Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37: Hooc môn thực vật

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37: Hooc môn thực vật

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm hooc môn thực vật, đặc điểm của hooc môn thực vật

- Kể tên được các loại hooc môn kích thích, hooc môn ức chế

- Trình bày tác động đặc trưng của mỗi loại hooc môn

- Trình bày được ứng dụng của từng loại hooc môn trong nông nghiệp và tương quan hooc môn thực vật

2. Kỹ năng

Rèn một số kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kỹ năng làm việc với SGK.

- Hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

- Có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm hooc môn nhân tạo đối với sản phẩm dùng làm thức ăn

II. Phương tiện dạy học

- Tranh hình trong SGK.

- Máy chiếu (nếu có)

- Phiếu học tập:

 

doc 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 17656Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37: Hooc môn thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 HOOC MÔN THỰC VẬT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức 
- HS trình bày được khái niệm hooc môn thực vật, đặc điểm của hooc môn thực vật 
- Kể tên được các loại hooc môn kích thích, hooc môn ức chế
- Trình bày tác động đặc trưng của mỗi loại hooc môn
- Trình bày được ứng dụng của từng loại hooc môn trong nông nghiệp và tương quan hooc môn thực vật
2. Kỹ năng 	
Rèn một số kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kỹ năng làm việc với SGK.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
- Có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm hooc môn nhân tạo đối với sản phẩm dùng làm thức ăn
II. Phương tiện dạy học
- Tranh hình trong SGK.
- Máy chiếu (nếu có)
- Phiếu học tập:
Nội dung
Auxin (AIA)
Giberelin GA
Xitokinin
Nơi sinh ra
Phân bổ
Tác động sinh lí
Ứng dụng
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số lớp B8, B9
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Sinh trưởng ở thực vật là gì ?
 Phân biệt sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp?
b) Mô phân sinh là gì ? Kể tên các loại mô phân sinh.
3. Tiến trình bài học:
* Mở bài: 
Ở tren chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam đã từng nhắc tới vụ việc cây rau tròng 2 – 3 ngày có thể thu hoạch. Nguyên nhân là do người trồng rau đã phun một loại hoá chất kích thích sinh trưởng làm cho cây lớn nhanh.
Vậy các chất đó là chất nào? Chúng có tác động như thế nào với cây?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Tiết 37: HOOC MÔN THỰC VẬT
Thời gian
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
5 phút
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK/139 và trả lời câu hỏi:
+) Hooc môn thực vật là gì ?
+) Chúng có những đặc điểm chung nào ?
- HS đọc sách trả lời câu hỏi :
+) Khái niệm
+) Đặc điểm chung
- GV: Khái quát hoá hoàn thiện kiến thức
- GV thông báo: Tuỳ theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng, Hooc môn TV chia thành 2 nhóm là :
+) Hooc môn kích thích
+) Hooc môn ức chế
- GV yêu cầu HS quan sát hình 35.1 ; 35.2 ; 35.3 SGK và nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập .
- HS hoạt động nhóm, thảo luận đưa ra ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức
I. Khái niệm 
1. Khái niệm
Hooc môn TV (phitohoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể TV tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
2. Đặc điểm chung của hooc môn thực vật
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác
- Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
- Nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạch trong cơ thể.
- Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hooc môn ở động vật bậc cao.
II. Hooc môn kích thích
Hooc môn kích thích gồm:
 Auxin (AIA)
 Giberelin GA
 Xitokinin
Đáp án phiếu học tập
Nội dung
Auxin (AIA)
Giberelin
GA
Xitokinin
Nơi sinh ra
Ở đỉnh của thân và cành
Chủ yếu ở lá và rễ
Chủ yếu trong hệ thống của rễ TV. Ngoài ra còn ở chồi, lá non, quả non, tầng phát sinh
Phân bố
- Có nhiều trong chồi hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng
- Có trong tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa
- Có nhiều trong lá, hạt củ, chồi đang nảy mầm
- Trong hạt và quả đang hình thành
- Trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng
Có nhiều trong củ
Tác động sinh lí:
- Mức TB
- Mức cơ thể
- AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của TB
- Tham gia nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh
- GA tăng số phần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi TB
- Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây
- Ảnh hưởng đến sinh trưởng của đột biến của một số TV
- Kích thích sự phân chia TB, làm chậm quá trình già của TB
- Phân hoá chồi
- Kìm hãm sự già hoá của cơ quan và cây nguyên vẹn
- Ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt củ
- Ảnh hưởng tới trao đổi chất
Ứng dụng
- Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả
- Tạo quả không hạt
- Nuôi cấy mô và TB TV, diệt cỏ.
- Kích thích sự nảy mầm của hạt, chôi, củ. Phá bỏ trạng thái ngu nghỉ của chúng.
- Kích thích sự ra hoa
- Tạo quả không hạt
- Tăng tốc độ phân giải tinh bột, sản xuất mạch nha, CN đồ uống
- Phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của củ, hạt
- Sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy mô TB
- Điều khiển sự phát sinh chồi ở mô callus
Thời gian
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
10 phút
5 phút
- GV: Hỏi
+) Êtilen được sinh ra ở đâu ?
+) Êtilen có đặc điểm gì ?
+) Tác động sinh lí của chúng?
- HS : Nghiên cứu thông tin SGK/133 kết hợp kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.
- GV: nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức.
- GV: Người nông dân thường xếp quả chín cùng quả xanh để làm gì ?
- HS : Quả chín sản ra nhiều Êtilen. Khi xếp quả chín gần quả xanh thì êtilen do quả chín sinh ra kích thích tăng nhanh quá trình chín của quả xanh
- GV: Từ ví dụ trên và kiến thức đã có được. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng Êtilen vào trong sản xuất như thế nào ?
- HS vận dụng thực tế trả lời: +) Tạo quả chín trái vụ đối với quả dứa
+) Giấm hoa quả
+) Ức chế để hoa nở đúng vào các dịp lễ tết
- GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về Axit Abxixic ?
- HS : Nghiên cứu thông tin SGK trả lời:
+) Nơi sinh ra: chóp, lá, rễ
+) Vai trò sinh lí
- GV nhận xét bổ sung kiến thức
- GV: AAB được ứng dụng như thế naò ?
- HS vận dụng trả lời: 
+) Kéo dài thời gian ngủ nghỉ của hạt trong thời gian bảo quản (Bảo quản khoai tây, hành, tỏi, )
+) Chống xuất hiện tầng dời để hạn chế sự rụng lá, quả trên cây giữ quả quất, hoa đào,  trong dịp tết.
- GV: Sự tương quan giữa các hooc môn thực vật thể hiện như thế nào ? Cho ví dụ.
- HS: Nghiên cứu SGK trả lời
+) Tương quan giữa hooc môn kích thích và hooc môn ức chế sinh trưởng
+) Tương quan giữa các hooc môn kích thích với nhau
- GV: Tương quan hooc môn được ứng dụng như thế nào trong sản xuất ?
- HS vận dụng trả lời:
+) Xử kí làm rụng lá trước khi thu hoạch để bổ sung ngồn chất hữu cơ cho đất tạo điều kiện dễ dàng cho thu hoạch
+) Bảo quản hạt
+) Kích thích chồi
III. Hoocmôn ức chế
Gồm 2 loại:
 - Êtilen
 - Axit Abxixic
1. Êtilen
- Là hooc môn TV dạng khí
- Khí êtilen được sản ra ở (hầu) các mô tế bào, mô của thực vật, nhiều nhất ở mô già và quả đang chín.
- Êtilen được sản ra nhiều trong thời kì rụng lá, hoa già, khi mô bị tổn thương, khi gặp điều kiện bất lợi (ngập úng, hạn hán).
* Vai trò sinh lí :
- Làm tăng nhanh quá trình chín ở quả làm rụng lá, quả.
- Kích thích sự ra hoa trái vụ.
- Tác động lên sự phân hóa giới tính
2. Axit Abxixic
- Là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên
- Đặc điểm:
+) Được tổng hợp ở các cơ quan của TV, chủ yếu là cơ quan sinh sản.
+) Được tích luỹ nhiều trong cơ quan đang ngủ, nghỉ, cơ quan dự trữ, cơ quan đang hoá già.
+) AAB được tích luỹ sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm sút các hoạt động sinh lý và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ
- Vai trò sinh lí:
+) Điều chỉnh sự rụng: AAB kích thích hình thành tầng rời gây nên sự rụng.
+) Điều chỉnh sư ngủ nghỉ: Trong cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng AAB rất cao(>10 lần) nên ức chế quá trình nảy mầm
+) Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng : Khi hàm lượng AAB tăng khí khổng đóng lại.
+) AAB là hooc môn stress: Hàm lượng AAB tăng nhanh giúp cây chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
IV. Tương quan hooc môn thực vật
1. Tương quan giưã hooc môn kích thích và hooc môn ức chế sinh trưởng:
- VD1: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lý của hạt
+) Hạt khô: GA rất thấp, AAB đạt cực đại
+) Hạt nảy mầm: GA tăng nhanh, AAB giảm mạnh.
VD2 : AIA/ AAB (êtilen): điều tiết sử dụng của lá và quả:
Khi có tác nhân cảm ứng sự rụng " AIA và êtilen được tổng hợp " tăng nhanh AIA giảm " tầng rời xuất hiện " rụng lá.
2. Tương quan giữa các hooc môn kích thích với nhau
- VD: Auxin và Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô Callus
+) AIA/Xitôkinin > 1 " mô Callus ra rễ
+) AIA/Xitôkinin < 1 " chồi xuất hiện
 IV. CỦNG CỐ : (3’)
 GV cho HS làm bài tập :
Hooc môn Ứng dụng
1. Uuxin a. Ức chế sự nảy mầm và kích thích sự rụng lá
2. Giberelin b. Thúc quả xanh mau chín
3. Xitôkinin c. Kích thích ra rễ của cành giâm, kích thích thụ tinh tạo hạt
4. Etilen d. Nuôi tế bào và mô thực vật, kích thích sinh trưởng của chồi non
5. Abxixic e. Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi củ. Kích thích sinh 
 trưởng chiều cao của cây và tạo quả không hạt
Đáp án : 1 – c  3 – d  5 - a 
 2 – e  4 – b 
V. DẶN DÒ
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục “ Em có biết ’’
- Đọc trước bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_35_Hoocmon_thuc_vat.doc