Giáo án Sinh học 11 - Tiết 1 đến tiết 45

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 1 đến tiết 45

 Tiết 1 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

 I. Mục tiêu:` Sau khi học xong bài này học sinh cần:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.

 - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

 - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

 3. Thái độ:

- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.

 II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên

- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.

 2. Học sinh : §ọc trước bài ở nhà

 III. Phương pháp chủ yếu:

 Vấn đáp, quan sát trực quan

 IV. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 

doc 93 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 794Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 1 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 18.8.2012
Ngµy d¹y: 22.8.2012	
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
 Tiết 1 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
 I. Mục tiêu:` Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 - Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
 - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
 - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
 3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.
 II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên
- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
 2. Học sinh : §ọc trước bài ở nhà
 III. Phương pháp chủ yếu:
 Vấn đáp, quan sát trực quan
 IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ quan
 hấp thụ nước:
GV: yêu cầu HS: quan sát hình 1.1 trả lời câu hỏi: 
 - Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?
HS: quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → KL.
GV: yêu cầu HS: nghiên cứu mục 2, kết hợp hình 1.1 trả lời câu hỏi:
- Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ntn?.
- Tế bào lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và khoáng ntn?
HS: nghiên cứu mục 2, quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ
 nước và muối khoáng ở rễ cây.
GV: yêu cầu HS: Dự đoán sự biến đổi của tế bào khi cho vào 3 cốc đựng 3 dd có nồng độ ưu trương, nhược trương và đẳng trương → cho biết: 
- Nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế nào? 
HS: ()
GV: Kết luận
- Động lực hấp thụ nước từ đát vào lông hút là gì ?
HS: ()
GV: Kết luận
GV: 
 - Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút ntn?
- Hấp thụ động khác hấp chủ động ở điểm nào?
HS: quan sát → trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS: quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS: 
- Ghi tên các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng vào vị trí có dấu “?” trong sơ đồ.
- Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo một chiều?
HS: quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS: đọc mục III, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn?
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước: (tham khảo)
1. Hình thái của hệ rễ:
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.
II. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.(tham khảo)
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
a. Hấp thụ nước:
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dd ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Động lực hấp thụ nước:
 + Quá trình thoát hơi nước ở lá
 + Chênh lệch về nồng độ chất tan
b. Hấp thụ muối khoáng.
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
 + Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
 + Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
2. Dòng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
- Theo 2 con đường:
 + Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ.
 + Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ
III. Ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là: Nhiệt độ, ánh sáng, oxy, pH, đặc điểm lí hóa của đất
- Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường.
 4. Củng cố:
- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh? Giải thích?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và các muối khoáng thuận lợi nhất?
 5. Dặn dò:
 Học bài cũ và đọc trước bài 2
Ngµy so¹n: 18.8.2012
Ngµy d¹y: 22.8.2012
 Tiết 2 Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
 I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.
- Thành phần của dịch vận chuyển.
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tình yêu khoa học
 II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên
- Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
 2. Học sinh:
 - Học bài cũ và đọc trước bài mới
 III. Phương pháp chủ yếu:
 Vấn đáp, quan sát trực quan
 IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1 HS: lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ ra con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Giải thích vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
GV:
 - Sự vận chuyển các chất trong cây qua những dòng vận chuyển nào ?
HS: ()
GV: Kết luận
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ.
GV yêu cầu HS: quan sát hình 2.1, 2.2 trả lời câu hỏi: 
- Hãy mô tả cấu tạo của dòng mạch gỗ trong cây?
HS: ()
GV: Kết luận 
HS: quan sát hình 2.1 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS: nghiên cứu mục 2, trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?
HS: nghiên cứu mục 2 → trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS: quan sát hình 2.3, 2.4, trả lời câu hỏi:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng mạch rây.
GV yêu cầu HS: quan sát hình 2.2, 2.5, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- Mô tả cấu tạo của mạch rây?
- Thành phần của dịch mạch rây?
- Động lực vận chuyển?
GV: Kết luận 
→ Từ đó nêu điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch dây? Bằng cách điền vào PHT số 1
Tiêu chí so sánh
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
Thành phần dịch
Động lực
I. Dòng mạch gỗ (Xilem) 
1. Cấu tạo của mạch gỗ:(tham khảo)
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.
- Thành tế bào có các lỗ nhỏ thông với nhau theo chiều dọc và chiều ngang.
2. Thành phần của dịch mạch gỗ:
- Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
- Áp suất rễ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá
II. Dòng mạch rây.(Libe)
1. Cấu tạo của mạch rây. (tham khảo)
- Gồm các tế bào sống là ống rây (tế bào hình dây) và tế bào kèm
2. Thành phần của dịch mạch rây.
- Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật
3. Động lực của dòng mạch rây.
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa
- Nội dung: PHT
 4. Củng cố:
 - Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì một thời gian sau ở chỗ bị bóc phình to ra?
 - Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào?
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết”
Tiêu chí so sánh
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
- Là những tế bào chết.
- Thành tế bào có chứa linhin.
- Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá.
- Là những tế bào sống.
- Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
Thành phần dịch
- Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ
- Là các sản phẩm đổng hóa ở lá:
 + Saccarozo, aa, vitamin
 + Một số ion khoáng được sử dụng lại. 
Động lực
- Là sự phối hợp của 3 lực :
 + Áp suất rễ.
 + Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
 + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Duyệt của tổ trưởng CM 
 Ngµy so¹n: 22 / 08 / 2009
Ngµy d¹y: 24 / 08 / 2009
 Tiết 3 Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước .
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước..
- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hòa thoát hơi nước dễ dàng.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
 3. Thái độ :
- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên :
 - Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK.
- Máy chiếu.
- Thí nghiệm chứng minh cây xanh thoát hơi nước.
 2. Học sinh : Đọc trước bài mới
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ :
- Động lực nào giúp dòng nước và các muối khoáng di chuyển được từ rrex lên lá ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thoát hơi nước.
GV cho HS: quan sát thí nghiệm (TN) đã chuẩn bị sẵn về hiện tượng thoát hơi nước ở thực vật, trả lời câu hỏi: 
- Hãy cho biết thoát hơi nước là gì ?
- Vai trò của thoát hơi nước ?
HS: quan sát TN → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thoát hơi nước qua lá.
GV: 
 - Em có nhận xét gì về tốc độ thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới của lá cây ?
 - Số lượng khí khổng có vai trò ntn tới sự thoát hơi nước ở lá?
HS: đọc số liệu, quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV : 
 - Có mấy con đường thoát hơi nước? Đặc diểm của các con đường đó 
 - Trong các con đường thoát hơi nước 
kể trên con đường nào là chủ yếu ?
HS: nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV : 
 - Trình bày cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước ?
 - Hãy trình bày đặc điểm của khí 
khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó? 
HS: nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
 - Trình bày cơ chế thoát hơi nước qua khí khổng ?
HS: ()
GV: Kết luận 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các tác nhân
 a/h đến qt thoát hơi nước
GV: 
 - Những tác nhân nào a/h đến sự thoát hơi nước ở lá ?
HS: ()
GV: Kết luận 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
GV :
 - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí là gì?
HS: nghiên cứu mục IV → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
I. Vai trò của thoát hơi nước:
- Tạo lực hút đầu trên.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
II. Thoát hơi nước qua lá.
1. Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
- Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước:
 + Hệ gân lá cung cấp  ... i với mý chiếu hoặc ti vi.
III. Nội dung và cách tiến hành:
1. QUAN SÁT SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI Ở NGƯỜI
à Phaùt trieån khoâng qua bieán thaùi:
- Laø quaù trình phaùt trieån trong ñoù con non môùi sinh ra ñaõ coù caáu taïo gioáng con tröôûng thaønh.
2. QUAN SÁT SỰ PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI HOÀN TOÀN
a. BIẾN THÁI HOÀN TOÀN Ở ẾCH
Nêu sự khác nhau giữa nòng nọc và ếch?
Nòng nọc sống dưới nước: có đuôi để bơi, có mang ngoài để hô hấp.
Ếch sống trên cạn: có 4 chi, hô hấp bằng phổi và da.
b. BIẾN THÁI HOÀN TOÀN Ở BƯỚM 
Nêu sự khác nhau giữa sâu non, nhộng, ngài?
Sâu non: có đốt, không có cánh, có chi để bò, có hàm để ăn lá cây.
Nhộng: được bao trong kén, ở trạng thái tiềm sinh không cử động, không ăn, không có chi, hàm, cánh,..
Bướm trưởng thành: có cánh, có chi, có vòi hút. Chúng có nhiệm vụ sinh sản,..
c. BIẾN THÁI KHÔNG HOÀN TOÀN Ở CHÂU CHẤU 
Phaân bieät phaùt trieån qua khoâng qua bieán thaùi vaø phaùt trieàn qua bieán thaùi?
1. Phaùt trieån khoâng qua bieán thaùi:
- Laø quaù trình phaùt trieån trong ñoù con non môùi sinh ra ñaõ coù caáu taïo gioáng con tröôûng thaønh.
2. Phaùt trieån qua bieán thaùi:
- Laø quaù trình phaùt trieån trong ñoù con non môùi sinh ra (aáu truøng) chöa gioáng con tröôûng thaønh.
 - Qua nhieàu bieán ñoåi veà hình thaùi vaø sinh lí à taïo thaønh cô theå tröôûng thaønh
Phaân bieän bieán thaùi hoaøn toaøn vaø bieán thaùi khoâng hoaøn toaøn?
àPhaùt trieån qua bieán thaùi hoaøn toaøn: 
 Giai ñoïan con non hoaøn toaøn khaùc con tröôûng thaønh 
àPhaùt trieån qua bieán thaùi khoâng hoaøn toaøn:
Giai ñoïan aáu truøng gioáng con tröôûng thaønh nhöng ñeå trôû thaønh cô theå tröôûng thaønh chuùng phaûi traûi qua nhieàu laàn loät xaùc 
Caâu hoûi thu hoaïch:
Caâu 1: Phaân bieät sinh tröôûng vôùi phaùt trieån?
Caâu 2: Quùa trình phaùt trieån cuûa caùc ñoäng vaät trong phim thuoäc kieåu bieán thaùi naøo? Taïi sao?
Tiết 43
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết 44
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật
- Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
2. Về kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp	
3. Về thái độ:
- Nắm vững cơ sở khoa học và biết ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật vào trồng trọt
II. Phương pháp:
- Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
- Quan sát tranh – tìm tòi bộ phận
III. Phương tiện:
- SGK sinh học 11 – cơ bản
- Tranh ảnh phóng to
IV. Nội dung trọng tâm:
- Các khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
- Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống sinh dưỡng nhân tạo: chiết cành, giâm cành, ghép mắt, ghép cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Vai trò của sinh sản vô tính đối với sự phát triển của thực vật và đối với đời sống con người
V. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Sửa báo cáo bài thực hành tiết 42
3. Dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về sinh sản
- GV: cho HS: thảo luận, phân tích ví dụ 4 và nêu thêm một số ví dụ khác, từ đó rút ra khái niệm về sinh sản vô tính.
* Hoạt động 2:
Yêu cầu HS: quan sát tranh và nêu chu trình sinh sản bằng bào tử của cây dương xỉ? sinh sản vô tính bằng bào tử có những ưu và nhược điểm gì?
Gọi một vài nhóm HS: đứng dậy trình bày
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
* Hoạt động 3:
Vì sao muốn nhân giống cam, chanh và nhiều loại cây khác, người ta thường chiết hoặc giâm chứ không trồng bằng hạt? Vai trò, ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người là gì?
Phát phiếu và yêu cầu HS: thảo luận để hoàn thành phiếu học tập
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
Hoạt động 4: Tìm hiểu Ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính
Cơ sở của việc ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính?
Ý nghĩa của nhân giống vô tính?
TT2; HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Khái niệm chung về sinh sản: 
 Sinh Sản: Là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài
- Các hình thức sinh sản ở thực vật:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hứu tính
II. Sinh Sản vô tính ở thực vật:
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
III. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
1. Sinh sản bằng bào tử
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ
2. Sinh sản sinh dưỡng:
- Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.
- Ví dụ: Cỏ tranh, rau ngót, mía, khoai lang, sắn
{Nhận xét: (cơ chế sinh sản vô tính)
- Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân
- Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ
VI. Ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính:
Ø Cơ sở:
 + Giữ nguyên đặc tính của cây mẹ
 + Rút ngắn thời gian phát triển, sớm thu hoạch
- Các hình thức: Phiếu học tập
Ø Ý nghĩa:
 - Đối với thực vật:
+ Giúp cây duy trì nòi giống
+ Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi
+ Sống được trong điều kiện bất lợi ở dạng củ, thân, lá, rễ...
 - Con người trong nông nghiệp:
+ Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người
+ Nhanh giống nhanh
+ Tạo giống cây sạch bệnh
+ Phục chế giống quý đang bị thoái hóa
+ Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp
4. Củng cố:
Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng
1. Sinh sản có ý nghĩa gì?
A. làm tăng số lượng loài.
B. làm cho con cái hình thành những đặc điểm tiến bộ hơn bố mẹ.
C. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
D. cả A và C
2. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.
C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. bằng giao tử cái.
3. Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. lóng	B. thân rễ
C. đỉnh sinh trưởng.	D. rễ phụ.
4. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản:
A. bào tử.	B. phân đôi.
C. sinh dưỡng.	D. hữu tính.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
Tiết 45
 SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính
- Mô tả được sự hình thành hạt phấn, túi phôi, sự thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh
- Nắm được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong nông nghiệp
2. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh
3. Thái độ: Nhìn nhận được vai trò của con người trong cải tạo thiên nhiên
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan vấn đáp
- Quan sát tranh - tìm tòi bộ phận
III. Phương tiện:
+ Giáo viên:
- Tranh hình 42.1 và 42.2 Sgk nâng cao
- Hình vẽ minh họa hình 41.2 Sgk
- Một số mẫu hoa tự thụ phấn và thụ phấn chéo
+ Học sinh:
- Sưu tầm một số loại hoa có hình thức tự thụ phấn và thụ phấn chéo
- Xem trước bài mới
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Ở thực vật có mấy hình thức sinh sản? Thế nào là sinh sản vô tính?
- GV: Nêu những ưu thế của sinh sản vô tính?
-Học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét đánh giá
3.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm sinh sản hữu tính
Cho HS: theo dõi ví dụ: Hãy chỉ ra các hình thức sinh sản vô tính? Hình thức 3 có gì khác so với hình thức 1, 2? Vậy sinh sản hữu tính là gì?
1. Lá thuốc bỏng à cây thuốc bỏng
2. Ngọn mía giâm à cây mía mới
3. Bí đỏ ra hoa à quả à hạt à nảy mầm à cây bí
HS: trả lời
Nhận xét và hoàn thiện
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
Giáo viên treo tranh hình 42.1, hướng dẫn HS: nêu chu trình phát triển từ hoa đến hạt của thực vật có hoa
HS: trả lời
Nhận xét và hoàn thiện
Hạt phấn có phải là giao tử đực không? GV cho HS: quan sát sơ đồ minh họa (đã chuẩn bị) rồi yêu cầu HS: kết hợp nghiên cứu sgk để trình bày sự hình thành hạt phấn và túi phôi?
HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức
GV yêu cầu HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn? GV yêu cầu HS: cho thêm vd về hai hình thức thụ phấn nói trên (dựa vào mẫu hoa HS: sưu tầm)
-GV cho HS: nghiên cứu tranh 42.2 (sgk nâng cao), yêu cầu HS: trả lời câu hỏi sau:
- Sự thụ tinh ở TV có hoa diễn ra như thế nào?
 Sự thụ tinh như vậy gọi là thụ tinh kép.
-GV: Thụ tinh kép là gì? Thụ tinh kép có ý nghĩa gì đối với thực vật có hoa?
GV hướng dẫn HS: phân biệt thụ phấn và thụ tinh.
(GV cần cho HS: làm rõ xuất xứ của quả và hạt). 
-GV: Yêu cầu HS: nhớ và nhắc lại kiến thức các loại hạt ở sinh học lớp 6
TT8 HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi
GV bổ sung, nhận xét kết luận
I.Khái niệm về sinh sản hữu tính:
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
1. Cấu tạo hoa:
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a. hình thành hạt phấn:
TB mẹ hạt phấn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), Mỗi tế bào (n) NP tạo 1 hạt phấn 
+ TB sinh sản NP tạo 2 giao tử đực(n)
+ TB dinh dưỡng tạo ống phấn
b. Hình thành túi phôi;
-Tế bào mẹ túi phôi (2n) GP tạo 4 TB (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP tạo túi phôi chứa noãn cầu (n) (trứng) và nhân cực (2n) 
3.Thụ phấn và thụ tinh:
a.Thụ phấn:
-Khái niệm: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với nhuỵ của hoa
-Phân loại:
+Tự thụ phấn
+Thụ phấn chéo
-Tác nhân thụ phấn
-Sự nảy mầm của hạt phấn
b.Thụ tinh:
-Quá trình: Khi ống phấn mang hai giao tử đực tới noãn
+1 giao tử đực (n) X trứng (n) à hợp tử (2n)
+1 giao tử (n) X nhân cực (2n) à nội nhũ (3n)
-Cả hai giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh gọi là thụ tinh kép
4.Quá trình hình thành hạt, quả:
a.Hình thành hạt:
-Sau khi thụ tính: noãn à Hạt
-Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi hạt và nội nhũ (phôi: rẽ mầm, thân mầm, lá mầm)
b.Hình thành quả:
-Sau khi thụ tinh; bầu à quả
-Quả không có thụ tinh noãn à quả giả (quả đơn tính)
5.Sự chín của quả, hạt
 +Sự biến đổi sinh lí khi quả chín: 
- Sự biến đổi sinh hoá:
- Màu sắc:
- Mùi vị:
- Độ mềm:
4. Củng cố: 
	 -Ưu thế của SSHT so với SSVT ?
	 - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng
	Câu 1: Trứng được thụ tinh ở:
	A. bao phấn	B. Đầu nhuỵ	C. Ống phấn	D. Túi phôi
	Câu 2: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở TV hạt kín là gì?
Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
Hình thành nội nhủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển
Hình thành nội nhủ chứa các tế bào tam bội
Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
	Câu 3: Quả đơn tính là quả được tạo ra do:
Không có sự thụ tinh
Không có sự thụ phấn
Xảy ra sự thụ phấn nhưng không qua thụ tinh
Xảy ra sự thụ phấn dẫn đến thụ tinh
 5. Dặn dò:
	- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 166
	- Đọc và chuẩn bị mẩu cho bài thực hành 43

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_1_den_tiet_45.doc