Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 21, Tiết 81: Thao tác lập luận bác bỏ. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 21, Tiết 81: Thao tác lập luận bác bỏ. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

- Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ;

- Một số vấn đề xã hội và văn học.

2. Về năng lực

- Thu thập thông tin liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ.

- Đọc – hiểu văn bản để tìm thao tác lập luận bác bỏ.

- Hiểu được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.

- Nhận diện phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận.

- Biết cách bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã

 hội hoặc văn học.

- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc thao tác lập luận bác bỏ.

- Biết vận dụng hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

 Nhận thức sâu sắc vai trò của thao tác bác bỏ, có ý thức vận dụng sáng tạo hiệu quả vào việc viết văn bản nghị luận . Bài học có ý nghĩa về đạo đức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Laptop, máy chiếu, bảng, phấn, giấy Ao, bút xanh, bút đỏ, nam châm,

2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Phiếu học tập;

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 

doc 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 21, Tiết 81: Thao tác lập luận bác bỏ. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21_Tiết: 81; Ngày soạn: 06/02/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ;
- Một số vấn đề xã hội và văn học.
2. Về năng lực
- Thu thập thông tin liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ.
- Đọc – hiểu văn bản để tìm thao tác lập luận bác bỏ.
- Hiểu được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
- Nhận diện phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận.
- Biết cách bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã
 hội hoặc văn học.
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc thao tác lập luận bác bỏ.
- Biết vận dụng hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
 Nhận thức sâu sắc vai trò của thao tác bác bỏ, có ý thức vận dụng sáng tạo hiệu quả vào việc viết văn bản nghị luận . Bài học có ý nghĩa về đạo đức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Laptop, máy chiếu, bảng, phấn, giấy Ao, bút xanh, bút đỏ, nam châm,
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Phiếu học tập; 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(5 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(25 phút)
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. (Giảm tải)
II. Cách bác bỏ
III. Bài tập (Bài tập 2)
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi; Thuyết trình; ...
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(10 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: nêu ví dụ và yêu cầu học sinh nhận xét.
- Bạn A xứng đáng đạt danh hiệu Đoàn viên xuất sắc năm học này. -> Khẳng định.
- Bạn A chưa xứng đáng đạt danh hiệu Đoàn viên xuất sắc năm học này. -> Phủ định (bác bỏ).
- Bạn Nam chưa xứng đáng đạt danh hiệu Đoàn viên xuất sắc năm học này. Là Đoàn viên xuất sắc phải gương mẫu trong mọi lĩnh vực, phải luôn dìu dắt, giúp đỡ các bạn thanh niên vào Đoàn,..Thử hỏi, trong một năm qua, bạn Nam đã là một Đoàn viên như thế chưa? -> Lập luận bác bỏ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). 
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hộiVì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ.Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài: thao tác lập luận bác bỏ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ (GIẢM TẢI)
II. CÁCH BÁC BỎ
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, kĩ thuật động não, trình bày một phút để giải quyết các nội dung: bố cục bài văn nghị luận bác bỏ, cách thức bác bỏ và giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Cách bác bỏ
1. Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ
- Mở bài: Nêu rõ ý kiến sai lệch.
- Thân bài: Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ.
- Kết bài: Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết.
2. Cách thức bác bỏ
- Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm
- Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình.
3. Giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ
- Rắn rỏi,dứt khoát.
- Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một ngữ liệu. 
GV yêu cầu HS đọc các đoạn trích ở mục II.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi: Cho biết trong ba đoạn trích trên, luận điểm (ý kiến, nhận định, quan niệm) nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao)
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
* Ngữ liệu 1:
- Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con bệnh thần kinh.
- Bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng các thi sĩ khác.
* Ngữ liệu 2:	
- Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn.
- Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”.
* Ngữ liệu 3:	
- Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”.
- Bác bỏ bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý và kết luận.
III. BÀI TẬP
Bài tập 2. Sgk tr 32
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, tìm hiểu bài tập 2 SGK trang 32.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
III. BÀI TẬP
Bài tập 2. Sgk tr 32
- Bác bỏ quan niệm thứ nhất: Nếu học thuộc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn, máy móc, thói khoe chữ cầu kì.
- Đề xuất vài kinh nghiệm:
- Đọc nhiều sách,nhớ những dẫn chứng hay
- Rèn khả năng hành văn 
- Tìm tòi,phát hiện cái mới.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK trang 32.
HS đọc.
GV hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn để bác bỏ một trong hai quan niệm sau, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học tập bộ môn tốt nhất.
a) Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
b) Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
*Định hướng: Cả hai quan niệm trên đều chưa chính xác, mỗi quan niệm có một cái nhìn phiến diện, sai lệch. Cần dùng lí lẽ, dẫn chứng để bác bỏ, đồng thời đề xuất một vài kinh nghiệm học tập bộ môn Ngữ văn tốt nhất.niá kết quả:
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
HƯỚNG DẪN CHUNG
- Khẳng định đây là một quan niệm sai về việc kết bạn trong lứa tuổi học trò. 
- Phân tích “học yếu” không phải là một “thói xấu”, mà chỉ là một “nhược điểm”
chủ quan hoặc do những điều kiện khách quan chi phối (sức khoẻ,
khả năng, hoàn cảnh gia đình); từ đó phân tích nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai trên. 
- Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với “những người học yếu” là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ về mọi mặt, trong đó có mặt học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó. Thời gian: 5 phút 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Dàn ý của HS (nộp về cho giáo viên, trình bày vào tiết học sau)
- Mở bài: Giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau (một quan niệm trong SGK và một quan niệm khác. Chẳng hạn: cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, tham vọng chứng tỏ bản thân mình).
- Thân bài:
+ Thừa nhận đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện đang tồn tại . (Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy)
+ Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy: 
 Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
 Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
+ Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn 
- Kết bài: Phê phán và nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái, đồng thời định hướng cho mọi người một cách sống đúng đắn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thực hành bài tập 3, sgk tr 32.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
-Hệ thống hóa kiến thức (khái niệm, cách bác bỏ).
-Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.
2. Bài sắp học: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 
Kiểm tra thường xuyên lần 5: Đọc hiểu và viết đoạn văn về tác phẩm Tràng giang. Thời gian làm bài: 45 phút.
- Đọc bài, thực hiện các yêu cầu trong phần hướng dẫn học bài
+ Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
+ Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và nỗi niềm khổ đau, chia lìa.
+ Nỗi niềm thôn Vĩ.
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu có liên quan đến tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. https://youtu.be/NqOj4o1Mpg0

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_21_tiet_81_thao_tac_lap_luan_bac.doc