I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm tiêu hóa và ý nghĩa của nó
- Nêu được hình thức tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có ống tiêu hóa, ở động vật có túi tiêu hóa và ở động vật có ống tiêu hóa.
- Nắm được chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực
- Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học
- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
PHẦN B – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Giáo viên: Lớp: Ngày soạn:............................... Ngày dạy: .. Tiết: Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được khái niệm tiêu hóa và ý nghĩa của nó Nêu được hình thức tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có ống tiêu hóa, ở động vật có túi tiêu hóa và ở động vật có ống tiêu hóa. Nắm được chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật Kĩ năng: Kĩ năng làm việc độc lập với SGK Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp. Kĩ năng lắng nghe tích cực. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học Áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Chuẩn bị của GV và HS: chuẩn bị của GV: Phương pháp: Vấn đáp – tìm tòi bộ phận Quan sát tranh tìm tòi bộ phận Phương tiện: SGK Hình 15.1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK Video Chuẩn bị của HS: SGK Đọc bài trước ở nhà Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: 1 phút Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ vì bài trước là bài thực hành Bài mới: Qua phần A: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chúng ta biết rằng cây xanh tồn tại được là nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường thông qua quá trình hút nước, muối khoáng ở rễ và quá trình quang hợp diễn ra ở lá. Vậy đối với con người và động vật dị dưỡng muốn tồn tại và phát triển thì cũng cần phải có quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài cụ thể ở đây là thức ăn, làm thế nào để thức ăn có thể chuyển hóa được thành các chất dinh dưỡng đáp ứng được các nhu cầu của động vật đó là nhờ vào quá trình tiêu hóa. Vậy tiêu hóa là gì? và nó diễn ra như thế nào? Đối với các ngành động vật khác nhau thì quá trình tiêu hóa có diễn ra khác nhau hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề đầu tiên trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật đó là CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động 1: I. Tiêu hóa là gì? HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Theo các em các chất như protein, glucide, lipid...là những chất có cấu trúc đơn giản hay phức tạp? Cơ thể chúng ta có dễ dàng hấp thụ được không? Lưuý:protein,glucide,lipid...là thành phần chính trong thức ăn chúng có cấu trúc phức tạp cơ thể chúng ta không thể hấp thụ được vì vậy cơ thể chúng ta cần có 1 quá trình biến đổi các chất này thành những chất có cấu trúc đơn giản hơn mà khi đó cơ thể có thể hấp thụ được, quá trình đó được gọi là quá trình tiêu hóa. - Yêu cầu HS làm phần bài tập trang 61 SGK. - Gọi HS đứng lên trả lời Lưu ý: Ở các nhóm động vật khác nhau thì cơ quan tiêu hóa khác nhau dẫn đến cơ chế và đặc điểm tiêu hóa cũng khác nhau - Theo em có mấy hình thức tiêu hóa? Kể tên? - Kết luận khái niệm tiêu hóa và cho HS biết có 2 hình thức tiêu hóa - Chúng là những chất có cấu trúc phức tạp và cơ thể khó hấp thụ được. - HS tự mình làm bài - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Có 2 hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. - Chú ý lắng nghe và ghi chép I. Tiêu hóa là gì? - Tiêu hóa: là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Các hình thức tiêu hóa: + Tiêu hóa nội bào: tiêu hóa ở bên trong tế bào + Tiêu hóa ngoại bào: tiêu hóa ở bên ngoài tế bào trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa. Hoạt động 2: II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Kể tên những động vật chưa có cơ quan tiêu hóa? - Dựa vào hình 15.1 các em hãy làm bài tập trong SGK. - Gọi HS giải phần bài tập trong SGK - Em hãy cho biết hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa? - Kết luận và cho HS ghi bài - Đơn bào: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình... - Câu B - Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá: Tiêu hoá chủ yếu là nội bào. II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: - Hình thức tiêu hóa: Tiêu hoá chủ yếu là nội bào. - Đại diện: động vật đơn bào: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình,... Hoạt động 3: III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Kể tên những động vật có túi tiêu hóa? - Túi tiêu hóa được cấu tạo như thế nào? * Lưu ý: Do cấu tạo có hình túi nên mức độ trộn lẫn thức ăn và chất thải cao. - Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa? Lưu ý: Qua quá trình tiêu hóa ta thấy ở động vật có túi tiêu hóa có cả tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. - Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? - Các loài ruột khoang (thủy tức) và giun dẹp. - Túi tiêu hóa có hình túi và được cấu tạo từ nhiều tế bào - Xoang cơ thể có lỗ thông ra ngoài vừa là miệng, vừa là hậu môn - Trên thành tế bào có nhiều tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. - Thức ăn sau khi vào túi tiêu hóa qua lỗ miệng thì các tế bào trên thành túi sẽ tiết ra enzim tiêu hóa thức ăn, sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào. - Nhằm tạo ra các hợp chất đơn giản cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa: - Hình thức tiêu hóa: Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá trên thành túi và tiêu hoá nội bào. - Cấu tạo cơ quan tiêu hóa: + Túi tiêu hóa có hình túi và được cấu tạo từ nhiều tế bào + Xoang cơ thể có lỗ thông ra ngoài vừa là miệng, vừa là hậu môn + Trên thành tế bào có nhiều tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. - Đại diện: các loài ruột khoang (thủy tức) và giun dẹp. Hoạt động 4: IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Kể tên những động vật có ống tiêu hóa? - Hãy kể tên những bộ phận của ống tiêu hóa ở người? - Ống tiêu hóa của một số động vật như châu chấu, giun đất, chim có bộ phận nao khác với ống tiêu hóa ở người? Các bộ phận đó có chức năng gì? - Em hãy nêu hình thức tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa? - Cho HS xem video - Điền vào bảng 15 quá trình tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người? ( Phiếu học tập) - Cho HS làm câu trắc nghiệm: Việc phân hóa ống tiêu hóa thành nhiều bộ phận có tác dụng gì? A. Mỗi bộ phận có chức năng chuyên hóa. B. Sự chuyên hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao. C. Mỗi bộ phận tiêu hóa một số loại thức ăn nên đạt hiệu quả cao D. Mỗi bộ phận có chức năng chuyên hóa. Sự chuyên hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao. - Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống - Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già - Điểm khác là: có diều. Để dự trữ thức ăn Ngoài ra ở chim còn có dạ dày cơ : có tác dụng nghiền thức ăn dạng hạt - Tiêu hóa ngoại bào - HS xem video - HS làm bài - HS trả lời: đáp án D IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa: - Hình thức tiêu hóa: +Tiêu hóa ngoại bào, nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa. +Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. + Các chất không được tiêu hóa sẽ được tạo thành chất thải rắn và thải ra ngoài. - Đặc điểm: + Ống tiêu hóa có sự phân chia thành các bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng chuyên hóa. +Tiêu hóa thức ăn có kích thước lớn.Hiệu quả tiêu hóa cao - Đại diện: động vật có xưong sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hóa. BỘ PHẬN TIÊU HÓA CƠ HỌC TIÊU HÓA HÓA HỌC CHỨC NĂNG MIỆNG û û Nghiền nhỏ thức ăn, thấm nước bọt chứa ezim amilaza. THỰC QUẢN û Co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày. DẠ DÀY û û Co bóp nghiền thức ăn, trộn t/ăn với dịch vị chứa pepsin. RUỘT NON û û Co bóp, trộn t/ăn cùng với dịch tụy, dịch ruột làm biến đổi t/ăn thành chất đơn giản. RUỘT GIÀ û Co bóp, hấp thu lại nước, m. khoáng, tống chất cặn bã ra ngoài 4. củng cố Học sinh hãy nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật? - Cấu tạo càng ngày càng phức tạp: Từ chưa có cơ quan tiêu hóa à túi tiêu hóaà ống tiêu hóa. - Sự chuyên hóa về chức năng ngày càng rõ rệt: mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng - Cơ chế tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. 5. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi sau: + Ống tiêu hóa ở thú ăn thịt khác với thú ăn cỏ ở những điểm nào? + Quá trình biến đổi thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật khác nhau ra sao? Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: