Giáo án Tin học 11 - Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản - Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Giáo án Tin học 11 - Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản - Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

I. Mục Tiêu

 a. Kiến thức

- Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.

- Biết được các bước : Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

- Biết một số công cụ của môi trường TP.

 b. Kĩ năng

- Viết được một số lệnh vào ra đơn giản.

- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.

- Bước đầu sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi.

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 8430Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản - Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào / ra đơn giản
Bài 8: soạn thảo, dịch, thực hiện 
và hiệu chỉnh chương trình
Người soạn : Nguyễn Như Vũ
Lớp	: SP Tin K40 - ĐHSPTN
Ngày Soạn	: 24/11/2008
Giáo viên hướng dẫn: Lê Bích Liên
I. Mục Tiêu
 a. Kiến thức
Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
Biết được các bước : Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
Biết một số công cụ của môi trường TP.
 b. Kĩ năng
Viết được một số lệnh vào ra đơn giản.
Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
Bước đầu sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi.
II. Nội dung
1. ổn định lớp:
	Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới:
GV: Đặt vấn đề: Khi giải quyết một bài toán ta phải đưa dữ liệu vào để máy tính sử lý, việc đưa dữ liệu bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có tác dụng với một dữ liệu cố định. Để chương trình giải quyết được nhiều bài toán hơn, ta phải sử dụng thủ tục nhập dữ liệu.
Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào /ra dữ liệu
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. Nhập dữ liệu từ bàn phím
a. Thủ tục
- Read();
- Readln(();
Trong đó:
danh sách biến vào là một hoặc nhiều tên biến đơn (trừ biến kiểu Boolean). Trong trường hợp nhiều biến thì các tên biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy (,).
b. Ví dụ
 Read(N);
 Readln(a,b,c);
c. ý nghĩa
- Thủ tục Read: Cho phép ta nhập giá trị vào các biến tương ứng. Sau khi thực hiện xong lệnh này con trỏ nằm sau giá trị cuối cùng.
- Thủ tục Readln: Tương tự lệnh 1, chỉ khác sau khi thực hiện xong lệnh, con trỏ chuyển xuống dòng kế tiếp.
d. Chú ý
- Thủ tục Readln có thể không có tham số. Dùng để tạm dừng thực hiện chương trình cho người dùng có thể quan sát kết quả của chương trình đưa ra màn hình. Muốn chương trình chạy tiếp cần nhấn phím Enter.
- Khi nhập giá trị cho nhiều biến những giá trị này được gõ cách nhau bởi ít nhất một dấu cách hoặc một kí tự xuống dòng (phím Enter).
- Trong Pascal nên sử dụng thủ tục nhập readln.
2. Đưa dữ liệu ra màn hình
 a. Thủ tục:
 - write();
 - witeln();
 b. ý nghĩa:
 - Thủ tục write viết giá trị kết quả ra trên cùng một dòng. Sau khi thực hiện xong thủ tục này con trỏ nằm sau vị trí cuối cùng.
 - Thủ tục writeln tương tự thủ tục write chỉ khác: sau khi thực hiện xong lệnh, con trỏ chuyển xuống đầu dòng tiếp theo.
c. Ví dụ: Nhập giá trị N từ bàn phím 
Write(‘Nhap gia tri N:’);
Readln(N);
d. Chú ý:
- writeln có thể không có tham số. Nó có tác dụng chuyển con trỏ xuống dòng kế tiếp.
- Pascal có 2 cách trình bày dữ liệu liệu trên màn hình:
 + Dạng không quy cách: Căn lề theo bên trái. Số thực sẽ được viết dưới dạng dấu phẩy động.
+ Dạng có quy cách: Căn lề theo bên phải. Có dạng sau
::
:
Trong đó: độ rộng, số chữ số thập phân là hằng nguyên dương
Bài 8 Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Các thao tác và phím tắt cơ bản:
- Soạn thảo: Gõ nội dung chương trình. Nhấn F2 đánh tên chương trình. Để lưu nội dung soạn thảo.
- Biên dịch chương trình: Alt +F9.
- Chạy chương trình: Ctrl + F9.
- Đóng cửa sổ: Alt + F3.
- Thoát khỏi TP: Atl + X.
GV: Việc nhập dữ liệu từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục chuẩn
GV: Ghi thủ tục
HS: Chép bài.
GV: Đọc cho học sinh chép
GV: Ta dùng thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím chính là nhập giá trị input của bài toán
GV: Ghi Ví dụ
GV: Nêu ý nghĩa.
HS: Ghi chép.
GV: Nêu chú ý.
HS: Ghi chép.
GV: giải thích: nếu dùng lệnh read để nhập giá trị cho biến nếu quá trình nhập thừa giá trị thì nó sẽ coi là nhập giá trị cho biến tiếp theo. Còn thủ tục readln nếu ta nhập thừa thì giá trị thừa đó không có tác dụng.
GV: Nêu ví dụ
read(a,b,c);
readln(a,b,c);
Nhập giá trị 1, -5, 6 cho các biến thực a, b, c
với 2 thủ tục trên ta có cách nhập giống nhau.
Ta nhập : 1 -5 6
Hoặc 1 -5
6
Hoặc 
1
-5
6
Nếu dùng thủ tục read sau khi thực hiện lệnh nhập con trỏ sẽ ở sau vị trí số 6 (trên cùng 1 dòng) đợi ta thực hiện lệnh tiếp theo.
Nếu dùng thủ tục readln sau khi thực hiện lệnh nhập con trỏ sẽ ở dòng tiếp theo vị trí số 6 đợi ta thực hiện lệnh tiếp theo.
GV: Đặt vấn đề: Khi sử lí xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để lấy được kết quả trên màn hình ra sử dụng thủ tục xuất dữ liệu.
GV: Tương tự thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím Pascal cũng cung cấp 2 thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình.
GV: Ghi bảng.
HS: Ghi chép.
GV: Nêu ý nghĩa.
HS: Ghi chép.
GV: Đưa ra ví dụ và giải thích
‘Nhap gia tri N:’ là 1 hằng xâu
sau khi thực hiện thủ tục Write trên màn hình sẽ xuất hiện dòng thông báo: Nhap gia tri N:
Vì ta dùng thủ tục write lên sau khi thực hiện xong thủ tục này con trỏ sẽ ở vị trí sau : để chờ ta thực hiện thủ tục nhập N từ bàn phím.
GV: Nêu chú ý.
HS: Ghi chép.
GV: Đưa ra ví dụ
x:=28.567;
write(x);
Kết quả trên màn hình:
2.85670000000E+0.1
GV: Ví Dụ
x:=46;y:=28.567
write(x:3,y:6:2);
Kết quả trên màn hình:
_46_28.58
Giải thích: Chương trình sẽ dành 3 vị trí đầu để đưa ra x. Do x có 2 chữ số nên ta chỉ cần 2 vị trí đưa ra x còn vị trí còn lại đưa ra dấu cách. Chương trình sẽ dành 6 vị trí để đưa ra giá trị x, trong đó 2 vị trí để đưa ra phần thập phân. 1vị trí đưa ra dấu phẩy. 3 vị trí còn lại đưa ra phần nguyên. Do phần thập phân x có 3 số lên phần thập phân sẽ được tự động làm tròn thành 2 số. Phần nguyên chỉ cần 2 vị trí. Nên vị trí thứ 3 sẽ đưa ra dấu cách.
Chú ý: Ta nên dùng dạng có quy cách để trình bầy kết quả được đẹp hơn. Nhất là khi ta cùng lúc đưa ra 2 kết quả trên cùng 1 thủ tục. Nếu độ rộng nhỏ hơn kết quả thì chương trình sẽ đưa hết kết quả.
GV: Giải thích ví dụ trong SGK – 31.
GV: Thủ tục write đầu tiên sẽ hiện lên màn hình cái gì?
HS: Trả lời
GV: Thủ tục Readln làm gì? 
HS: Trả lời.
GV: Các em chú ý danh sách các kết quả cách nhau bởi dấu “,”. Vậy ở thủ tục writeln thứ 3 sẽ hiện lên màn hình : Vay ban co N-1 nguoi ban trong lop.
(N-1 ở đây đã được tính toán)
GV: Tác dụng của 2 thủ tục cuối cùng?
HS: Trả lời.
GV: ở các bài trước và bài vừa học các em đã được học cấu trúc một chương trình, lệnh gán, thủ tục ra vào dữ liệu. Các em có thể viết được vài chương trình Pascal đơn giản và để chuẩn bị cho giờ thực hành tiếp theo chúng ta chuyển sang bài mới
GV: Trong chương trình 11 chỉ giới thiệu ngôn ngữ lập trình Pascal
GV: Giới thiệu màn hình làm việc của Pascal: Thanh bảng chọn, tên tệp, màn hình soạn thảo....
GV: Giới thiệu các thao tác cơ bản
HS: Ghi chép.
GV: Nêu chương trình có lỗi cú pháp thì chương trình đưa ra thông báo lỗi. Các em có thể xem phụ lục các thông báo lỗi (SGK-136). Cần phải sửa lỗi nếu có, lưu lại chương trình và tiếp tục biên dịch chương trình cho đến khi hết lỗi.
GV: Các em cần thử lại các chương trình bằng các bộ test để dảm bảo độ đúng dắn của chương trình.
3. Củng cố và dặn dò
- Yêu cầu học sinh hiểu và nhớ:
 + Lệnh vào / ra đơn giản để nhập xuất dữ liệu.
 + Trình tự các bước: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Các em về nhà làm bài tập SGK – T35
- Đọc trước bài thực hành 1. Để tiết sau lớp ta cùng thực hành. 
Nhận xét của Giáo Viên
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 7811.doc