: KIỂU FILE
I. Khai báo 	70
II. Các thủ tục và hàm chuẩn	70
III. File văn bản	72
IV. File không định kiểu	73
Bài tập mẫu	74
Bài tập tự giải	85
Chương 9: KIỂU CON TRỎ
I. Khai báo	91
II. Làm việc với biến động	91
III. Danh sách động	92
Bài tập mẫu	94
Bài tập tự giải	108
Chương 10: ĐỒ HỌA
I. Màn hình trong chế độ đồ hoạ	113
II. Khởi tạo và thoát khỏi chế độ đồ hoạ	113
III. Toạ độ và con trỏ trên màn hình đồ hoạ	115
IV. Đặt màu trên màn hình đồ hoạ	115
V. Cửa sổ trong chế độ đồ hoạ	115
VI. Viết chữ trong chế độ đồ họa	116
VII. Vẽ các hình cơ bản	116
VIII. Tô màu các hình	117
IX. Các kỹ thuật tạo hình chuyển động	119
Bài tập mẫu	120
Bài tập tự giải	141
Mục lục	143

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_Pascal_hay.doc