I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- .(1). là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt. Khí .( 2). rất độc.
- .(3). là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí. Ở trạng thái rắn, .(4). tạo thành một khối trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa.
- CO2 gây .( 5)., làm cho Trái Đất nóng lên.
- .( 6). rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.
- Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột màu .( 7)., nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp.
- .( 8). được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt,.
- .(9). được dùng trong công nghiệp thực phẩm. .(10). còn được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.
BÀI 16: HỢP CHẤT CỦA CACBON I. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: - ...(1).................................... là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt. Khí ...( 2)....................... rất độc. - ...(3).................................... là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí. Ở trạng thái rắn, ...(4)........................... tạo thành một khối trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa. - CO2 gây ...( 5)......................................., làm cho Trái Đất nóng lên. - ...( 6).................................. rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O. - Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột màu ...( 7)......................., nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp. - ...( 8)...................................................... được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt,... - ...(9).......................................................... được dùng trong công nghiệp thực phẩm. ...(10)................................. còn được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống trong bảng sau: TÍNH CHẤT CỦA CHẤT X TÊN CHẤT X Chất X có trong quặng đolomit; vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Một trong những dạng thù hình của X được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh. Chất khí X không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí. Dẫn khí X qua ống đựng bột CuO nung nóng, chất bột từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ. X được dùng trong công nghiệp luyện kim. X rất độc. X là chất khí không màu. X gây hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên. Người ta dùng bình tạo ra khí X để dập tắt các đám cháy. Chất X kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng. X có trong các loại nước giải khát như Pepsi, CocaCola,... Khi phân hủy, X tạo thành CO2 và H2O. Chất X dễ tan trong nước; tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)2. X phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí. X được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, Chất X phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí và tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)2. Chất X được dùng trong công nghiệp thực phẩm. X còn được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng: Câu 4: Muối cacbonat, hiđrocacbonat tác dụng với dung dịch axit a. Hòa tan hết 50 gam CaCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Tính giá trị của V. b. Cho 3,45 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được V lít CO2 (đktc) và 3,78 gam muối clorua. Tính giá trị của V. c. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Tính giá trị của m. d. Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Xác định công thức của muối hiđrocacbonat. Câu 5: Nhiệt phân muối cacbonat a. Nung nóng 100 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi, thu được 69 gam hỗn hợp rắn. Tính phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp. b. Nung hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Câu 6: Cho từ từ vào a. Cho từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl aM vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M, thấy thoát ra 1,344 lít khí CO2 (đktc). Tính giá trị của a. b. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích (đktc) khí CO2 thu được là bao nhiêu ml? c. Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m. Câu 7: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm a. Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. b. Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam? c. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. d. Cho 24,64 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, N2 có tổng khối lượng là 32,4 gam đi qua 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. Câu 8: Khử oxit kim loại bằng khí CO a. Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Tính phần trăm khối lượng của MgO trong X. b. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Tính khối lượng CuO đã phản ứng. c. Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm lý thuyết ● Mức độ nhận biết Câu 1: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây? A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2. Câu 2: Khí CO có thể khử được cặp chất A. Fe2O3, CuO. B. MgO, Al2O3. C. CaO, SiO2. D. ZnO, Al2O3. Câu 3: Oxit cao nhất của cacbon có công thức là A. CO. B. C2O3. C. CO2. D. C2O4. Câu 4: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày? A. N2. B. CO. C. CH4. D. CO2. Câu 5: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là A. H2. B. CO2. C. N2. D. O2. Câu 6: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây? A. đá đỏ. B. đá vôi. C. đá mài. D. đá tổ ong. Câu 7: Sođa là muối A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2CO3. Câu 8: Thành phần chính của quặng đolômit là A. CaCO3.Na2CO3. B. MgCO3.Na2CO3. C. CaCO3.MgCO3. D. FeCO3.Na2CO3. Câu 9: Muối nào có tính chất lưỡng tính? A. NaHSO4. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. CaCO3. Câu 10: Những người đau dạ dày thường có pH < 2 (thấp hơn so với mức bình thường pH từ 2 – 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít A. nước. B. nước mắm. C. nước đường. D. dung dịch NaHCO3. Câu 11: Thuốc Nabica dùng chữa bệnh dạ dày chứa chất nào sau đây? A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. CaCO3. D. MgCO3. Câu 12: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây? A. CaCO3. B. NH4HCO3. C. NaCl. D. (NH4)2SO4. Câu 13: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2. Câu 14: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép? A. B. CO2 và O2. C. CH4 và H2O. D. CO2 và CH4. Câu 15: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng mặt nạ phòng độc có chứa A. đồng(II) oxit và mangan oxit. B. đồng(II) oxit và magie oxit. C. đồng(II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính. Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng: A. CO là oxit axit. B. CO là oxit trung tính. C. CO là oxit bazơ. D. CO là oxit lưỡng tính. ● Mức độ thông hiểu Câu 17: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai? A. CO + FeO CO2 + Fe. B. CO + CuO CO2 + Cu. C. 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2. D. 2CO + O2 2CO2. Câu 18: Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được gồm: A. Al và Cu. B. Cu, Al và Mg. C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO. D. Cu, Fe, Al và MgO. Câu 19: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 20: Khí N2 có lẫn khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2? A. Nước brom. B. Nước vôi trong. C. Dung dịch thuốc tím. D. Nước clo. Câu 21: Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO, ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Cho qua dung dịch HCl. B. Cho qua dung dịch H2O. C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2. D. Cho hỗn hợp qua Na2CO3. Câu 22: Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách A. nung CaCO3. B. cho CaCO3 tác dụng HCl. C. cho C tác dụng O2. D. cho C tác dụng với H2SO4 đặc. Câu 23: Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường có lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp ta dùng A. Dung dịch NaHCO3 bão hòa. B. Dung dịch Na2CO3 bão hòa. C. Dung dịch NaOH đặc. D. Dung dịch H2SO4 đặc. Câu 24: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn. Câu 25: Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì A. nước đá khô có khả năng hút ẩm. B. nước đá khô có khả năng thăng hoa. C. nước đá khô có khả năng khử trùng. D. nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng. Câu 26: Muối NaHCO3 không thể tham gia phản ứng nào sau đây? A. Tác dụng với axit. B. Tác dụng với kiềm. C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân D. Tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2. Câu 27: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. CaCO3 CaO + CO2. B. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O. C. MgCO3 MgO + CO2. D. Na2CO3 Na2O + CO2. 2. Trắc nghiệm tính toán ● Mức độ thông hiểu Câu 28: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và R2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 16,33. B. 14,33. C. 9,265. D. 12,65. Câu 29: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng gam CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian, thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là A. 50%. B. 75%. C. 80%. D. 70%. Câu 30: Thêm từ tư từng giọt đến hết dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là A. 1,344 lít. B. 0,896 lít. C. 0,56 lít. D. 1,12 lít. Câu 31: Hoà tan 10,6 gam Na2CO3 và 6,9 gam K2CO3 vào nước, thu được dung dịch X. Thêm từ từ m gam dung dịch HCl 5% vào X thấy thoát ra 0,12 mol khí. Giá trị của m là A. 87,6. B. 175,2. C. 39,4. D. 197,1. Câu 32: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là A. 0,5. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,3. Câu 33: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 29,55. B. 39,40. C. 23,64. D. 19,70. Câu 34: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam. Câu 35: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng CO dư ở nhiệt độ cao, thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng CO2 tạo thành là A. 17,6 gam. B. 8,8 gam. C. 7,2 gam. D. 3,6 gam. ● Mức độ vận dụng Câu 36: Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là A. 92,1 gam. B. 80,9 gam. C. 84,5 gam. D. 88,5 gam. Câu 37: Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là A. 2,24; 39,4. B. 2,24; 62,7. C. 3,36; 19,7. D. 4,48; 39,4. Câu 38: Sục 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X, khối lượng kết tủa thu được là A. 39,4 gam. B. 19,7 gam. C. 29,55 gam. D. 9,85 gam. Câu 39: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,2 mol Ca(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,0. B. 30,0. C. 10,0. D. 15,0. Câu 40: Nung 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 với cacbon trong điều kiện không có không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và CO2 có tỉ khối so với hiđro là 19,33. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp đầu là A. 50% và 50%. B. 66,66% và 33,34%. C. 40% và 60%. D. 65% và 35%.
Tài liệu đính kèm: