Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Nghĩa Minh

Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Nghĩa Minh

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải :

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.

3. Thái độ:

- Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn

 4. Năng lực

 a, Năng lực chung.

 - Năng lực tự học

 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực giao tiếp.

 - Năng lực hợp tác.

 - Năng lực tính toán.

 - Năng lực công nghệ thông tin.

 b, Năng lực đặc thù.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

 - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

 - Năng lực tính toán.

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

 - Năng lực sáng tạo

 

doc 124 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3274Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Nghĩa Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:
Chương 1: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Tiết 1 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải :	
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng 
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.
3. Thái độ:
- Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.
- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn
 4. Năng lực
 a, Năng lực chung.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng lực tính toán.
 - Năng lực công nghệ thông tin.
 b, Năng lực đặc thù.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
 - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học. 
 - Năng lực tính toán. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 
 - Năng lực sáng tạo 
 II. Trọng tâm
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. 
- Sự thích nghi của rễ với sự hấp thụ nước và ion khoáng. 
III-Phương pháp
- Đàm thoại tìm tòi
IV-Chuẩn bị 
-Hình vẽ 1.1,2,3 SGK, phiếu học tập
V- Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Vào bài mới 
 -Hoạt động 1: GV giới thiệu sơ qua chương trình 11 và nội dung chương 1
HS lắng nghe
 -Hoạt động 2 -Vào bài mới: Mọi sinh vật muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương. " Bài 1 Sự hấp thụ nuớc và muối khoáng ở rễ " 
 -Hoạt động 3: I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Gv yêu cầu học sinh quan quan sát hình 1.1 sgk kết hợp với một số mẫu rễ sống ở trong các môi trường khác nhau, hãy mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng của cây?
Quan sát hình 1.2 có nhận xét gì về sự phát triển của hệ rễ ?
- Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào?
- Tại sao cây ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?
-Mô tả đặc điểm thích nghi của rễ về hút nước và hút khoáng:
+Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng, miền lông hút 
+Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút
+Rễ sinh trưởng nhanh chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh số lượng lông hút 
+Cấu tạo của lông hút thích hợp với khả năng hút nước của cây
- HS nghiên cứu SGK trả lời 
1. Hình thái của hệ rễ 
 Hệ rễ của thực vật trên cạn gồm: 
Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng. Đặc biệt có miền lông hút phát triển. 
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây liên tục tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng 
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, có áp suất thẩm thấu lớn thuận lợi cho việc hút nước.
- Trong môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và tiêu biến 
Hoạt động 4. II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
 Hoạt động của GV	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
 Đưa một tế bào vào một trong các môi trường có nồng độ khác nhau thì tế bào có sự biến đổi như thế nào? 
 Yêu cầu hs hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập 
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập:
Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 sgk, phân tích và tìm ra các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng...
Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? 
Sự khác nhau giữa các con đường đó?
HS nghiên cứ SGK trả lời 
Mỗi cá nhân Hs nghiên cứu SGK để làm bài tập 1 trong phiếu học tập
- Hs hoàn thành phiếu 
Hs nghiên cứu SGK trả lời
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hut
( Xem đáp án bài tập 1 trong phiếu học tập)
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- 2 con đường:
+ Con đường gian bào 
+ Con đường tế bào chất 
Hoạt động 5. III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
GV chuẩn bị thêm một số mẫu vật sống: Rễ vùng khô cằn, rễ vùng ẩm... để học sinh quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường
Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây? 
HS quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường
Học sinh nghiên cứu trả lời 
- Độ thẩm thấu 
- Độ axit
- Lượng oxi ...
4. Củng cố: ( bài tập 2 trong phiếu học tập)
5. Dặn dò: HS về trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và xem trước bài 2 " Vận chuyển các chất trong cây"
 PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
	Họ và tên:....................................................................
 Lớp ....................................
Bài tập 1:
	Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?
	- ...................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
	- ...................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
	Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo những con đường và các cơ chế nào?
 Nước 
	..................	 .......................................
	.........................................	(Do ................................)
 Các ion khoáng 
	..................	 .......................................
	.........................................	(Do chênh lệch građien nồng độ)
 Các ion khoáng 
	..................	 .......................................
	.........................................	(Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP) 
Bài tập 2. Trắc nghiệm
Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
a. Hoạt động trao đổi chất	b. Chênh lệch nồng độ ion
c. Cung cấp năng lượng 	d. Hoạt động thẩm thấu 
Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
a. Građien nồng độ chất tan	b. Hiệu điện thế màng
c. Trao đổi chất của tế bào	d. Cung cấp năng lượng 
Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?
a. Đỉnh sinh trưởng	b. Miền lông hút
c. Miền sinh trưởng	d. Rễ chính
 PHỤ LỤC
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
	Họ và tên:....................................................................Lớp ...................................
Bài tập 1:
	Dịch tế bàobiểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?
	- Quá trình thoát hơi nước của lá 
	- Nồng độ các chất tan cao
	Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào?
 Nước 
	 Đất 	 Tế bào lông hút 
	 Thẩm thấu 	 (Do chênh lệch thế nước )
 Các ion khoáng 
	 Đất 	 Tế bào lông hút
	 Thụ động	 (Do chênh lệch građien nồng độ)
 Các ion khoáng 
	 Đất 	 Tế bào lông hút 
	 Chủ động	 (Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP) 
Bài tập 2. Trắc nghiệm
Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
a. Hoạt động trao đổi chất	ab. Chênh lệch nồng độ ion
c. Cung cấp năng lượng 	d. Hoạt động thẩm thấu 
Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
a. Građien nồng độ chất tan	b. Hiệu điện thế màng
c. Trao đổi chất của tế bào	ad. Cung cấp năng lượng 
Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?
a. Đỉnh sinh trưởng	ab. Miền lông hút
c. Miền sinh trưởng	d. Rễ chính
Ngày Soạn:
 Tiết 2 BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được cơ quan vận chuyển , 
- Thành phần của dịch vận chuyển 
- Động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển 
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh 
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến vận chuyển các chất trong cây, dẫn đến yêu thích bộ môn 
4. Năng lực
 a, Năng lực chung.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng lực tính toán.
 - Năng lực công nghệ thông tin.
 b, Năng lực đặc thù.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
 - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học. 
 - Năng lực tính toán. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 
 - Năng lực sáng tạo 
II/ TRỌNG TÂM BÀI DẠY: 
Các dòng vận chuyển các chất trong cây (Dòng mạch gỗ, dòng mạch rây)
III.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp + Thảo luận nhóm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên:
-Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2..4, 2.5 sách giáo khoa 
-Bảng phụ 
2. Học sinh: 
- Ôn tập lại sự vận chuyển các chất trong cây ở lớp 6 
- bút lông, giấy lịch cũ, dùng phiếu học tập để củng cố 
IV/. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
A / KIỂM TRA BÀI CŨ: 
1. Trình bày cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng ở rễ cây 
2. Giải thích vì sao các cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn 
3. Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất	B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng 	D. Hoạt động thẩm thấu 
4. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
A. Građien nồng độ chất tan	B. Hiệu điện thế màng
C. Trao đổi chất của tế bào	D. Cung cấp năng lượng 
5. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ 
A. Đỉnh sinh trưởng	B. Miền lông hút
C. Miền sinh trưởng	D. Rễ chính
B / Bài mới: 
1 / Mở bài: Hãy cho biết quá trình vận chuyển các chất trong cây nhờ vào hệ thống nào? 
 Học sinh liên hệ lại kiến thức đã học để trả lời, giáo viên dẫn qua bài mới: vậy mạch gỗ, mạch rây có cấu tạo thế nào? Thành phần của dịch mạch gỗ, mạch rây ra sao? Vận chuyển các chất nhờ động lực nào?. Để trả lời câu hỏi tiếp mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Vân chuyển các chất trong cây 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO CỦA MẠCH GỖ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội Dung
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 21 trả lời câu hỏi: Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 2 và trả lời câu hỏi: hãy trình bày cấu tạo của mạch gỗ? tại sao các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết 
Giáo viên cho học sinh phân biệt quản bào và mạch ống thông qua bảng phụ:
Học sinh trả lời: Dòng mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá, qua các tế bào nhu mô ( thịt lá ) ra ngoài qua khí khổng 
Học sinh trả lời dựa vào sách giáo khoa và ... giao tử đực và cái tạo cơ thể mới mang vật chất di truyền của bố và mẹ 
GV đánh giá cho điểm 
3 - Bài mới : GV hỏi :SSHT ở động vật phải trải qua những giai đoạn nào ? Giai đoạn nào là cơ bản nhất ?
-HS trả lời (3giai đoạn , giai đoạn cơ bản nhất là tạo trứng và tinh trùng )
-GV đánh giá cho điểm vì kiến thức cũ 
GV vào bài : Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình tạo trứng và tinh trùng ở động vật và người qua bài : BÀI 46 :CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN 
Hoạt động 1:
I - Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội Dung
-GV treo tranh và phát PHT
-GV chia nhóm :
- Nhóm 1,2 làm việc với nội dung cơ chế điều hòa sinh tinh và quan sát hình 46.1 hoàn thành PHT số 1 ? 
- Nhóm 3, 4 làm việc với nội dung cơ chế điều hòa sinh trứng và quan sát hình 46.2
-GV cho học sinh trình bày kết quả của nhóm trước lớp ( treo lên bảng)
- Nhóm 1,2 trình bày
-GV yêu cầu HS lớp nhận xét
-GV nhận xét, bổ sung 
-GV yêu cầu nhóm 3,4 trình bày 
-Gv yêu cầu học sinh lớp nhận xét :
-GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức 
-Gv yêu cầu HS quan sát theo dõi kết quả 2 PHT , hình 46.1,46.2 và kết hợp SgK trả lời các câu hỏi :
?1: Hocmôn nào có vai trò chủ yếu điều hòa sinh tinh và sinh trứng ?
?2: Khi nào thì trứng hoặc tinh trùng không được tạo ra? Khi đó gọi là gì ?
?3: Vì sao nói quá trình phát triển, chín, rụng của trứng diễn ra theo chu kỳ? Cho ví dụ ?
?4: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế trên ? 
-GV treo sơ đồ chưa hoàn chỉnh của 2 cơ chế trên, yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa học được hãy điền tên hocmôn vào vị trí của các số có trên sơ đồ 
-GV chỉ định học sinh trả lời , học sinh khác nhận xét 
-GV nhận xét , hoàn chỉnh sơ đồ và có thể cho điểm nếu HS trả lời đúng 
(sơ đồ hoàn chỉnh được sửavà đặt tương ứng với tiêu đề 1,2 ở trên )
- HS nhận PHT
- HS làm việc theo nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký ghi kết quả, 
Cử đại diện báo cáo 
-Hs lớp nhận xét 
-Cử đại diện báo cáo
-HS lớp nhận xét.
HS trả lời (nội dung ở tiểu kết)
-HS làm việc độc lập và trả lời 
-HS khác nhận xét 
I. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
1.Cơ chế điều hòa sinh tinh: 
2.Cơ chế điều hòa sinh trứng :
-GnRH ,FSH ,LH điều hòa sinh tinh và sinh trứng 
-Khi nồng độ testostêrôn và ơsrôgen,prôgestêrôn trong máu tăng cao thì ức chế tạo trứng và tinh trùng . Khi đó gọi là cơ chế điều hòa ngược. 
-Hoocmôn sinh dục có nồng độ biến đổi theo chu kỳ nên quá trình phát triển, chín, rụng của trứng cũng biến dổi theo chu kỳ. 
+Ví dụ ở người chu kì trung bình là 28 ngày , lợn là 24 ngày 
- Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối chủ yếu của hệ nội tiết ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thần kinh và các nhân tố môi trường 
Hoạt động 2:
II-Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
?: Hãy cho vài ví dụ về ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng 
?: Từ ảnh hưởng trên cho biết cách hạn chế?
-GV gọi học sinh đọc 4 ảnh hưởng ở SGK 
HS dựa vào SGK Và hiểu biết để trả lời 
-HS đọc nội dung ở SGK
II. ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng :
- ( SGK )
+ Cách hạn chế : không dùng rượu ,bia .
4-Củng cố : 
- GV gọi HS đọc kết luận ở SGK 
? Tìm ví dụ thực tiễn mà con người đã can thiệp vào cơ chế điều hòa sinh sản ở vật nuôi và con người 
- HS liên hệ thực tế trả lời: uống viên thuốc tránh thai 
5-Dặn dò :- Học bài và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa 
	- Tìm hiểu cho biết ngoài cách dùng thuốc tránh thai còn cách nào khác . 
PHIẾU HỌC TẬP
Hoc môn
Nơi sản sinh
Vai trò
GnRH
FSH
LH
Testôstêrôn
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Ở nam
Hooc môn
Nơi sản sinh
Vai trò
+GnRH 
+FSH
+LH
+Testôstêrôn 
Vùng dưới đồi 
Tuyến yên 
Tuyến yên
Tế bào kẽ trong tinh hoàn 
Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH 
Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng
Kích thích tế bào kẽ tiết ra Testôstêrôn
Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng 
Ở nữ
Hooc môn
Nơi sản sinh
Vai trò
+ GnRH
+FSH
+LH 
Ơstrôgen và prôgestêrôn
Vùng dưới đồi 
Tuyến yên
Tuyến yên 
Thể vàng 
Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH 
Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen
Làm trứng chín ,rụng và tạo thể vàng 
Làm niêm mạc tử cung dày lên
→
 Ức chế
GnRH
Kích thích
+ Sơ đồ 1:
LH
( 2 )
( 1 )
Môi trường vùng dưới đồi tuyến yên tế bào kẽ/tinh hoàn
Testôstêron
( 4 )
FSH
ngoài 
( 3 )
 Ống sinh tinh / tinh hoàn 
 Tinh trùng
 GnRH
Kích thích
 + Sơ đồ 2 :
( 1 )
 Môi trường ngoài Vùng dưới đồi Tuyến yên
LH 
( 2 )
( 3 )
FSHH
 Buồng trứng Trứng
 Nang trứng / buồng trứng
 Thể vàng
 Ơstrôgen
( 4 )
Ức chế
`	 	 Prôgestêrôn
 Tử cung
Ngày Soạn:
 Tiết 50 BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐÔNG VẬT VÀ
 SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I.Mục tiêu bài học
 1.Kiến thức :
 -Trình bày được một số biện pháp làm tăng sinh ở động vật
 -Kể tên được các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng
 -Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
 2.Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát 
 3.Thái độ : Học sinh có ý thức vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống
 4. Năng lực
 a, Năng lực chung.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng lực tính toán.
 - Năng lực công nghệ thông tin.
 b, Năng lực đặc thù.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
 - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học. 
 - Năng lực tính toán. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 
 - Năng lực sáng tạo 
II.Trọng tâm bài học
-Các biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật
-Cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai
III. Phương pháp 
 -Học sinh làm việc độc lập với SGK, phiếu học tập
 -Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ
 -Hỏi đáp tìm tòi bộ phận
IV.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 1.Giáo viên :
 -Bảng 47 SGK trang 185, bảng phụ 
 -Phiếu học tập ( mỗi học sinh một phiếu )
 2.Học sinh :
Đọc trước bài mới để hoàn thành các yêu cầu của phiếu học tập
V.Tiến trình lên lớp 
 1 .Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Các hoocmon FSH, LH được sản xuất ở đâu ? Vai trò của chúng trong quá trình sản sinh tinh trùng và trứng ?
Câu hỏi 2.Hệ thần kinh và môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ?
GV nhận xét, đánh giá
 3. Vào bài mới: Giáo viên đặt câu hỏi. Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, nhưng cần giảm sinh đẻ ở người? GV trả lời sau đó dẫn dắt vào bài mới.
*Hoạt động 1: I. Điều khiển sinh sản ở động vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
GV Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi ?
GV nhận xét và yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK 
GV phát phiếu học tập
GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ và sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý
-Tại sao sử dụng hoocmon có thể làm tăng sinh sản ở ĐV ?
-Cho VD về sự thay đổi yếu tố môi trường trong chăn nuôi ?
-Ý nghĩa của việc nuôi cấy phôi ?
-Vì sao cần phải điều khiển giới tính ?
GV cho HS báo cáo
GV nhận xét và hoàn chỉnh phiếu học tập.
HS : Sử dung hoocmon, thay đổi yếu tố môi trường, thay đổi chế độ ăn ...
HS nghiên cứu SGK
HS nhận phiếu học tập
HS thảo luận theo nhóm nhỏ
hoàn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi.
Đại diện HS của 2 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét. bổ sung
I.Điều khiển sinh sản ở động vật.
1.Các biện pháp làm thay đổi số con.
2.Các biện pháp điều khiển giới tính.
 Bảng phụ ( đáp án phiếu học tập )
Hoạt động 2: II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
 Hiện nay chủ trương của nhà nước ta, mỗi cặp vợ chồng nên có bao nhiêu con ? Ở độ tuổi nào thì mới nên sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh là bao nhiêu năm ?
GV nhận xét và hỏi tiếp :
Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
GV nhận xét và bổ sung
=> Từ 2 ý trên hình thành khái niệm
GV : Để sinh đẻ có kế hoạch, người ta cần sử dụng các biện pháp tránh thai. Vậy các biện pháp tránh thai hiện nay đang sử dụng là các biện pháp nào ?
GV khái quát lại bằng bảng 47 SGK trang 185 và yêu cầu HS điền các biện pháp tránh thai vào bảng và nêu cơ chế tác dụng. 
GV cho HS thảo luận về cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai
GV nhận xét bổ sung và giải thích và hoàn chỉnh kiến thức. 
HS : -Tối đa không quá 2 con.
-Ở độ tuổi 18, khoảng cách giữa các lần sinh là 3 năm
HS : Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
HS ghi khái niệm
HS : Dùng bao cao su, thuốc tránh thai...
HS khác bổ sung
HS : Thảo luận
HS tiếp thu
II.Sinh đẻ có kế hoạch ở ngưòi.
1.Khái niệm
SĐCKH là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2.Các biện pháp tránh thai.
-Tính ngày rụng trứng
-Dùng bao cao su
-Thuốc tránh thai
-Đặt vòng
-Triệt sản 
-Xuất tinh ngoài âm đạo...
 4. Củng cố: -GV nêu câu hỏi, HS trả lời
1. Ở vật nuôi, điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi ?
2. Ở người, trong các biện pháp tránh thai thì nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp tránh thai nào? Vì sao?
	 -GV gọi HS đọc phần tổng kết ở cuối bài trong SGK
 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ, trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 186 và xem lại chương 3, 4 để chuẩn bị ôn tập ở tiết sau
PHIẾU HỌC TẬP
Biện pháp làm tăng sinh sản ở ĐV
Tác dụng
Các biện pháp làm thay đổi số con
Sử dụng hoocmon
Thay đổi yếu tố MT
Nuôi cấy phôi
Thụ tinh nhân tạo
Các biện pháp làm thay đổi giới tính
Sử dụng hoocmon
Tách tinh trùng
Chiếu tia tử ngoại
Thay đổi chế độ ăn
Xđ sớm giới tính ở gđ phôi
Đáp án phiếu học tập
Tên biện pháp tăng sinh sản ở động vật
Tác dụng
 Biện pháp làm thay đổi số con
Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp
Kích thích trứng chín hàng loạt, rụng nhiều trứng. Sử dụng trứng để thụ tinh nhân tạo
Thay đổi yếu tố môi trường
Tăng số trứng/ngày.
Nuôi cấy phôi 
-Tăng nhanh số lượng các động vật quý hiếm (động vật đơn thai)
- Giải quyết được các vấn đề sinh sản ở một số phụ nữ vô sinh
Thụ tinh nhân tạo
-Tăng hiệu quả thụ tinh.
-Sử dụng hiệu quả các con đực tốt
 Biện pháp điều khiển giới tính
Sử dụng hoocmon
- Điều khiển giới tính một số loài theo yêu cầu sản xuất
Tách tinh trùng
Chọn tinh trùng mang NST giới tính X hoặc Y để thụ tinh với trứng
Chiếu tia tử ngoại
Điều khiển giới tính vật nuôi theo ý muốn
Thay đổi chế độ ăn
Điều khiển giới tính vật nuôi theo ý muốn
Xác định sớm giới tính ở giai đoạn phôi
Giúp phát hiện sớm giới tính ở vật nuôi để giữ lại hay loại bỏ
Ngày Soạn:
Tiết 51 ÔN TẬP CHƯƠNG II, III VÀ IV 
I Mục tiêu 
củng cố lại kiến thức ở chưng cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản 
II Nội dung 
Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung trong sách giáo khoa
Từng nhóm lên trình bày nội dung mình được phân công 
Nhóm khác bổ sung 
Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện 
 Tiết 52 KIỂM TRA HỌC KÌ II 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_tron_bo.doc