A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ có ghi bảng phiên âm bài thơ (nếu chuẩn bị được).
2. Học sinh: xem bài trước, đọc kĩ phần TD và các chú thích, gạch dưới những từ ngữ cần PT, trl các câu hỏi HDHB.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
O: Trong bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMTT-1945, chúng ta đã từng đưa ra một VD cho sự phát triển qua ba giai đoạn của VHVN thời kỳ này, đó là ba nhà thơ: Phan Bội Châu – Tản Đà – Xuân Diệu. Như vậy thì có thể nói, ở giai đoạn đầu tiên của tiến trình hiện đại hóa văn học, có thể coi PBC như là một đại diện tiêu biểu bởi những sáng tác yêu nước của mình. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà thơ – nhà chí sĩ cách mạng PBC qua một sáng tác tiêu biểu của ông – bài thơ LBKXD.
2. Dạy nội dung bài mới
?Nêu mục tiêu cần đạt của bài học?
Ngày dạy: //, lớp 11A Ngày dạy: //, lớp 11A Tiết 73 / tuần 19 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. - Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ có ghi bảng phiên âm bài thơ (nếu chuẩn bị được). 2. Học sinh: xem bài trước, đọc kĩ phần TD và các chú thích, gạch dưới những từ ngữ cần PT, trl các câu hỏi HDHB. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới O: Trong bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMTT-1945, chúng ta đã từng đưa ra một VD cho sự phát triển qua ba giai đoạn của VHVN thời kỳ này, đó là ba nhà thơ: Phan Bội Châu – Tản Đà – Xuân Diệu. Như vậy thì có thể nói, ở giai đoạn đầu tiên của tiến trình hiện đại hóa văn học, có thể coi PBC như là một đại diện tiêu biểu bởi những sáng tác yêu nước của mình. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà thơ – nhà chí sĩ cách mạng PBC qua một sáng tác tiêu biểu của ông – bài thơ LBKXD. 2. Dạy nội dung bài mới ?Nêu mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu chung. - Hs đọc SGK phần tác giả. ? Nx? ? Thể loại? ? Bcls + hcrđ? Hoạt động 2 (30’): Đọc – hiểu văn bản. - 3Hs đọc 3 văn bản của bài thơ (giọng hào hùng, tâm huyết). ? Dựa vào VB, nên chia b/c bài thơ ntn? ? Ở ngay câu thơ đầu tiên, PBC đã qn làm trai là phải ntn? Em nx ntn về qn này? ? Tư thế, tầm vóc con người trong câu 2 hiện lên ntn? ? Hai câu thơ thể hiện một qn ntn của PBC? ? Hai câu này tg sử dụng hai kiểu câu khác nhau. Đó là hai kiểu câu nào? ý nghĩa? ? Hai câu này nói lên điều gì về ý chí của người làm trai PBC? ? Tg đã sd bpnt gì trong câu 5? Ý nghĩa? ? Kiểu câu mà PBC sd ở câu 6 là gì? Ý nghĩa? ? SS bản phiên âm và bản dịch thơ ở câu 6? ? Hai câu này nói lên điều gì về con người PBC? ? Hai câu cuối đã nói lên khát vọng gì của người anh hùng PBC? ? Với khát vọng hđ đó người chiến sĩ đã lên đường trong một tư thế ntn? Em nx ntn về những hình ảnh được nhắc đến trong câu cuối này? Hoạt động 3 (10’): Tổng kết. ? Nx về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? ? Bài thơ có ý nghĩa ntn? TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - PBC là nhà yêu nước và cách mạng lớn, “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”. - Ông là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình – chính trị. 2/ Tác phẩm - Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. - Bcls + hcrđ: SGK. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ. - Quan niệm mới về chí làm trai: “phải lạ” → làm những việc phi thường (cứu nước, thay đổi vận mệnh QG, DT) → qn mới mẻ, lẽ sống đẹp. - Tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ: “càn khôn” (trời đất) → sánh ngang tầm với vũ trụ, biết điều khiển càn khôn. => Một quan niệm mới, thể hiện một hoài bão lớn. 2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. - Câu khẳng định: khẳng định ý thức về một “cái tôi” cá nhân trước thời cuộc. - CHTT: hỏi để khẳng định quyết liệt hơn khát vọng cống hiến của cá nhân, thể hiện trách nhiệm trước lịch sử dt. => Lời khẳng định dứt khoát về ý thức trách nhiệm công dân trước vận mệnh ĐN. 3/ Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh ĐN và những tín điều xưa cũ. - Thủ pháp đối lập: sống >< nhục → thể hiện qn về lẽ nhục – vinh: gắn với sự tồn vong của ĐN. - Câu cảm thán: thể hiện nhận thức về một chân lí mới: sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong hc nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ là ngu mà thôi. => Khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt. 4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế lên đường. - Khát vọng hđ: muốn đuổi theo ngọn gió vượt qua biển Đông → muốn vượt lên thử thách để sánh ngang tầm cùng vũ trụ. - Tư thế lên đường: “bay lên” cùng với muôn trùng sóng bạc → tư thế hào hùng, đầy tráng trí. => Hình ảnh lãng mạn, hoành tráng thể hiện khát vọng lớn lao và tư thế kỳ vĩ của bậc anh hùng. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Ngôn ngữ khoáng đạt; - Hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ. 2/ Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. 3. Củng cố: ? Qua bài học em có suy nghĩ gì? 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: - Học bài, học thuộc lòng bản dịch thơ. - Bình giảng hai câu thơ cuối. - Xem tiết sau. Cần giáo án cả học kì 2 hoặc cả năm liên hệ với mình: 0995.071658
Tài liệu đính kèm: