Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành các biện pháp tu từ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành các biện pháp tu từ

 1. Về kiến thức : giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp & phép đối trog việc sử dụng TV

 2 . Về kỹ năng : có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của

 3. Về tình cảm: có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của TV.

II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án.

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

III/ Phương pháp: Vấn đáp, kết hợp trao đổi thảo luận, làm bài tập, trả lời các câu hỏi.

IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: VĂN BẢN VĂN HỌC

 3. Bài mới:

 3.1/ Vào bài: Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng.

 3.2/ Nội dung bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
 1. Về kiến thức : giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp &ø phép đối trog việc sử dụng TV
 2 . Về kỹ năng : có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của
 3. Về tình cảm: có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của TV.
II/ Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án.
 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, kết hợp trao đổi thảo luận, làm bài tập, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến trình dạy học:
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: VĂN BẢN VĂN HỌC
 3.	 Bài mới: 
 3.1/ Vào bài: Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng.
 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:HD LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP - SGK:
Yêu cầu hs đọc, thảo luận làm các bài tập:
- “Nụ tầm xuân ” được lặp lại nguyên vẹn nếu thay nó bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thì câu thơ sẽ ntn?
Gv: VD khác: Con bò đang gặm cỏ. Con bò ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò...
VD: Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai.
Học sinh đọc sgk thảo luận và cử đại diện trình bày, hs nhóm khác bổ sung.
Hs phát biểu định nghĩa.
Hs về nhà làm bài tập 2
 Hs ghi nhận.
 I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP.
1a. “Nụ tầm xuân”
“Nụ”khác“hoa”" hai trạg thái khác nhau.
-“Hoa cây này”:+ “hoa”" trạng thái khác.
+không xác định rõ “cây này” là cây nào.
"Thay đổi hình ảnh " thay đổi ý nghĩa 
- Nhạc điệu thay đổi ở “nụ” (thanh trắc) " “hoa” (thanh bằng).
* Việc lặp lại các cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu”: 
+ nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng.
+ không lặp lại " chưa rõ ý “không thể thoát được”.
- Cách lặp “nụ tầm xuân” " sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật.
- Cách lặp “cá mắc câu”, “chim vào lồng” " tính bi kịch of tình thế ko thể giải thoát.
b. Các câu đó chỉ có hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp. Nó tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn.
c. Định nghĩa phép điệp:
- Là biệp pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng như trên.
- Phân loại: điệp nối tiếp, điệp cách quãng, điệp vòng tròn (điệp ngữ chuyển tiếp).
2. Bài tập về nhà:
HĐ2: HD LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI - SGK::
Y/C Hs đọc các ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
Ở ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt.
Sự phân chia thành 2 vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì.
Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,...), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,...), các động từ (có, diệt, trừ,...) tạo thế cân đối ntn.
Trong ngữ liệu 3 và 4 có những cách đối nhau ntn.
Nêu định nghĩa phép đối.
ÿ GV: chốt ý.
HS đọc sgk, thảo luận trả lời (cách tiến hành như mục I)
Định nghĩa phép đối:
Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu,...để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa
HS ghi nhận.
 II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI:
1a.- Cách sắp xếp từ ngữ: có tính chất đối xứng, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu.
- Gắn kết bằng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa.
- Vị trí các từ tạo ra sự đối xứng nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và thẩm mỹ.
b. Ngữ liệu 3: đối bổ sung .
Ngữ liệu 4: đối xứng tương phản.
c. Hịch tướng sĩ: “Ta thường...”.
Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa... trừ bạo”.
Truyện Kiều: “Vầng trăng...dặm trường”.
d. Định nghĩa phép đối:
Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu,...để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa.
2a. Đối: tương phản giữa 2 vế:
Thuốc đắng giã tật ỵí Sự thật mất lòng
Nếu A thì B Nếu A thì C (C ỵí B)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
 “Bán”, “mua” thường dùng để chỉ những việc “bán”, “mua” những vật chất cụ thể. Nhưng ở đây là quan hệ tình cảm, tình nghĩa. Cách nói đó nhằm đề cao vai trò tình cảm xóm giềng và khuyên con người phải tỉnh táo trong quan hệ tình cảm.
b. Tục ngữ: ngắn gọn, cô đúc, khái quát được những hiện tượng rộng.
- Nhờ phép đối nên tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc và gần gũi với đời sống.
3. Bài tập về nhà:
V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: 
 1/ Củng cố -vận dụng: Các bài tập về nhà – sgk.
 2/ Dặn dò: + Về học bài, làm tiếp các bài tập. Soạn bài Chuẩn bị cho tiết ôn tập - thi học kì 2 
 VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau: ..
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc91 -THUC HANH VE PHEP DIEP VA PHEP DOI.doc