Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các (1) .

- Phản ứng trong đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: Chất (2) .; chất (3) ; chất (4) .

- Phương trình (5) cho biết bản chất phản ứng trong dung dịch chất điện li.

- Các bước chuyển phương trình dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn:

+ Bước 1: Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành (6) ., các chất khí, chất kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng (7) . Phương trình thu được gọi là phương trình ion đầy đủ.

+ Bước 2: Lược bỏ những ion (8) , ta được phương trình ion rút gọn.

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Bảng tính tan

 

doc 4 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: 	PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các (1)...
- Phản ứng trong đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: Chất (2).; chất (3); chất (4)..
- Phương trình (5) cho biết bản chất phản ứng trong dung dịch chất điện li.
- Các bước chuyển phương trình dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn:
+ Bước 1: Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành (6).., các chất khí, chất kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng (7). Phương trình thu được gọi là phương trình ion đầy đủ.
+ Bước 2: Lược bỏ những ion (8), ta được phương trình ion rút gọn.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng tính tan
HỢP CHẤT
TÍNH TAN TRONG NƯỚC
Tan 
Hầu hết tan/Trừ một số muối không tan, ít tan
Hầu hết không tan hoặc không tồn tại/Trừ một số muối
Muối của kim loại kiềm
Muối amoni
Muối nitrat
Muối sunfat
Muối clorua
Muối cacbonat, sunfit, photphat
Muối sunfua
Hiđroxit
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng:
Bảng 1: Phương trình ion
Bảng 2: Phương trình phân tử, ion rút gọn
Câu 4:
a. Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Tìm thức liên hệ giữa a, b, c, d.
b. Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Tính giá trị của a và b.
c. Dung dịch X có chứa Ba2+ (x mol), H+ (0,2 mol), (0,1 mol), (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, thấy tiêu tốn V lít dung dịch K2CO3. Tính giá trị của V.
d. Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra hai phần bằng nhau: Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần hai tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch E.
e. Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Tính giá trị của a.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl.	B. K3PO4.	C. HNO3.	D. KBr.
Câu 2: Phản ứng giữa dung dịch HCl với chất nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion?
A. NaOH.	B. Na2CO3.	C. Fe.	D. AgNO3.
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí?
A. KNO3.	B. CuS.	C. Ba(OH)2.	D. BaCO3.
Câu 4: Dung dịch H2SO4 không tham gia phản ứng trao đổi ion với dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2.	B. KCl.	C. NaOH.	D. Na2CO3.
Câu 5: Dung dịch HCl không tham gia phản ứng trao đổi ion với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4.	B. AgNO3.	C. NaOH.	D. Na2CO3.
Câu 6: Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al(OH)3?
A. Na2SO4, HNO3.	B. HNO3, KNO3.	C. HCl, NaOH.	D. NaCl, NaOH.
Câu 7: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion?
A. K3PO4 (dd) và AgNO3 (dd).	B. CaCO3 (rắn) và HNO3 (dd).
C. HCl (dd) và NaOH (dd).	D. Fe (rắn) và H2SO4 (dd).
Câu 8: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. HCl.	B. KNO3.	C. KOH.	D. BaCl2.
● Mức độ thông hiểu
Câu 9: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là ?
A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.	B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.	D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Câu 10: Trong dung dịch, ion CO32- cùng tồn tại với các ion
A. NH4+, Na+, K+.	B. Fe3+, H+, Ba2+.	C. Fe2+, Zn2+, Al3+ .	D. Cu2+, Mg2+, Al3+.
Câu 11: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-.	B. Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+.	C. Na+, OH-, HCO3-, K+.	D. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
Câu 12: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4.	B. NaOH và HCl.
C. NaHSO4 và NaHCO3.	D. HCl và AgNO3.
Câu 13: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.	B. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.	D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
Câu 14: Phương trình là bản chất phản ứng giữa cặp chất nào sau đây? 
(1) CaCl2 + Na2CO3 	(2) Ca(OH)2 + CO2	
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH 	(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3
A. (1) và (2).	B. (2) và (4).	C. (1) và (4).	D. (2) và (3).
Câu 15: Cho các nhận định sau:
(a) Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất phản ứng trong dung dịch chất điện li.
(b) Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
(c) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
(d) Bản chất phản ứng giữa dung dịch axit và dung dịch bazơ là phản ứng giữa ion và ion .
(e) Phản ứng giữa CaCO3 và dung dịch HCl có phương trình ion rút gọn là .
Số nhận định đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 16: Một dung dịch có chứa các ion : Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,075.	B. 0,05.	C. 0,1.	D. 0,15.
Câu 17: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol ; 0,15 mol và 0,05 mol . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 28,5 gam.	B. 33,8 gam.	C. 29,5 gam.	D. 31,3 gam.
● Mức độ vận dụng
Câu 18: Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch X thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,4 và 0,2.	B. 0,3 và 0,2.	C. 0,1 và 0,35.	D. 0,2 và 0,3.
Câu 19: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3–. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
A. 250 ml.	B. 300 ml.	C. 150 ml.	D. 200 ml.
Câu 20: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là
A. 119 gam.	B. 11,9 gam.	C. 86,2 gam.	D. 14,9 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_4_phan_ung_trao_doi_ion_tr.doc