Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Câu 2: Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) để thực hiện các sơ đồ chuyển hóa sau:

a.

b.

Câu 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, nguội, thu được 0,672 lít khí. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,448 lít khí. Tính giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc).

Câu 4: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.

Câu 5*: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được 0,48 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Tính giá trị của m.

Câu 6*: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m là

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm lý thuyết

● Mức độ nhận biết

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là

A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4.

Câu 2: Trong phân tử HNO3, N có hóa trị và số oxi hóa lần lượt là

A. V, +5. B. IV, +5. C. V, +4. D. IV, +3.

Câu 3: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với

 

doc 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13: 	LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
 TÍNH CHẤT
CHẤT
TÍNH KHỬ
TÍNH OXI HÓA
TÍNH AXIT
TÍNH BAZƠ
N2
NH3
 (muối amoni)
HNO3
 (muối nitrat)
P
H3PO4
Bảng 2: Phản ứng thể hiện tính chất hóa học của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
Câu 2: Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) để thực hiện các sơ đồ chuyển hóa sau:
a. 
b.
Câu 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, nguội, thu được 0,672 lít khí. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,448 lít khí. Tính giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc). 
Câu 4: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.
Câu 5*: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được 0,48 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Tính giá trị của m.
Câu 6*: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m là
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5.	B. ns2np3.	C. ns2np2.	D. ns2np4.
Câu 2: Trong phân tử HNO3, N có hóa trị và số oxi hóa lần lượt là
A. V, +5.	B. IV, +5.	C. V, +4.	D. IV, +3.
Câu 3: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2.	B. O2.	C. Li.	D. Mg.
Câu 4: Khí nào có tính gây cười?
A. N2.	B. NO.	C. N2O.	D. NO2.
Câu 5: Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta sử dụng chất xúc tác là
A. nhôm.	B. sắt.	C. đồng.	D. niken.
Câu 6: Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa
A. KNO3.	B. KCl.	C. K2CO3.	D. K2SO4.
Câu 7: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của
A. K.	B. K+.	C. K2O.	D. KCl.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCl.	B. HNO3 loãng.	C. H2SO4 loãng.	D. KOH.
● Mức độ thông hiểu
Câu 9: Chất nào sau đây làm khô khí NH3
A. P2O5.	B. H2SO4 đặc.	C. CuO bột.	D. NaOH rắn.
Câu 10: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 ® 2NH3.	B. N2 + 6Li ® 2Li3N.
C. N2 + O2 ® 2NO.	D. N2 + 3Mg ® Mg3N2.
Câu 11: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. NH4Cl NH3 + HCl.	B. 2KNO3 2KNO2 + O2.
C. NaHCO3 NaOH + CO2.	D. NH4NO3 N2O + 2H2O.
Câu 12: Xác định các chất X, Y trong sơ đồ sau: 
A. HCl, HNO3.	B. BaCl2, AgNO3.	C. CaCl2, HNO3.	D. HCl, AgNO3.
Câu 13: Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là
A. đều không tan trong nước.	B. đều có tính oxi hóa và tính khử.
C. đều không duy trì sự cháy và sự hô hấp.	D. đều gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 14: Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là:
A. (1), (2), (4).	B. (1), (3).	C. (2), (3), (4).	D. (1), (2), (3).
Câu 15: Cho dãy các chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3, CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3. Số chất trong dãy không tan trong dung dịch HNO3 loãng là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 16: Khi nói về muối amoni, phát biểu không đúng là
A. Muối amoni dễ tan trong nước.	B. Muối amoni là chất điện li mạnh.
C. Muối amoni kém bền với nhiệt.	D. Dung dịch muối amoni có tính chất bazơ.
Câu 17: Các tính chất hoá học của HNO3 là
A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.
B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.
D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.
Câu 18: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí trong phòng thí nghiệm: 
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và HCl.	B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.
C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3.	D. Hình 1: Thu khí H2, He và NH3.
Câu 19: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là:
(1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO);
(3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;
(4) dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2. 
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 20: X là một oxit nitơ, trong đó O chiếm 36,36% về khối lượng. Công thức của X là
A. NO.	B. NO2.	C. N2O.	D. N2O5.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 21: Để hòa tan hết m gam Cu thì cần dung dịch HNO3 (loãng) chứa 0,16 mol HNO3, sản phẩm khử của phản ứng là khí NO (duy nhất). Giá trị của m là
A. 5,12.	B. 3,84.	C. 10,24.	D. 10,80.
Câu 22: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 1,12.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,448 lít (đktc) khí X (sản phẩm khử duy nhất). Khí X là
A. N2.	B. NO.	C. N2O.	D. NO2.
Câu 24: Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thu được trong dung dịch là
A. 10,44 gam KH2PO4; 8,5 gam K3PO4.	B. 10,44 gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4.
C. 10,44 gam K2HPO4; 13,5 gam KH2PO4.	D. 13,5 gam KH2PO4; 14,2 gam K3PO4.
● Mức độ vận dụng
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là 1 : 2 : 2. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Giá trị của m là
A. 5,4.	B. 3,51.	C. 2,7.	D. 8,1.
Câu 26: Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng (gam) muối nitrat tạo ra trong dung dịch là
A. 40,5.	B. 14,62.	C. 24,16.	D. 14,26.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 18,90 gam.	B. 37,80 gam.	C. 39,80 gam.	D. 28,35 gam.
Câu 28: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là
A. 0,746.	B. 0,448.	C. 0,672.	D. 1,792.
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 81,55.	B. 110,95.	C. 115,85.	D. 104,20.
Câu 30: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52.	B. 2,22.	C. 2,62.	D. 2,32.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_13_luyen_tap_tinh_chat_cua.doc