Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 26 đến tuần 33 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Huyền Trang

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 26 đến tuần 33 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Huyền Trang

TÔI YÊU EM

 - A. X. Pu – Skin –

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình của Pu –Skin : giản dị, trong sáng, tinh tế về hình thức ngôn từ và nội dung biểu hiện.

 - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Pu- Skin.

2. Về kĩ năng: Phân tích và cảm nhận thơ trữ tình.

3. Về thái độ: Trân trọng tình yêu đôi lứa

4. Xác định nội dung trọng tâm:

- Thấy được vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Thấy một số nét nổi bật trong nghệ thuật thơ cổ điển Pu- Skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.

5. Định hướng phát triển năng lực :

- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy,tự quản lí, giao tiếp , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt : Đọc – hiểu văn bản theo dặc trưng thể loại. Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: Cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.

B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1. Giáo viên:

- Giáo án/ thiết kế bài học, bảng phụ

- Tranh ảnh, (trình chiếu nếu có)

- Băng đĩa, máy ghi âm

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo các yêu cầu sau:

-SGK, STK, vở ghi chép.

- Đọc trước văn bản soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài

- - Giấy A0, bảng phụ.

 

docx 167 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 26 đến tuần 33 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:26 Ngày soạn:1/5/2020
Tiết: 95 – 96 Ngày dạy:4/5/2020
Đọc văn :	 
 TÔI YÊU EM
 - A. X. Pu – Skin –
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình của Pu –Skin : giản dị, trong sáng, tinh tế về hình thức ngôn từ và nội dung biểu hiện.
 - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Pu- Skin.
2. Về kĩ năng: Phân tích và cảm nhận thơ trữ tình.
3. Về thái độ: Trân trọng tình yêu đôi lứa
4. Xác định nội dung trọng tâm: 
- Thấy được vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Thấy một số nét nổi bật trong nghệ thuật thơ cổ điển Pu- Skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
5. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy,tự quản lí, giao tiếp , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Đọc – hiểu văn bản theo dặc trưng thể loại. Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: Cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
 1. Giáo viên:
- Giáo án/ thiết kế bài học, bảng phụ
- Tranh ảnh, (trình chiếu nếu có)
- Băng đĩa, máy ghi âm
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo các yêu cầu sau:
-SGK, STK, vở ghi chép.
- Đọc trước văn bản soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài
- - Giấy A0, bảng phụ.
C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PP dạy học thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỉ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút,thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Không
3.Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1.KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Mục tiêu cần đạt
PP/KT: trò chơi
Gv giao nhiệm vụ: GV cho HS nghe một ca khúc “Tôi yêu em ” đã được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Pus – kin: Yêu cầu HS viết một đoạn cảm nhận ngắn về ca khúc này
HS thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận khoảng 5 phút
HS báo cáo kết quả
GV thu phiếu học tập của 6 nhóm.
Gv đánh giá kết quả: GV đọc bài của từng nhóm và thông báo nhóm cảm nhận hay nhất.
Kích hoạt kiến thức nền. 
Tạo tâm thế hứng khởi trước khi vào bài học.
Hình thành các năng lực: tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
HOẠT ĐỘNG 2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
NLHT
 * HĐ1: HD tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
PP/KT: Đàm thoại, vấn đáp, cá nhân
? Dựa vào phần Tiểu dẫn, giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả Pu- Skin? 
? Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- GV gọi 1 HS đọc bài thơ giọng chậm, ngập ngừng, mạnh mẽ, dứt khoát; day dứt, u buồn; tha thiết theo từng cặp câu.
? Bố cục của bài thơ? Nội dung cảm xúc chính của mỗi đoạn ?
* HĐ 2: HD tìm hiểu chi tiết văn bản. 
PP/KT: Đàm thoại, vấn đáp, cá nhân
? Tác giả mở đầu bài thơ bằng cụm từ nào ? Nhận xét về cách mở đầu đó ?
(GV so sánh với cách bày tỏ tình cảm khác:
 w “Bây giờ mận . ai vào hay chưa”
w “ Đêm trăng thanh  nên chăng”)
? Cách bày tỏ tình cảm của Puskin tạo cho ta cảm nhận gì?
? Nhận xét về cách xưng hô của tác giả với người mình yêu?
(cách xưng hô này không giống cách xưng hô của những người yêu nhau {anh – em, anh – nàng, } cho thấy Puskin rất tôn trọng người mình yêu đồng thời giữa hai người luôn có khoảng cách)
? Trong lời thú nhận, tình cảm Puskin dành cho người yêu là tình cảm thế nào?
(GV so sánh với bản dịch nghĩa:
 “Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi” ¨ diễn đạt giản dị hơn bản dịch thơ của Thúy Toàn)
? Cái tôi mà Puskin bộc lộ ở 2 câu đầu là 1 cái tôi như thế nào? Nhận xét khái quát về lời giãi bày tình cảm của P.K?
? Sau khi bộc lộ tình cảm, ta thấy mở đầu cho câu thơ tiếp theo là quan hệ từ “nhưng”, nó báo hiệu điều gì?
? Sự đổi hướng ở đây là gì? Thể hiện ở từ ngữ nào? Tại sao lại có sự thay đổi đó?
? Cái tôi mà Puskin bộc lộ ở 2 câu 3-4 có gì khác với cái tôi ở 2 câu đầu?
? Như vậy điều gì đang diễn ra trong tâm hồn tác giả ở 4 câu thơ đầu?
* Tiết 2:
- Gọi HS đọc lại khổ 2.
? 2 Câu 3-4 lí trí cố kìm nén, chế ngự cảm xúc nhưng đến hai câu 5-6, điệp ngữ “tôi yêu em” vẫn bật lên mạnh mẽ, dâng trào. Điệp ngữ tôi yêu em có tác dụng gì ?
? Câu 5-6, Tác giả hồi tưởng lại tình yêu của mình dành cho “em”, đó là tình yêu như thế nào? Qua tình yêu đó hiểu thêm điều gì về Puskin?
? Nhịp điệu của hai câu thơ 5, 6 như thế nào? Nó tạo cho câu thơ giọng điệu gì? 
? Ở Câu 5-6, Puskin dám bày tỏ những góc khuất tối tận đáy sâu tâm hồn, đó là một tâm hồn như thế nào khi yêu?
? Hai câu 7-8 nối tiếp mạch cảm xúc và tâm trạng nhà thơ bằng điệp ngữ “tôi yêu em”, nhưng tình cảm mà tác giả bày tỏ lúc này có gì khác tình cảm ở 2 câu 5-6?
? Câu kết tác giả đã sử dụng loại so sánh nào? Cảm nhận của em về câu kết?
? Nhận xét về giọng điệu câu kết? Giọng điệu đó giúp khẳng định điều gì cho tình yêu tác giả?
? Sau những giây phút sầu khổ, dằn vặt của tình yêu đơn phương, kết thúc bài thơ Puskin đã tự bộc lộ điều gì về bản thân mình qua lời cầu chúc?
? Khổ thơ thứ 2 để lại cho em cảm nhận gì? 
HĐ3: HS tìm hiểu nghệ thuật của bài thơ.
PP/KT: Đàm thoại, giải quyết vấn đề
? So với những bài thơ tình khác, lối diễn đạt và bày tỏ tình yêu của bài thơ này có gì khác?
? Bài thơ sử dụng duy nhất 1 biện pháp nghệ thuật, đó là biện pháp nào? Tác dụng?
? Ngôn ngữ trong bài thơ gần gũi với phong cách ngôn ngữ nào?
(Bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình “điệu nói” khác hẳn với thơ “điệu ngâm”).
HĐ4: Tổng hợp, đánh giá, khái quát
PP/KT: Đàm thoại , cá nhân.
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
à HS tự rút ra tổng kết.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: (SGK/ 59)
2. Tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác: (SGK/ 59).
- Bố cục : 2 phần :
+ Khổ 1 : 4 câu đầu : Lời giã biệt và giãi bày một tình yêu vô vọng.
+ Khổ 2 : 4 câu cuối : Lời giãi bày tiếp và lời cầu nguyện cho người mình yêu.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Khổ 1:
a. Câu 1-2:
- Mở đầu “Tôi yêu em”: 
+ Đi thẳng trực tiếp vào vấn đề: bày tỏ tình cảm 1 cách ngắn gọn, giản dị.
+ Vừa là lời thú nhận với người yêu, vừa là lời tự nhủ bản thân. 
+ Cách xưng hô: tôi – em: trang trọng, có phần xa cách.
- Thú nhận tình cảm: “Chừng có thể, chưa hẳn tàn phai”: tình yêu bền bỉ, vẫn còn day dứt khôn nguôi.
à 1 cái tôi tình cảm, lời thú nhận chân thành.
b. Câu 3-4:
- “Nhưng”: sự đổi hướng đảo ngược vấn đề
- “Không để hoài”: kiểu câu phủ định triệt để: Sự dằn lòng, chế ngự cảm xúc, dứt khoát từ giã tình yêu để người yêu không phải u buồn, bận lòng.
à 1 cái tôi lí trí mạnh mẽ.
*/Tiểu kết: Khổ thơ 1 là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của nhân vật trữ tình: Tình cảm vẫn còn nhưng lí trí bắt phải giã từ để hướng về ý nghĩa đích thực của tình yêu.
2. Khổ 2:
a. Câu 5-6:
- Điệp ngữ “Tôi yêu em”: 
+ Nối liền mạch cảm xúc đang dâng trào trong lòng tác giả
+ Xoáy sâu vào tình cảm mà tác giả dành cho người yêu.
- “Tôi  lòng ghen”.
+ Tình yêu âm thầm, vô vọng với nhiều trạng thái tiêu cực vị kỉ ¨ 1 cái tôi thành thực hết mực: yếu đuối và bất lực trong tình yêu.
+ 2 Câu thơ nhiều ngắt cách, rối bời, khúc mắc ¨ giọng điệu day dứt, dằn vặt 
à 1 tâm hồn yêu đương cháy bỏng, đắm đuối trong vô vọng.
b. Câu 7- 8:
- “Tôi  thắm”: Khẳng định luôn dành cho người yêu 1 tình yêu tha thiết, chân thành.
- “Cầu  yêu em”: 
+ So sánh tương đồng: người khác yêu em như tôi ¨ Vừa tiếc nuối xót xa khi giã từ tình yêu, vừa kiêu hãnh tự tin về tình cảm của mình. 
+ Giọng điệu điềm tĩnh, tha thiết ¨ Câu kết bất ngờ khẳng định tình yêu chân chính, vị tha.
à 1 cái tôi bao dung, vị tha trong tình yêu.
*/ Tiểu kết: Khổ 2 là sự đấu tranh day dứt trong tâm hồn nhân vật trữ tình để vượt qua sự ghen tuông nhỏ nhen mà vươn tới sự cao cả vị tha trong tình yêu ¨ vẻ đẹp tâm hồn Pu- Skin.
3. Nghệ thuật:
- Lối diễn đạt ngắn gọn, giản dị (không dùng các biện pháp tu từ mà bộc lộ trực tiếp)
- Điệp ngữ “Tôi yêu em” nhấn mạnh cảm xúc chủ đạo trong bài thơ
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt nhưng giàu cảm xúc.
à Tiêu biểu cho thơ trữ tình “điệu nói”.
III . Tổng kết: 
(SGK / 60)
1. Giá trị nội dung
2. Giá trị nghệ thuật
- NL sử dụng ngôn ngữ.
- NL thu thập, đánh giá, lựa chọn và sử lí thông tin.
- NL sử dụng ngôn ngữ.
- NL thu thập, đánh giá, lựa chọn và sử lí thông tin.
- NL đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
NL giải quyết vần đề
NL khái quát
HOẠT ĐỘNG 3.LUYỆN TẬP
a. Bảng ma trận kiểm tra mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TÔI YÊU EM
- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ.
- Xác định thể thơ
- Hiểu được nội dung chính của bài thơ và các đoạn thơ.
- Cảm nhận được tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu của nhà thơ.
b. Câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ?
Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 3: Bài thơ gợi cảm nghĩ gì về tâm hồn P.K nói riêng, tình yêu nói chung?
HOẠT ĐỘNG 4.VẬN DỤNG
Câu 1: So sánh tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ với tâm trạng của Nguyễn Bính trong bài thơ “Tương tư”.
Câu 2: Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Pus- kin.
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Nắm những nét chính về 2 tác giả, 2 tác phẩm.
- Nắm nội dung cảm xúc chủ đạo của từng khổ thơ, bài thơ; đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Tuần:27 Ngày soạn:11/3/2018
Tiết:100 Ngày dạy:13/3/2018
Tiếng Việt : 
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
 - Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt để học tập tiếng Việt và ngoại ngữ thuận lợi hơn.
2.Về kĩ năng: Sử dụng TV đúng với đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập.
3. Về thái độ: giữ gìn sự trong sáng của TV
4. Xác định trọng tâm bài học:
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ và đặc điểm cơ bản loại hình của tiếng Việt.
- Vận dụng lí thuyết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt.
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : thu thập thông tin có liên quan đến bài học, phân tích, giải quyết các tình huống đặt ra qua văn bản; hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong văn bản.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
 1. Giáo viên:
- Giáo án/ thiết kế bài học, bảng phụ
- Tranh ảnh, (trình chiếu nếu có)
- Băng đĩa, máy ghi âm
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo các yêu cầu sau:
-SGK, STK, vở ghi chép.
- Đọc trước văn bản soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài
- Giấy A0, bảng phụ.
C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PP dạy học thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỉ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút,thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ Tôi yêu em của Pus-kin và cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
3.Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1.KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Mục tiêu cần đạt
*PP/KT: Đàm thoại vấn đáp
? Tiếng Việt thuộc họ hàng ngôn ngữ nào? (Họ Nam Á, dòng Monkhme, nhánh Việt Mường)
?Tiếng Việt trãi qua những loại chữ nào? ảnh hưởng của ngôn ngữ nào sâu đậm nhất?
Kích hoạt kiến thức nền. 
Tạo tâm  ... ia nhóm, thuyết trình
* GV giao nhiệm vụ: GV giao HS 4 tổ về nhà chuẩn bị nội dung báo cáo trong tiết học
- Tổ 1: Báo cáo câu 1
-Tổ 2 báo cáo câu 2
-Tổ 3 báo cáo câu 3
-Tổ 4 báo cáo câu 4
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS các tổ có 3 phút để chuẩn bị lên báo cáo.
* HS báo cáo kết quả:
- Tổ 1 cử đại diện lên báo cáo.
? Thơ mới khác thơ trung đại như thế nào về các mặt nội dung cảm hứng, cách cảm nhận thiên nhiên, con người và hình thức NT ?
-Tổ 2 cử đại diện lên báo cáo
- GV yêu cầu HS so sánh hai bài thơ Lưu biệt khi xuất dương và Hầu Trời về các mặt nội dung cảm xúc, hình thức NT.
? Tâm trạng, cảm xúc trong mỗi bài thơ là của ai ? Đề cập đến cái ta hay cái tôi ? Cảm xúc đó như thế nào ?
? Hình thức NT của mỗi bài về thể thơ, văn tự, cách sử dụng hình ảnh, biện pháp NT ?
-Tổ 3 cử đại diện lên báo cáo
? Từ bảng trên, nhận xét cách diễn đạt, nội dung của mỗi bài thơ chủ yếu theo lối cũ hay mới, ngoài ra còn yếu tố nào ?
-Tổ 4 cử địa diện lên báo cáo
- GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh.
? Quá trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945 được chia làm mấy giai đoạn ? Ba bài thơ trên đại diện cho các gd nào ?
? Nhận xét về thi pháp, ngôn ngữ, nội dung tư tưởng của từng bài? Đặc điểm đó đã hiện đại hay chưa ?
- GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh nội dung tư tưởng, đặc sắc NT của các bài Thơ mới.
* GV đánh giá kết quả:
-Bài tập 5: Gv yêu cầu học sinh 4 tổ thực hiện vào vở, Gv sẽ gọi một học sinh lên trình bày cho lớp.
-HS lên trình bày.
- Gv hướng dẫn HS lập bảng so sánh.
- Khái quát lại nội dung tư tưởng của bài thơ Chiều tối, Lai Tân ?
? Nhận xét về nghệ thuật của hai bài thơ trên về thể thơ, nhan đề, ngôn ngữ, sự vận động của hình tượng thơ ?
? Nội dung cảm xúc của bài thơ Từ ấy, Nhớ đồng ?
? Nhận xét về nghệ thuật của hai bài thơ về cách xây dựng hình ảnh, cảm xúc, các biện pháp tu từ, thể thơ ?
Hết tiết 1
Tiết 2
*HĐ 2:GV hướng dẫn HS ôn tập phần văn nghị luận
PP/KT: Đàm thoại, vấn đáp, cá nhân
? Kể tên các văn bản nghị luận đã học? Phân loại các văn bản đó?
? Nhận xét về cách nêu luận điểm, cách lập luận, giọng điệu của hai văn bản NLXH ?
? Tư tưởng của PCT, NAN đề ra trong hai văn bản trên như thế nào trong hoàn cảnh xã hội đương thời ?
? Bi kịch của các nhà thơ mới được khái quát như thế nào ?
? Vì sao các nhà thơ mới lại chọn cách giải quyết bi kịch bằng tình yêu TV ?
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS ôn tập phần văn học nước ngoài.
PP/KT: Đàm thoại, vấn đáp, cá nhân
? Cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em về nội dung và nghệ thuật ?
? Khái quát lại đặc điểm ngoại hình, tính cách, lối sống của bê-li-cốp ?
? Vì sao sau khi chết lối sống Bê-li-cốp vẫn còn tác động đến mọi người ?
? Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn ?
? Nhận xét về hoàn cảnh của nhân vật GVG trong đoạn trích ?
? Thái độ của GVG đối với Gia-ve như thế nào ?
? Thái độ đối với Phăng-tin ?
Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945.
1. So sánh Thơ mới và thơ trung đại.
Các bình diện
Thơ trung đại
Thơ mới
- Nội dung cảm hứng.
- Cách cảm nhận thiên nhiên, con người.
- Hình thức nghệ thuật.
- Thời đại chữ “ta” mang nặng tính cộng đồng, xem nhẹ cá nhân.
- Nhìn đời bằng đôi mắt già nua, công thức,ước lệ, khuôn sáo.
- Thể thơ truyền thống bằng chữ Hán, Nôm. Luật lệ chặt chẽ, ước lệ, tính quy phạm nghiêm ngặt.
- Thời đại chữ “tôi”, đề cao cái cá nhân, cá thể.
- Nhìn đời bằng đôi mắt xanh non, trẻ trung, ngơ ngác.
- Kết hợp thể thơ truyền thống và hiện đại; Luật lệ đơn giản, phóng khoáng, diễn đạt gần gũi; phá bỏ tính quy phạm.
2. So sánh nội dung và nghệ thuật bài Xuất dương lưu biệt và Hầu Trời.
Các bình diện so sánh
Nội dung
cảm xúc
Đặc điểm 
nghệ thuật
Xuất
dương
lưu
biệt
- Đại diện cho các chí sĩ CM (cái ta).
- Tâm trạng, cảm xúc buổi chia tay; tỏ lòng, tỏ chí hào hùng.
- Tư tưởng duy tân của các nhà nho PK, phê phán lối học khoa cử.
- Thể thơ thất ngôn bát cú, chữ Hán.
- NT truyền thống (hình ảnh tráng lệ, bay bổng; biện pháp ước lệ; vần, luật chặt chẽ.
Hầu
Trời
- Cái tôi nhà nho PK tài hoa, thất thế.
- Cái tôi cá nhân, thoát li, buồn chán.
- Thể thơ thất ngôn trường thiên; chữ quốc ngữ.
- Ngôn từ, hình ảnh giản dị; tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng.
* Nhận xét :
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương : cách diễn đạt, nội dung cảm hứng theo thơ TĐ, song có đổi mới (tư tưởng duy tân).
- Bài Hầu Trời : cách diễn đạt, nội dung có nhiều yếu tố mới song vẫn còn yếu tố cũ.
" Tính chất giao thời.
3. Quá trình hiện đại hóa thơ ca qua sự so sánh ba bài thơ XDLB, Hầu Trời, Vội vàng.
Giai đoạn
Các biểu hiện
I. Đầu TK XX – 1920 (XDLB)
Thi pháp, ngôn ngữ trung đại (thể thơ thất ngôn bát cú, chữ Hán), tư tưởng đổi mới (quan niệm về chí làm trai)
II. Từ 1920 – 1930 (Hầu Trời – 1921)
Thi pháp trung đại có nhiều yếu tố đổi mới (thất ngôn trường thiên, chữ quốc ngữ), cái tôi ngông của một nhà nho chán đời muốn thoát li lên Trời bán văn.
III. Từ 1930- 1945 (Vội vàng -1938)
Thi pháp, ngôn ngữ hiện đại (chữ quốc ngữ, thơ tự do, hỗn hợp các thể); cái tôi ham sống, quan niệm mới mẻ về thiên nhiên, lẽ sống, thời gian
4. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các bài Thơ mới.
Bình diện so sánh
Nội dung tư tưởng
Đặc sắc NT
Vội vàng (1938) - XD
Quan niệm sống mới mẻ, khát khao giao cảm với đời, tình yêu cuộc sống say đắm, nỗi ám ảnh thời gian.
Thể thơ hỗn hợp, tự do.
Hình ảnh thơ trẻ trung, táo bạo; nhịp thơ linh hoạt
Tràng
Giang
(1939)
- HC
Nỗi buồn bâng khuâng, cô đơn, rợn ngợp; nỗi nhớ quê da diết trước cảnh trời rộng sông dài.
Cổ điển và hiện đại (Nhan đề, đề từ, thể thơ, hình ảnh thơ)
Đây thôn
Vĩ Dạ
(1938)
- HMT
Niềm vui trước cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng trở thành nỗi cô đơn, khao khát, trách móc trong tình yêu đơn phương.
Cảm xúc thơ hồn nhiên, trong sáng, biến đổi bất ngờ.
Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo hòa quyện hư, thực.
Tương tư (1939)
- NB
Tâm trạng day dứt, nhớ mong khắc khoải đang tương tư người yêu.
Đậm chất chân quê, mộc mạc (thể thơ lục bát, cách dùng từ ngữ, hình ảnh đậm chất dân ca, giọng điệu)
Chiều xuân(1941)
- AT
Cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế, trữ tình trước cảnh chiều xuân mưa bụi KB.
Thể thơ 8 chữ, mỗi khổ là một bức tranh êm đềm, tĩnh lặng như tranh thủy mặc.
5. Tư tưởng và đặc sắc NT các bài thơ của HCM và Tố Hữu.
Bình diện
so sánh
Nội dung tư tưởng
Đặc sắc NT
Chiều tối, Lai Tân
Tâm hồn chiến sĩ CM luôn lạc quan, cảm thông hướng về nhân dân lao động.
Phê phán sâu sắc sự thối nát, giả dối của nhà cầm quyền TQ đương thời.
Vừa cổ điển vừa hiện đại (thể thơ, nhan đề, tính cô đọng; hình tượng thơ vận động theo hướng pt).
Giọng thơ linh hoạt (trữ tình ấm áp, châm biếm kín đáo, nhẹ nhàng).
Từ ấy, Nhớ đồng
Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng CM, xác định đúng vị trí trong cuộc đấu tranh, quan hệ với qc.
Tâm trạng buồn, nhớ đồng, anh em đồng chí trong những ngày bị tù đày
Hình ảnh thơ rực rớ, chói lòa, lãng mạn, hồn nhiên, chân thật, gần gũi.
Cảm xúc mới mẻ, trẻ trung, nồng nàn.
Vận dụng điệp từ, điệp khúc, thể thơ thất ngôn trường thiên.
II. Ôn tập phần văn nghị luận.
1. Nghị luận xã hội: Về luân lí xã hội ở nước ta; Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm vững chắc, tình cảm nồng nhiệt.
- Hạn chế lịch sử trong quá trình đề ra chưa thật chuẩn xác và khả thi trong xã hội đương thời.
2. Nghị luận văn học : Một thời đại trong thi ca (trích).
- Khái quát những biểu hiện và bi kịch bế tắc của Thơ mới - Bi kịch của cái tôi tách rời cái ta thời đại và dân tộc.
- Cách giải quyết phù hợp tâm trạng, tài năng, điều kiện của họ trong hoàn cảnh ấy.
- Kết quả, ý nghĩa : tạo nên phong trào Thơ mới, một thời đại trong thi ca, góp phần giữ gìn và làm giàu tiếng Việt văn học.
III. Ôn tập phần văn học nước ngoài.
1. Bài thơ Tôi yêu em.
- Nội dung : nỗi buồn của một mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
- Nghệ thuật : Điệp ngữ “Tôi yêu em”, ngôn ngữ giản dị, tinh tế, trữ tình “điệu nói”.
2. Nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao.
- Ngoại hình : tất cả đều gói trong bao.
- Tính cách, lối sống cô độc, sợ hãi mọi thứ, giấu ý nghĩ trong bao; chết là tất yếu.
- Hiện tượng phổ biến trong xã hội Nga " Nhân vật điển hình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
3. Nhân vật Giăng Van Giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
- Hoàn cảnh : tự thú để cứu người bị bắt oan, tranh thủ đến thăm Phăng-tin, Gia-ve xuất hiện bắt GVG, P chết.
- Thái độ đối với Gia-ve : bình tĩnh, điềm đạm thuyết phục Gia-ve tha cho P; hành động, thái độ quyết liệt khi P mất.
- Thái độ đối với P : đồng cảm sâu sắc, lời hứa lúc P hấp hối " nhân hậu, bao dung, đáng cứu thế của những người khốn khổ.
Năng lực hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực thuyết trình
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Bảng ma trận kiểm tra mức độ nhận thức:
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
ÔN TẬP VĂN HỌC
- Giai đoạn văn học, các đặc điểm của văn học giai đoạn này.
-Hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 ( thể loại thơ, nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, nghệ thuật đặc sắc).
+ Các tác phẩm văn nghị luận : đặc điểm của văn nghị luận qua nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, cách triển khai lập luận, ngôn ngữ diễn đạt.
+ Các tác phẩm văn học nước ngoài : nắm kiến thức cơ bản về tác giả, nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
- So sánh thơ trung đại với thơ hiện đại
- So sánh quá trình hiện đại hoá văn học qua các tác phẩm cụ thể.
- 
- Viết được một bài văn nghị luận về nội dung bài học
b. Câu hỏi bài tập
Câu 1:Liệt kê những tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán trước năm 1945?
Câu 2: Nội dung cơ bản của văn xuôi hiện thức trước năm 1945 là gì?
Câu 3: Kể tên một số tác phẩm của phong trào thơ Mới?
Câu 4: Những nét chung trong tâm trạng của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới là gì?
Câu 5:Thơ ca cách mạng tiêu biểu với những tác giả và tác phẩm nào?
Câu 6: Chọn một bài thơ tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 11 tập II để viết bài cảm nhận của em về bài thơ đó?
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Câu 1: Cảm nhận của em về tâm trạng của các nhà thơ mới trong các tác phẩm đã học ở chương trình ngữ văn lớp 11 tập 2
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Tôi yêu em ”của Pus-kin
Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Giăng van giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền ” – Huy gô.
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ:
- Củng cố khái quát về văn học VN hiện đại với các giai đoạn, đặc điểm của từng giai đoạn; các tác phẩm chủ yếu về nội dung và NT.
- Củng cố khái quát về các tác phẩm văn học nước ngoài : thể loại, nội dung, nghệ thuật.
b. Bài mới : Tóm tắt văn bản nghị luận 
 - Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
 - Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản nghị luận theo các hướng dẫn trong SGK.
 - Làm bài tập luyện tập (SGK/ 118,119).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_26_den_tuan_33_nam_hoc_2019_2020.docx