I. Mục Tiêu:
1.Kiến thức :
- Nêu được cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống
- Biết được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích và so sánh .
- Kĩ năng học tập, tự học tự nghiên cứu hợp tác
3. Phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực xử lí thông tin
II. Chuẩn bị:
1, Giáo viên
Hình 27.1 Hệ thần kinh dạng ống ở người
Hình 27.2 Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người
2, Học sinh Tìm tài liệu xem trước bài 27
BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TT) I. Mục Tiêu: 1.Kiến thức : - Nêu được cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống - Biết được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích và so sánh . - Kĩ năng học tập, tự học tự nghiên cứu hợp tác 3. Phát triển năng lực - Năng lực tự học - Năng lực xử lí thông tin II. Chuẩn bị: 1, Giáo viên Hình 27.1 Hệ thần kinh dạng ống ở người Hình 27.2 Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người 2, Học sinh Tìm tài liệu xem trước bài 27 III.Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu khái niệm cảm ứng ở động vật? So sánh cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật? Câu 2: So sánh đặc điểm cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ? 3 Bài mới Đặt vấn đề: Bài trước các em đã biết về cấu tạo, hoạt động cảm ứng của hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu thêm một dạng thần kinh nữa, đó là hệ thần kinh dạng ống Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống -Đại diện của hệ thần kinh dạng ống là các loài động vật có xương sống, vậy các em cho thầy biết những loài động vật nào có xương sống? -Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống? -Nghiên cứu hình 27.1 sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô chữ nhật trên sơ đồ? -Nêu vai trò của não bộ trong cấu tạo hệ thần kinh dạng ống? Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động của hệ thần kinh dạng ống -Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh dạng ống? -Căn cứ vào nguồn gốc chia phản xạ thành mấy loại? -Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? - Nêu ví dụ về phản xạ không điều kiện? - Nêu ví dụ về phản xạ có điều kiên? Học sinh thảo luận 2 phút trả lời cá nhân trả lời: -các loài động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. -Cấu tạo gồm 2 phần: thần kinh trung ương và thần kinh địa phương. Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể -Thảo luận nhóm 5 phút học sinh cử đại diện trả lời: não bộ, tủy sống, hạch thần kinh, dây thần kinh - Não bộ có vai trò quan trọng trong điều kiển mọi hoạt động của cơ thể. -Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. -Căn cứ vào nguồn gốc phản xạ chia thành 2 loại: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - là phản xạ không điều kiện -vd: Trời rét người có phản xạ run -vd: Khả năng làm toán của học sinh, dạy thú làm xiếc. 3,Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống a, Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống: -Hệ thần kinh dạng ống gặp ở các động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. - Cấu tạo gồm 2 phần: thần kinh trung ương và thần kinh địa phương - Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể - Thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống + Não bộ tập trung tế bào thần kinh ở phần đầu gồm 5 phần. + Tủy sống tập trung các tế bào thần kinh dọc sống lưng. -Thần kinh ngoại biên gồm: hạch thần kinh và dây thần kinh. b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống -Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. -Căn cứ vào nguồn gốc phản xạ chia thành 2 loại: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện * Phản xạ không điều kiện (đơn giản): do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, không qua học tập *Phản xạ có điều kiện (phức tạp): do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não, 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm về cấu tạo, hoạt động của hệ thần kinh dạng ống Câu 1: trong các nhóm động vật sau nhóm nào có hệ thần kinh dạng ống : Cá,giun dẹp, côn trùng, bò sát. Lưỡng cư, côn trùng,chim,thú. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Lưỡng cư, bò sát, thủy tức, thú. Câu 2 : Hệ thần kinh dạng ống gồm : Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Não bộ và dây thần kinh não. Tủy sống và dây thần kinh tủy. Não bộ và tủy sống. Câu 3 STT Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện 1 Tay chạm phải vật nóng rụt tay lại X 2 Đi nắng mặt đỏ gay mồ hôi vã ra X 3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ X 4 Vào lớp ăn cơm xong hộc bàn là nơi lý tưởng để bỏ vỏ hộc cơm X 5 Gió mùa đông bắc về, môi tím tái, nổi da gà X 6 Chẳng dại gì hút thuốc để chứng tỏ mình. X Đáp án : Câu 1C. Câu 2A. 5. Dặn dò - hoàn thành bài tập trong SGK Chuẩn bị bài 28
Tài liệu đính kèm: