Giáo án Tin học 11 - Bài học 17: Chương trình con và phân loại

Giáo án Tin học 11 - Bài học 17: Chương trình con và phân loại

I/MỤC TIÊU

- Về kiến thức

Học sinh cần:

• Biết được khái niệm chương trình con

• Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.

• Biết được cấu trúc của chương trình con.

• Phân biệt được 2 loại chương trình con là hàm trả về một giá trị hàm không trả về một giá trị.

- Về kỹ năng

• Nhận biết các thành phần trong phần đầu của hàm.

• Nhận biết được hai loại tham chiếu và tham trị trong phần đầu của hàm

• Nhận biết được cách khai báo hai loại chương trình con cùng với tham chiếu tham trị của chúng.

- Về tình cảm, tư tưởng

• Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.

• Học sinh yêu thích môn lập trình.

 

docx 8 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1022Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài học 17: Chương trình con và phân loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../04/2020
Tiết CT: 42-43
§17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
I/MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Học sinh cần:
Biết được khái niệm chương trình con
Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
Biết được cấu trúc của chương trình con.
Phân biệt được 2 loại chương trình con là hàm trả về một giá trị hàm không trả về một giá trị. 
- Về kỹ năng
Nhận biết các thành phần trong phần đầu của hàm.
Nhận biết được hai loại tham chiếu và tham trị trong phần đầu của hàm
Nhận biết được cách khai báo hai loại chương trình con cùng với tham chiếu tham trị của chúng.
- Về tình cảm, tư tưởng
Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.
Học sinh yêu thích môn lập trình.
II/ PHƯƠNG TIÊN – PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
- Định hướng hình thành năng lực
Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Mục tiêu: dẫn nhập vào bài mới về chương trình con.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh nắm được sơ qua về cấu trúc chung của một chương trình có sử dụng chương trình con.
Khi viết chương trình giải các bài toán phức tạp, chương trình thường rất dài, người đọc rất khó nhận biết được chương trình thực hiện công việc gì vấn đề đặt ra là phải cấu trúc chương trình như thế nào để dễ đọc dễ hiểu. Mặt khác việc giải quyết các bài toán lớn thường đòi hỏi phải phân thành nhiều bài toán con, vì vậy khi lập trình cần phải chia chương trình thành nhiều chương trình con.
CẤU TRÚC CHUNG CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG CTC
[khai báo thư viện]
[khai báo hằng]
[khai báo biến, biến ở đây gọi là biến toàn cục]
[khai báo chương trình con (hàm số)]
int main()
{
[khai báo biến (biến ở đây gọi là biến cục bộ)] [các câu lệnh]
return 0;
}
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm chương trình con.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu khái niệm chương trình con và lợi ích của việc sử dụng chương trình con.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Chiếu hai chương trình con được viết sẵn: (Có sẵn trong SGK), một chương trình không sử dụng chương trình con, một chương trình có sử dụng chương trình con.
- Gọi 1 HS nhận xét về tính ngắn gọn và dễ hiểu của 2 chương trình?
- Khi nào nên sử dụng chương trình con?
- Yêu cầu học sinh cho biết khái niệm của chương trình con?
- Học sinh quan sát 2 chương trình con được giáo viên đưa ra, nhằm so sánh trong đầu về sự khác biệt của 2 chương trình này.
- Nhận xét chương trình có sử dụng chương trình con, ngắn gọn dễ hiểu hơn so với chương trình không sử dụng chương trình con.
- Đối với bài toán lớn, nhiều người viết, chương trình dài cần chia ra nhiều đoạn, có nhiều lệnh lặp đi lặp lại khi đó nên sử dụng chương trình con.
- HS đọc SGK và trả lời.
BÀI 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI 
1. Khái niệm chương trình con.
Khái niệm chương trình con (hàm trong C++):
Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
VD: SGK
* Lợi ích của việc sử dụng chương trình con:
- Tránh việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh.
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.
- Phục vụ quá trình trừu tượng hóa.
- Mở rộng khả năng ngôn ngữ.
- Thuận tiện cho việc nâng cấp, phát triển chương trình.
Hoạt động 3: 
Mục tiêu: Học sinh phân loại chương trình con
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu được các loại chương trình con và nhớ lại các hàm và thủ tục đã được học.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Có mấy loại chương trình con? gọi tên của chúng?
- Các em đã sử dụng hàm chưa? lấy một số hàm đã được học?
- Để sử dụng hàm các em thường viết ở đâu và viết như thế nào?
- Có hai loại chương trình con: hàm trả về một giá trị và hàm không trả về một giá trị.
- Hàm chuẩn
- VD: Hàm sqrt(), hàm length(), 
- Hàm sử dụng một số thao tác nào đó và trả về một giá trị kiểu đơn giản thông qua return.
- Hàm thực hiện các thao tác nhất định, nhưng không trả về một giá trị .
Lắng nghe ghi chép và quan sát 
Lắng nghe ghi chép và quan sát
2. Phân loại chương trình con.
 Phân loại và cấu trúc:
* Trả về một giá trị
Cấu trúc
* Kiểu dữ liệu tên hàm (tham số 1, tham số 2,) 
{ 
các câu lệnh;
return giá trị trả về của hàm;
}
 Thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị.
VD: 
#include 
using namespace std;
int addition (int a, int b)
{
int r;
r=a+b;
return r;
}
int main ()
{
int z;
z = addition (5,3);
cout << "The result is " << z;
}
* Không trả về một giá trị
Cấu trúc
Kiểu dữ liệu tên hàm (tham số 1, tham số 2,)
{
 các câu lệnh;
}
VD: 
#include 
using namespace std;
void printmessage ()
{
cout << "I'm a function!";
}
int main ()
{
printmessage ();
}
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI:
Hoạt động 4: 
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cấu trúc chương trình con.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Rèn tư duy phân tích, tổng hợp
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh nắm được cách xây dựng một chương trình con cụ thể.
	Nội dung hoạt động	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Chương trình
#include 
using namespace std;
void duplicate (int a, int b, int c)
{
a*=2;
b*=2;
c*=2;
}
int main ()
{
int x=1, y=3, z=7;
duplicate (x, y, z);
 cout << "x=" << x << ", y=" << y << ", z=" << z; return 0;
}
Output x=1,y=3,z=7
Chương trình
#include 
using namespace std;
void duplicate (int& a, int& b, int& c)
{
a*=2;
b*=2;
 c*=2;
}
int main ()
{
int x=1, y=3, z=7;
duplicate (x, y, z);
 cout << "x=" << x << ", y=" << y << ", z=" << z;
return 0;
}
Output
x=2,y=6,z=14
Lắng nghe ghi chép và quan sát
Lắng nghe ghi chép và quan sát
Lắng nghe ghi chép và quan sát
*Chú ý về tham số: 
+ Truyền tham số bằng tham trị
Sự thay đổi của a,b,c trong hàm duplicate không kéo theo sự thay đổi của x,y,z, giá trị của x,y,z sẽ được truyền cho a,b,c tương ứng
+Truyền tham số bằng tham chiếu (thêm dấu & trước tham số trong hàm)
Sự thay đổi của a,b,c trong hàm dubplicate kéo theo sự thay đổi của x,y,z tương ứng, x đồng
.
+ Biến toàn cục: Là các biến được khai báo trong CT chính.
+ Biến cục bộ: Là các biến được khai báo trong CTCon.
+ Mọi CT con sử dụng được biến toàn cục.
+ CT chính và CT con khác không sử dụng được biến cục bộ của CT con. 
Hoạt động 5: 
Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức lý thuyết của chương trình con
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Rèn tư duy phân tích, tổng hợp.
Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh nắm được các kiến thức cần củng cố thông qua bài học
Nội dung hoạt động
Chương trình con đóng vai trò quan trọng trong lập trình, đặc biệt là trong lập trình có cấu trúc.
Các lơị ích cơ bản của chương trình con.
Có hai loại chương trình con.
Cấu trúc của chương trình con.
Chương trình con được gọi thông qua tên của nó.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Đọc trước nội dung bài: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con, sách giáo khoa .
Ôn lại các khái niệm về tham số, biến cục bộ, biến toàn cục và cách thực hiện chương trình con.
V. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm.......
KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_11_bai_hoc_17_chuong_trinh_con_va_phan_loai.docx