I, Mục tiêu.
1, Kiến thức.
- Học sinh nêu được một số tập tính ở người.
- Tìm được một số ví dụ về con người sử dụng một số tập tính của động vật trong bảo vệ nông nghiệp, trong đời sống (biện pháp đấu tranh sinh học).
- HS nêu được ví dụ về việc xây dựng một số tập tính cho động vật qua huấn luyện băng con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
2, Kĩ năng.
- Phân tích.
- Tổng hợp.
3, Thái độ.
Học sinh có ý thức trong học tập và trong đời sống.
II, Phương tiện và phương pháp.
1, Phương tiện.
- Trực quan
- Vấn đáp - tìm tòi.
III, Tiến trình.
1, Ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
- Phân tích tập tính sinh sản của động vật?
- Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ?
3, Trọng tâm.
Khả năng thay đổi tập tính của động vật qua học tập và rèn luyện.
4, Bài mới.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số tập tính ở người và những ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp
Giáo án Tiết 33: Tập tính của động vật (tiếp) Giáo án: Diệp Thị Lan. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thuý Ngày soạn: .tháng..năm Ngày dạy: Lớp: 11A1 I, Mục tiêu. 1, Kiến thức. - Học sinh nêu được một số tập tính ở người. - Tìm được một số ví dụ về con người sử dụng một số tập tính của động vật trong bảo vệ nông nghiệp, trong đời sống (biện pháp đấu tranh sinh học). - HS nêu được ví dụ về việc xây dựng một số tập tính cho động vật qua huấn luyện băng con đường thành lập các phản xạ có điều kiện. 2, Kĩ năng. - Phân tích. - Tổng hợp. 3, Thái độ. Học sinh có ý thức trong học tập và trong đời sống. II, Phương tiện và phương pháp. 1, Phương tiện. - Trực quan - Vấn đáp - tìm tòi. III, Tiến trình. 1, Ổn định tổ chức lớp. 2, Kiểm tra bài cũ. - Phân tích tập tính sinh sản của động vật? - Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ? 3, Trọng tâm. Khả năng thay đổi tập tính của động vật qua học tập và rèn luyện. 4, Bài mới. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số tập tính ở người và những ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - GV yêu cầu học sinh kể một số ví dụ về tập tính ở người và động vật - GV: yêu cầu học sinh phân loại các tập tính ở ví dụ trên. Từ đó GV khẳng đinh: ở người có tập tính bẩm sinh và tập tính học được - GV: Tập tính ở người khác tập tính ở động vật như thế nào? - GV: Nhận xét đánh giá khẳng định con người có ý thức xây dựng xã hội văn minh nên dần từ bở được thói quen xấu mang tính bẩm sinh. - GV: Yêu cầu HS cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính trong đời sống và trong chăn nuôi - GV: Cho biết ứng dụng của tập tính Đv trong sản xuất nông nghiệp? - GV: Đây là biện pháp đấu tranh sinh học. Vậy đấu tranh sinh học có ưu nhược điểm như thế nào so với dùng chất hóa học - GV: Hạn chế sinh sản bằng cách dùng hoocmon sinh dục dụ dỗ con cái -> tiêu diệt - GV: Trong thực tế con người đã thay đổi tập tính của động vật như thế nào? (Nhiều loài thú dữ (Hổ, Báo, Sư tử...) khiến chúng trở lên thuần thục và tuân thủ hiệu lệnh của con người. Vậy làm thế nào để người ta huấn luyện được các loài thú dữ đó? - GV: Vậy cơ sở nào của việc nuôi dưỡng huấn luyện, thay đổi tập tính của động vật? GV: Dựa vào tập tính kiếm ăn của khỉ để huấn luyện khỉ thu hoạch ngô hay lấy dừa cho con người. - HS vận dụng sự hiểu biết trả lời: + Trẻ em sinh ra đã khóc + Người đi ngoài đường thấy đèn đỏ thì dừng lại HS phân tích và trả lời. + Tập tính ở người là những thòi quen tốt, thể hiện hiện xã hội văn minh. + Đv: Giúp cho ĐV tồn tại trong cuộc đấu tranh sinh tồn. HS lấy VD + Huấn luyện chó giúp việc cho con người + Thuần dưỡng chó từ loài hoang dại thành vật nuôi trong gia đình + Luyện chó cảnh ăn đúgn giờ + Tập cho chó mèo ăn đúng bát - HS: Sử dụng sâu bọ tiêu diệt sâu bọ có hại - Hạn chế sinh sản của con cái đối với các loài sâu bọ hại cây trồng. - HS + Ưu điểm: Tránh ô nhiễm môi trường gây chết động vật có ích, tạo sản phẩm sạch. + Nhược điểm: Phụ thuộc điều kiện môi trường VSV sống - HS + Với thú non tập luyện theo chương trình riêng giảm bớt bản năng hung dữ. + Thú non được gần gũi với người ngay từ nhở để làm quen với các chương trình huấn luyện. -Hs + Thánh lập phản xạ có điều kiện + Cham sóc đầy đủ chế độ dinh dưỡng I, Tập tính ở người - Ở người có 2 loại tập tính + Tập tính bẩm sinh: ăn uống, sinh sản... + Tập tính học được: Khả năng kiềm chế không thể hiện tập tính bẩm sinh không phù hợp. - Chế tạo và sử dụng cộng cụ lao động II, Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp - Thuần dưỡng nhiều loài động vật nuôi phục vụ mục đích của con người: Mèo bắt chuột, chó giữ nhà, trâu cày kéo, voi kéo xe.... - Đấu tranh sinh học: Gây nuôi một số sâu bọ, côn trùng để tiêu diệt côn trùng có hại VD nuôi ong mắt đỏ đẻ trứng vào sâu đục thân lúa Bọ rùa diệt rệt cam - Tạo cá thể đực bất thụ để tiêu diệt quần thể sâu bọ gây hại. III, Thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú. - Thay đổi tập tính hung dữ của một số loài thú ăn thịt - Thuần phục thú dữ, phục vụ nhu cầu đời sống của con người Cơ sở: Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính học được bằng cách thành lập phản xạ có điều kiện. IV, Củng cố. GV: Cho học sinh trả lời câu hỏi trác nghiệm 1, Con người sử dụng tập tính nào sau của ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu hại cây trồng. a,Tập tính sinh sản b, Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ c, Tập tính săn mồi d, Tập tính di cư V, Dặn dò. - Về nhà đọc và học thuộc bài - Trả lời các câu hỏi cuối bài GV hướng dẫn Nguyễn Thị Thuý
Tài liệu đính kèm: