Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 20, Tiết 75+76: Hầu trời (Tản Đà) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 20, Tiết 75+76: Hầu trời (Tản Đà) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà.

- Những sáng tạo hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động.

2. Về năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tản Đà.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.

- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ thất ngôn trường thiên.

- Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hầu Trời và các tác phẩm khác của Tản Đà nói riêng.

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

- Nhìn nhận đúng những dấu hiệu đổi mới thơ ca theo hướng hiện đại.

 - Trân trọng ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của nhà thơ Tản Đà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

doc 11 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 20, Tiết 75+76: Hầu trời (Tản Đà) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20_Tiết: 75, 76; Ngày soạn: 18/01/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
HẦU TRỜI - Tản Đà
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà.
- Những sáng tạo hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động.
2. Về năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tản Đà.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ thất ngôn trường thiên.
- Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hầu Trời và các tác phẩm khác của Tản Đà nói riêng. 
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
- Nhìn nhận đúng những dấu hiệu đổi mới thơ ca theo hướng hiện đại.
 - Trân trọng ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của nhà thơ Tản Đà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập;
Tư liệu tham khảo: https://youtu.be/kjTD8VrkEQc
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(5 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả, tác phẩm Hầu Trời.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(65 phút)
I.Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả
 2. Tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Giới thiệu câu chuyện
2. Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
3. Thi nhân trò chuyện với trời
4. Bức tranh cuộc sống văn nhân dưới hạ giới.
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); thuyết trình;... 
Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(15 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (Thời gian dự kiến 5 phút)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới về tác phẩm Hầu Trời.
b. Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi thông qua việc quan sát 2 bức tranh.
c. Sản phẩm: 
- Những hình ảnh trên khiến em nhớ tới tác phẩm Muốn làm thằng cuội của tác giả Tản Đà.
- Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy. Qua đó, cho ta thấy được một Tản Đà phóng túng, hóm hỉnh pha lẫn chút ngông.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
	Chiếu 2 bức tranh.
Đặt 2 câu hỏi: Trả lời đúng những hình ảnh khiến em nhớ tới tác phẩm nào đã học của tác giả Tản Đà? Qua bài thơ đó, em hiểu mong muốn gì của tác giả? Mong muốn đó thể hiện con người tác giả là người như thế nào? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ) 
GV theo dõi có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gọi đại diện HS báo cáo 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV dẫn vào bài: Trong “Thi nhân Việt Nam” (Hoài Thanh – Hoài Chân), một cuốn sách được xem là “bảo tàng” của thơ mới, Tản Đà được cung kính đặt ở trang đầu. Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới nhưng với những gì thi nhân để lại cho thi ca, Hoài Thanh đã coi ông là “con người của hai thế kỉ”, “người đã dạo lên những bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội tân kì đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, đặc biệt người ta nhận thấy rất rõ một cái tôi nhà thơ với những tình điệu cảm xúc mới. “Hầu trời” là một bài thơ dài biểu hiện rõ đặc điểm thơ của Tản Đà.
HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (Thời gian dự kiến 65 phút)
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC 1. (Thời gian dự kiến 10 phút)
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu.
- Quê: Khê Thượng – Bất Bạt – Hà Tây (Bút danh Tản Đà là do nhà thơ ghép tên của các địa danh của quê hương ông: núi Tản, sông Đà).
- Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh):
+ Sinh ra trong buổi giao thời, khi Hán học suy tàn, Tây học mới bắt đầu.
+ Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tư sản thành thị.
+ Học chữ Hán nhưng lại viết văn bằng chữ Quốc ngữ và ham học để tiến kịp thời đại.
+ Là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia.
+ Vừa sang tác theo các thể loại cũ (tứ tuyệt, bát cú, lục bát,); vừa cho ra đời những bài thơ tự do theo hướng hiện đại hóa.
- Phong cách thơ Tản Đà:
+ Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái.
+ Có thể xem thơ văn Tản Đà như gạch nối giữa hai thời đại văn học viết dân tộc: trung đại và hiện đại.
 + Tác phẩm tiêu biểu: (sgk)
2. Tác phẩm “Hầu Trời”
- Xuất xứ: In trong tập “Còn chơi” (1921).
- Thể thơ: Thất ngôn cổ phong trường thiên. (Thể thơ này gồm 4 câu/7 tiếng/khổ; kéo dài không hạn định số câu, số khổ; vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Có khổ vần bằng, có khổ vần trắc. Thơ tự sự trữ tình, có cốt truyện mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật và tình tiết nhưng được kể bằng thơ và thấm đẫm cảm xúc trữ tình).
- Bố cục: 3 phần
Phần 1. Từ đầu đến “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”: Giới thiệu câu chuyện
Phần 2. Tiếp theo đến“ta chưa biết”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
Phần 3. Còn lại: Thi nhân trò chuyện với Trời.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1, 2. Tìm hiểu những nét chính về nhà văn (quê quán, sáng tác, quan niệm về sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác)
- Nhóm 3, 4. Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC 2. (Thời gian dự kiến 55 phút)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Giới thiệu câu chuyện (cách vào đề của Tản Đà)
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm HS thảo luận để làm nổi bật 2 nội dung:
- Câu chuyện được kể.
- Nghệ thuật giới thiệu câu chuyện
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Giới thiệu câu chuyện (cách vào đề của Tản Đà)
- Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò: Chuyện kể về một giấc mơ nhưng tác giả lại khẳng định nó là sự thật tác giả đã trải qua khiến cho câu chuyện mang không khí vừa thực vừa ảo.
- Điệp từ “thật” (Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên Tiên): 4 lần / 2 câu; 
- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn.
=> Ngay khổ thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận thấy một “cái tôi” cá nhân đầy chât lãng mạn, bay bổng pha lẫn nét “ngông” trong phong cách thơ của thi nhân.
=> Với lối vào đề thật độc đáo và có duyên làm cho câu chuyện tác giả sắp kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn, gợi tò mò nơi người đọc.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong bàn:
- Tác giả kể lại câu chuyện nằm mơ xảy ra vào lúc nào và nói về việc gì? Nhân vật trong câu chuyện là ai? Tâm trạng của nhân vật?
- Nhận xét về nghệ thuật giới thiệu câu chuyện của tác giả trong phần 1 của bài thơ? (Điệp từ “thật” cùng với cách ngắt nhịp trong câu 3 - 4 có tác dụng gì?)
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
2. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe 
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi tập trung vào 2 nội dung
- Thái độ của thi nhân khi đọc thơ.
- Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe thơ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
2. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe 
a.Thái độ của thi nhân khi đọc thơ
- Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc.(đọc hết văn vần à văn xuôi).
-Thi nhân kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình (Hai quyển khối tình)
- Gịong đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái à cuốn hút người nghe.
à Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên tận trời để khẳng định tài năng của mình.
Bởi lẽ,Tản Đà là một nhà thơ biết ý thức về tài năng và thơ văn clên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình của mình, dám bộc lộ cái “TÔI” cá thể của mình.
b. Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ
- Thái độ của chư tiên: 
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi 
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày 
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng 
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
à  ...  chuyện với Trời
a. Xưng danh
Thi nhân công khai lí lịch rất rành mạch, hiện đại: tên, họ, quê, châu lục, hành tinh:
“Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn
Quê ở A Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
àCách xưng danh đầy trang trọng, đĩnh đạc chứng tỏ một giá trị không thể phủ nhận trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
Cách tự xưng danh trong thơ văn cũng khẳng định hơn về cai tôi ca nhân của tác giả.
b.Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân
“Trời định sai con một việc này 
Là việc “thiên lương”của nhân loại 
Cho con xuống thuật cùng đời hay”.
à Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân: Truyền bá “thiên lương” cho hạ giới - một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự vì có ý nghĩa với cuộc đời. 
Với Tản Đà, công việc dưới trần gian của ông không chỉ là viết văn, chơi văn mà ông còn tự chất lên vai mình gánh nặng “văn chương tải đạo thiên lương”. Ông đã ý thức được trách nhiệm của mình với đời, đây cũng là một cách để tự khẳng định mình. 
=> Từ trách nhiệm này, chứng tỏ nhà thơ dù lãng mạn nhưng vẫn không thoát ly hiện thực cuộc sống.Tác giả vẫn ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với cuộc đời, mong giúp đời tốt đẹp hơn.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Đọc kĩ phần 3 của văn bản trong sgk; gạch chân những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.
GV đặt câu hỏi và yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi theo cặp trong bàn: 
+ Em có nhận xét gì về cách xưng danh của tác giả? Cách xưng danh ấy có ý nghĩa gì? 
+ Theo Tản Đà, ông được Trời giao cho nhiệm vụ? Nhiệm vụ đó có ý nghĩa
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
4. Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi tập trung vào Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
4. Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới
 Tản Đà đã vẽ ra bức tranh hiện thực về cuộc sống của mình và nhiều nhà văn khác: “Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó...Biết làm có được mà dám theo”
- Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ vẽ ra bức tranh cuộc sống nghèo khó, cùng quẫn của tác giả và nhiều cây bút khác (Tản Đà còn nhiều bài thơ khác nói về tình cảnh của mình: Cảnh vui của nhà nghèo, ...)
- Thực tế phũ phàng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, ông không tìm được tri âm nên phải lên tận trời để thỏa nguyện nỗi lòng.
=> Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ với bi kịch “áo cơm ghì sát đất”: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu (Nỗi đời cơ cực...). 
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Đọc kĩ phần 4 của văn bản; gạch chân những từ ngữ, hình ảnh về cuộc sống của văn nhân dưới hạ giới
GV đặt câu hỏi: Tác giả để trần tình cảnh ngộ của bản thân cũng là của chung nhiều nhà văn khác dưới hạ giới như thế nào? 
Thời gian hoàn thành: 2 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC 3. (Thời gian dự kiến 5 phút)
III. TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi để tìm ra
- Giá trị nội dung
- Giá trị nghệ thuật.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
III. TỔNG KẾT
- Về nội dung: Bài thơ thể hiện một “cái tôi” ngông nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. 
- Về nghệ thuật:
Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ:
+ Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu;
+ Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường;
+ Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn 
+ Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép. 
+ Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài vừa học
GV đặt câu hỏi: Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Thời gian hoàn thành: 2 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS báo cáo sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
*GV nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mệnh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa.
ð Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Đó là lý do khiến Tản Đà được đánh giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi ca” (Hoài Thanh).
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP (Thời gian dự kiến 15 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung hoạt động:
HS sử dụng sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để so sánh cái ngông của Tản Đà với cái ngông trong văn chương trung đại qua các tác phẩm đã học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Cái ngông trong văn chương trung đại, qua các văn bản đã học được thể hiện như thế nào? (qua văn bản Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, Hầu trời)
- Nguyễn Công Trứ: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng... khen chê phơi phới ngọn đông phong...Nguyễn Công Trứ, từ cuối thế kỷ XIX đã mang cái tài và cái tình của mình ra để chơi ngông với thiên hạ. Từ “ngất ngưởng” được sử dụng rất đắt như chỉ để dành riêng cho Nguyễn Công Trứ, đem vào cuộc đời ông, nó chỉ phong cách sống vượt ra ngoài khuôn phép, không chấp nhận bất cứ một sự áp đặt nào; nó nói hết được tài năng, phong cách sống và quan niệm về nhân sinh của ông.
- Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): Huấn Cao ngông trong tù, khoảnh, ít chịu cho chữ ai, coi thường quản ngục, coi thường cái chết, nhận ra người tốt sẵn sàng cho chữ... Quản ngục cũng ngông theo cách của ông ta khi dám liều xin chữ Huấn Cao. Với Nguyễn Tuân, cái ngông cũng trở thành một đặc trưng trong phong cách.  Ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân cũng tiêu biểu cho quan niệm về cái đẹp, về một cách chơi ngông. Nguyễn Tuân không chấp nhận những sự bình thường. Cái đẹp trong sáng tác của ông phải luôn được đẩy lên thành nghệ thuật. Tất cả đều được đẩy lên thành nghệ thuật với tất cả sự tinh xảo thể hiện thú chơi đẹp, một cách ứng xử đẹp, một nhân cách đẹp.
- Trong Hầu Trời: Đọc thơ cho Trời và tiên nghe, tự hào về tài thơ văn của mình, về nguồn gốc quê hương đất nước của mình, về sứ mạng vẻ vang đi khơi dậy cho cái thiên lương của mọi người bằng thơ văn). Cái ngông của Tản Đà là cái ngông của một người chìm đắn trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về sự đổi thay, say để mộng, mộng để mà ngông với người đời bởi chính cái ngông ấy.
-> Họ gặp nhau ở một điểm cơ bản mà nếu như thiếu nó thì sẽ không thể “ngông” được đó là cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính mình. Họ làm nên những phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, những ấn tượng đặc biệt, không thể nào phai trong lòng người đọc về một sự ngông không giông ai và cũng không thể có ai giống được. Và với Nguyễn Công Trứ, với Tản Đà, với Nguyễn Tuân,... “ngông” đã trở thành một khái niệm đặc biệt, quen thuộc và không thể thiếu trong nền thơ ca Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Cái ngông trong văn chương trung đại, qua các văn bản đã học được thể hiện như thế nào? (qua văn bản Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, Hầu Trời)
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi và báo cáo sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (Thời gian dự kiến 5 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung hoạt động: Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nghề văn trong cuộc sống hôm nay.
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS (nộp về cho giáo viên, trình bày vào tiết học sau)
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: Đảm bảo về dung lượng khoảng 5 đến 7 dòng, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. 
- Nội dung:
 Đối với nhà văn, hơn bao giờ hết là một tấm lòng nồng hậu với cuộc đời. Nghề nhà văn là nghề không phải ai cũng làm được, và nhà văn chính là người tạo ra tác phẩm tuyệt vời. Nhà văn cần có sự sâu sắc để hiểu được lòng mình, lòng người. Sâu sắc để nhìn mọi vật, để có thể viết lên được tác phẩm có giá trị về mặt cảm xúc và lý trí. Nghề văn là một nghề vô cùng khó, bởi nó đòi hỏi người làm văn phải linh hoạt và hi sinh rất nhiều mới mong có thể theo đuổi được đến cùng. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nghề văn trong cuộc sống hôm nay.
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức và báo cáo sản phẩm.
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Nhận xét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tản Đà.
- Những đóng góp chính về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Hầu Trời.
2. Bài sắp học: Vội vàng –Xuân Diệu
- Tìm hiểu về tác giả
- Đọc văn bản và định hướng câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sgk. + Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời.
 + Phần hai nêu cách “thực hành”: vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” và thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_20_tiet_7576_hau_troi_tan_da_nam.doc