Giáo án Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp - Bài 15: Thao tác với tệp

Giáo án Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp - Bài 15: Thao tác với tệp

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Học sinh hình thành khái niệm, ý thức được vai trò, cách phân loại của dữ liệu kiểu tệp.

- Hiểu được bản chất và một số thao tác làm vệc trên dữ liệu kiểu tệp.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ về các thao tác với tệp.

III. NỘI DUNG

1. Ổn định lớp

Sĩ số: Vắng: Có phép: Không phép:

2. Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp - Bài 15: Thao tác với tệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
BÀI 14: KIỂU DỮ LIỆU TỆP
BÀI 15: THAO TÁC VỚI TỆP
Người soạn: Nguyễn Thị Huê
Ngày soạn: 02/11/2008
GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Học sinh hình thành khái niệm, ý thức được vai trò, cách phân loại của dữ liệu kiểu tệp.
Hiểu được bản chất và một số thao tác làm vệc trên dữ liệu kiểu tệp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ về các thao tác với tệp.
NỘI DUNG
Ổn định lớp
Sĩ số: 	Vắng: 	Có phép: 	Không phép:
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
Ở các chương trước, chúng ta đã xét các kiểu dữ liệu mà thông tin Input và Output của nó đề được lưu tại bộ nhớ trong. Do đó, khi thoát chương trình, các dữ liệu này sẽ bị mất. Muốn xem lại kết quả, ta phải nhập Input và chạy lại chương trình.
Có cách nào để ta chỉ nhập Input và chạy chương trình một lần, mà có thể xem thông tin Output bất cứ khi nào? 
Trong Pascal, có một kiểu dữ liệu cho phép thực hiện điều đó: kiểu tệp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài mới:
Chương V: Tệp và thao tác với tệp
Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp
Nghe giảng.
Vai trò của kiểu tệp
- Ở lớp 10, các em đã được biết khái niệm về tệp. Tệp là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ.
- Để hình dung về tệp, em hãy đọc SGK và cho biết đặc điểm của nó?
Nhờ những đặc điểm như trên, dữ liệu kiểu tệp thường được dùng lưu trữ các dữ liệu của bài toán ở bộ nhớ ngoài để xử lí nhiều lần. Đặc biệt là các bài toán lớn.
- Trả lời: Đặc điểm của kiểu tệp:
+ Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài, không bị mất khi tắt nguồn điện.
+ Lượng lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.
Vai trò của dữ liệu kiểu tệp: Dùng lưu trữ các dữ liệu của bài toán ở bộ nhớ ngoài để xử lí nhiều lần. Đặc biệt là các bài toán lớn.
Phân loại tệp và thao tác với tệp
Em hãy đọc SGK, nêu các cách phân loại tệp, với mỗi cách thì có những loại tệp nào?
Lưu ý: Khác với dữ liệu kiểu mảng hay kiểu xâu, dữ liệu kiểu tệp không có giới hạn và không phải xác định trước.
Trả lời:
Có hai cách phân loại tệp
+ Xét theo cách tổ chức dữ liệu:
. Tệp văn bản.
. Tệp có cấu trúc.
+ Xét theo cách thức truy cập:
. Tệp truy cập tuần tự.
. Tệp truy cập trực tiếp.
Dữ liệu kiểu tệp có vai trò quan trọng như vậy, để biết cách sử dụng nó như thế nào, ta chuyển sang bài mới:
Bài 15: Thao tác với tệp
- Trong chương trình, ta chỉ xét kiểu tệp văn bản. Các thao tác trên tệp bao gồm: Khai báo biến tệp, gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi văn bản và đóng tệp. Em có thể hình dung qua sơ đồ sau: (bảng phụ 1).
Ta cùng đi vào từng thao tác cụ thể.
1. Khai báo
- Tệp văn bản là kiểu dữ liệu có cấu trúc đã được Pascal định nghĩa sẵn.
- Dạng khai báo như sau:
Var : text;
Var, text là các từ khóa; biến tệp do người dùng đặt.
2.Thao tác với tệp
a. Gắn tên tệp
- Trong lập trình, ta không thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa, mà thông qua biến tệp. Tức là, ngôn ngữ lập trình sử dụng biến tệp như một đại diện của tệp.
Gắn tên tệp chính là gắn tệp với đại diện của nó.
Em hãy nêu thủ tục gắn tên tệp?
Tên tệp trong Pascal được đặt theo quy tắc của HĐH MSDOS, được đặt trong cặp nháy đơn ‘’.
VD: Assign(f, ‘input.txt’);
Tên tệp có thể là đường dẫn chứa ổ đĩa, danh sách các thư mục lên tiếp cách nhau bởi dấu \, cuối cùng là tên tệp.
VD:Assign(f,‘C:\document\input.txt’);
b. Mở tệp
- Tệp có thể dùng để chứa kết quả ra hoặc dữ liệu vào. Việc mở tệp cũng có kiểu mở để ghi dữ liệu vào tệp hoặc mở để đọc dữ liệu từ tệp ra.
* Mở để ghi dữ liệu vào tệp, ta dùng thủ tục: Rewrite ();
Trong đó, biến tệp là biến đã được gắn với một tên tệp trong thủ tục Assign.
Khi thực hiện thủ tục này, nếu trên thư mục đã có tệp cùng tên thì nội dung cũ bị xóa; ngược lại, chương trình sẽ tạo ra một tệp mới với nội dung rỗng.
* Mở tệp để đọc nội dung từ tệp, ta dùng thủ tục sau: Reset();
Trong đó, biến tệp là biến đã được gắn với một tên tệp trong thủ tục Assign.
Khi mở tệp, vị trí con trỏ ở đầu tệp, sẵn sàng để đọc.
c. Đọc/ghi tệp văn bản.
* Đọc tệp văn bản.
- Việc đọc tệp văn bản ra danh sách các biến cũng có ý nghĩa như nhập dữ liệu từ bàn phím cho các biến đó. 
- Thủ tục: Read(,);
Hoặc: Readln(,);
- Câu lệnh thực hiện: đọc các giá trị tại vị trí con trỏ gán sang biến tương ứng cùng kiểu.
Lưu ý: biến ở đây không phải là biến tệp; mà là biến trung gian, chỉ dùng cho việc tính toán.
Danh sách các biến có thể là một hoặc nhiều biến đơn, đặt cách nhau dấy phẩy.
- Đọc tệp tương ứng với thủ tục mở tệp ra để đọc.
- VD: Reset(f);
Read (f, a, b);
* Ghi tệp văn bản.
- Việc ghi tệp văn bản có ý nghĩa giống như ghi ra màn hình.
- Thủ tục: Write(,);
Hoặc: Writeln(,);
- Danh sách kết quả có thể là các biến, hằng, biểu thức.
Ghi tệp tương ứng với thủ tục mở tệp ra để ghi. 
VD: Rewrite(f);
Write(f, ‘ket qua:’, a);
* Một số hàm chuẩn thường dùng:
- Khi đọc tệp văn bản, cần phải xem tệp đó có còn phần tử không. Tức là, con trỏ tệp đã chỉ đến cuối tệp chưa.
- Hàm Eof() trả về giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.
Hàm Eoln() trả về giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
- VD: Đọc tệp f có nhiều dòng văn bản:
Reset (f);
While not eof(f) do readln(f, s);
Vòng lặp được thực hiện cho tới khi con trỏ tệp trỏ tới cuối tệp. Mỗi lần thực hiện vòng lặp, sẽ đọc một dòng của tệp ra biến S, sau đó chuyển con trỏ xuống dòng tiếp theo.
d. Đóng tệp
- Sau khi làm việc xong với tệp cần phải đóng tệp. Khi đóng tệp, hệ thống mới thực sự hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp, nếu không thì không có dữ liệu nào được ghi vào tệp hoặc chỉ được ghi một phần.
- Thủ tục: Close();
- Em hãy lấy VD?
- Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp. Ta có thể hệ thống lại như sau: (bảng phụ 2).
Nghe giảng.
- Ghi bài.
- Dạng khai báo:
Var : text;
Var, text là các từ khóa; biến tệp do người dùng đặt.
- Tên tệp đặt theo quy tắc của HĐH MSDOS.
Trả lời: Thủ tục gắn tên tệp:
 Assign (,);
- Tên tệp trong Pascal được đặt theo quy tắc của HĐH MSDOS, được đặt trong cặp nháy đơn ‘’.
Tên tệp có thể là đường dẫn chứa ổ đĩa.
Nghe giảng.
* Mở để ghi dữ liệu vào tệp:
Thủ tục: Rewrite ();
Nếu trên thư mục đã có tệp cùng tên thì nội dung cũ bị xóa; ngược lại, chương trình sẽ tạo ra một tệp mới với nội dung rỗng.
*Mở tệp để đọc nội dung từ tệp:
 Thủ tục: Reset();
Biến tệp là biến đã được gắn với một tên tệp trong thủ tục Assign.
Khi mở tệp, vị trí con trỏ ở đầu tệp, sẵn sàng để đọc.
c. Đọc/ghi tệp văn bản.
* Đọc tệp văn bản.
- Thủ tục: 
Read(,);
Hoặc: 
Readln(,);
Danh sách các biến có thể là một hoặc nhiều biến đơn, đặt cách nhau dấy phẩy.
* Ghi tệp văn bản.
- Thủ tục: 
Write(,);
Hoặc: 
Writeln(,);
Danh sách kết quả có thể là các biến, hằng, biểu thức.
* Một số hàm chuẩn thường dùng:
- Eof(): trả về giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.
- Eoln(): trả về giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
d. Đóng tệp
- Sau khi làm việc xong với tệp cần phải đóng tệp. 
- Thủ tục: Close();
- VD: Close(f);
CỦNG CỐ
Nhắc lại về vai trò và phân loại của dữ liệu kiểu tệp, các thao tác với tệp.
BTVN: Đọc trước bài 16 và tìm hiểu các ví dụ về tệp.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Bảng phụ 1:
Bảng phụ 2:
Var : text;
Assign(,);
Reset ();
Rewrite ();
Close ()
Write(,);
Read (,);
Đọc
Ghi

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 141511.doc