Tiết 55
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kêt cấu của văn bản thuyết minh.
2. Về kĩ năng:
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thuyết minh
- Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi vận dụng văn thuyết minh vào đời sống
- Hình thành nhân cách:
+ Biết nhận thức được ý nghĩa của văn thuyết minh trong cuộc sống
+ Có ý thức tìm tòi về tri thức đời sống qua kết cấu của bài văn thuyết minh
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kết cấu của văn bản thuyết minh
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản thuyết minh
- Năng lực trình bày suy nghĩ của cá nhân về văn bản thuyết minh
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về kết cấu của văn bản thuyết minh
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh với các phương thức biểu đạt khác;
- Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh
Tiết 55 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh. - Các hình thức kêt cấu của văn bản thuyết minh. 2. Về kĩ năng: Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 3. Về thái độ: - Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thuyết minh - Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi vận dụng văn thuyết minh vào đời sống - Hình thành nhân cách: + Biết nhận thức được ý nghĩa của văn thuyết minh trong cuộc sống + Có ý thức tìm tòi về tri thức đời sống qua kết cấu của bài văn thuyết minh 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kết cấu của văn bản thuyết minh - Năng lực đọc – hiểu các văn bản thuyết minh - Năng lực trình bày suy nghĩ của cá nhân về văn bản thuyết minh - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về kết cấu của văn bản thuyết minh - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh với các phương thức biểu đạt khác; - Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập - Tư liệu tham khảo: Video Thượng Lâm – miền cổ tích 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Xem lại văn thuyết minh ở lớp 8. + Đọc văn bản, hoàn thành phiếu học tập VB Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân VB Bưởi Phúc Trạch Đối tượng TM Mục đích TM Nội dung TM Hình thức kết cấu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS xem video Thượng Lâm – miền cổ tích Yêu cầu: Ghi lại nội dung video, chú ý các hình ảnh, lời bình. - videoclip vừa xemgiới thiệu về đối tượng nào? - videoclip rất sinh động, hấp dẫn. Vậy sự hấp dẫn, sinh động của các đối tượng trong đoạn video được tạo nên bởi các yếu tố nào? - Để có cách giới thiệu phù hợp, đầy đủ và hấp dẫn về những cảnh quan đó, người ta đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Định hướng trả lời : - Giới thiệu về Thượng Lâm – địa danh của huyện Lâm Bình, Tuyên Quang - Sự hấp dẫn, sinh động được tạo nên: qua hình ảnh minh họa sinh động , sự biểu cảm trong cách thể hiện lời bình, cung cấp những thông tin khách quan từ nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh, chân thực, thú vị về đối tượng được nhắc đến. - PTBĐ: Thuyết minh GV giới thiệu bài mới: Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm VH nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy VB thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 27 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + pháp thuyết minh. + Các hình thức kêt cấu của văn bản thuyết minh. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Nhắc lại k/n về văn bản thuyết minh? - Các loại VB thuyết minh? Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ: + Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH. + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. + Thuyết minh về một phương pháp. I. Văn bản thuyết minh: - K/n: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính: + Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu. + Chủ yếu thiên về miêu tả. 2. Hướng dẫn tìm hiểu kết cấu của văn bản thuyết minh. Em hiểu thế nào là kết cấu? Kết cấu (Từ điển TV): Kết cấu là bộ khung, là bộ xương.... Kết cấu của văn bản là gì? Thảo luận nhóm Thời gian 10p Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1, 2: Tìm hiểu văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” Nhóm 3, 4: Bưởi Phúc Trạch Trả lời các câu hỏi: Đối tượng thuyết minh? Nội dung thuyết minh? Hình thức kết cấu? Mục đích thuyết minh? HS thảo luận, trình bày, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức II. Kết cấu của văn bản thuyết minh 1. Kết cấu của văn bản: Là sự tổ chức sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa, phù hợp với mối liên hệ bên trong của các đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với môi trường và quá trình nhận thức của con người. 2. Tìm hiểu ngữ liệu VB Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân VB Bưởi Phúc Trạch Đối tượng TM Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Một lễ hội dân gian) Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) Mục đích TM Giúp cho người đọc hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân Đồng Vân. Giúp người đọc hiểu được giá trị của bưởi Phúc Trạch Nội dung TM + Thời gian diễn ra lễ hội + Diễn biến của hội thổi cơm thi (Thi nấu cơm: Bắt đầu bằng việc lấy lửa, giã thóc thành gạo, lấy nước thổi cơm; Chấm điểm: Tiêu chuẩn để chấm, cách chấm) + Nguồn gốc ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thân của người dân + Hình dáng bên ngoài của quả: Quả không tròn, đỉnh không dô, dáng hơi dẹt ở đầu cuống và núm (để phân biệt với loại bưởi khác) + Màu sắc của quả bưởi: Vỏ vàng mịn, mỏng. + Vẻ hấp dẫn bên ngoài và hương thơm từ quả bưởi. + Sức hấp dẫn của múi, tép bưởi và hương vị đặc trưng của bưởi + Sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. Hình thức kết cấu + Trình tự thời gian + Trình tự lôgic: Có thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa. + kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), + trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) + trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư). Từ việc tìm hiểu ngữ liệu em hãy cho biết các kiểu kết cấu của văn bản thuyết minh? 3. Các kiểu kết cấu của văn bản - Trình tự thời gian (Quá trình hình thành, vận động và phát triển) - Trình tự không gian (Theo tổ chức vốn có của sự vật) - Trình tự logíc (Các mối quan hệ nguyên nhân- kết quả, chung riêng) - Trình tự hỗn hợp (Kết hợp nhiều trình tự khác nhau) c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 10 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Câu 1. Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào? Định hướng trả lời: Khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó. Các ý chính: - Giới thiệu về tác giả. - Thuyết minh về thời điểm ra đời bài thơ. - Nội dung của bài thơ: + Câu 1, 2: Niềm tự hào về mình và quận đội của mình. + Câu 3, 4: Khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả. - Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ. Câu 2. Nếu phải thuyết minh một di tích, môt thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nôi dung nào? sắp xếp chúng ra sao? Định hướng trả lời: - Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau: + Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích. + Miêu tả vẻ đẹp của di tích. + Ý nghĩa, giá trị của di tích. - Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa - gần, ngoài - trong... d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Chọn một trong hai bài tập trên, hoàn thành một bài văn thuyết minh 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh + Trả lời câu hỏi phần I. Dàn ý bài văn thuyết minh. + Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh: Nguyễn Du; đặc sản ở quê hương; di tích hoặc danh lam Tiết 74 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh 2. Về kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minhcó đề tài gần gũi, quen thuộc. - Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đè tài gần gũi, quen thuộc. 3. Về thái độ: - Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi vận dụng văn thuyết minh vào đời sống - Hình thành nhân cách: + Biết nhận thức được ý nghĩa của văn thuyết minh trong cuộc sống + Có ý thức tìm tòi về tri thức đời sống qua kết cấu của bài văn thuyết minh 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kết cấu của văn bản thuyết minh - Năng lực đọc – hiểu các văn bản thuyết minh - Năng lực trình bày suy nghĩ của cá nhân về văn bản thuyết minh - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về kết cấu của văn bản thuyết minh - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh với các phương thức biểu đạt khác; - Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập - Tư liệu tham khảo: 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. + Trả lời câu hỏi phần I. Dàn ý bài văn thuyết minh. + Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh: Nguyễn Du; đặc sản ở quê hương III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - ... giới ảo mà bị mất phương hướng trong các mối quan hệ thực. HĐII. ( 20p) Hướng dẫn HS lập dàn ý - Những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi có ảnh hưởng đến sáng tác của ông? - Bài viết cần có những luận điểm nào? II. Phần làm văn Câu 1: * Giải thích ý nghĩa câu nói: “Facebook là con dao hai lưỡi” có nghĩa chỉ mặt ích lợi và tác hại của facebook * Mặt lợi: Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. * Mặt hại: - FB hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức, và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân - FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc, chẳng khác nào những hậu quả như ở Gam online, “Cứu Net”, Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện - FB dễ gây nghiện với giới trẻ. FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. * Bài học nhận thức và hành động Câu 2: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, trích dẫn ý kiến * Cảm nhận, phân tích đoạn trích: làm rõ ý kiến - Tác giả khẳng định cuộc kháng chiến chống giặc Minh là hoàn toàn xuất phát từ nhân nghĩa, do dân vì dân: + Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường của nhân dân, dân tộc nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân thù. + Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông thực thi, đề cao và tuyên truyền nhân nghĩa để dành quyền lợi cho nhân dân, đoạt lại quyền sống, độc lập, tự do, trả lại cho nhân dân cuộc sống bình yên. - Tác giả khẳng định đất nước ta vốn có chủ quyền độc lập từ xưa đến nay. Nguyễn Trãi đưa ra những cơ sở khẳng định chủ quyền dân tộc như sau: + Văn hiến: văn hóa dân tộc ta – những giá trị tinh thần được hình thành “đã lâu”, có “từ trước” mấy nghìn năm vẫn tồn tại trong tiềm thức mỗi con dân Việt. + Lãnh thổ: Ranh giới lãnh thổ phương Bắc, phương Nam đã được phân định từ ngàn đời trước. + Phong tục: Nguyễn Trãi nêu ra mệnh đề này để nhấn mạnh rằng: Mỗi đất nước đều có phong tục tập quán riêng, Đại Việt cũng vậy. + Lịch sử riêng, chế độ riêng: liệt kê các thời kỳ lịch sử dân tộc, từ đời Triệu đến Đinh, Lí, Trần. Những triều đại này song song tồn tại với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở Trung Quốc. Bằng cách lập luận đối chiếu, so sánh, ông tỏ rõ niềm tự hào dân tộc. Còn từ “đế” mà Nguyễn Trãi sử dụng để khẳng định vua Việt Nam ngang hàng với vua Trung Quốc. => Sự tiến bộ trong tư tưởng Ức + Nhân tài: Tuy hưng thịnh từng lúc khác nhau, song đời nào cũng anh hùng. + Tác giả đưa ra hàng loạt những dẫn chứng trong LS để thuyết phục. * Khẳng định vấn đề: đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn đầu là một sự thành công của Nguyễn Trãi, là mở đầu cho áng văn thiêng cổ “Bình Ngô Đại Cáo”. HĐIII. ( 15p) Nhận xét, trả bài bài viết của HS (GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng) III. Nhận xét, trả bài: * Ưu điểm - Về kĩ năng: đa phần h/s nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. - Về ND: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận điểm. * Nhược điểm - Về kĩ năng: một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài. - Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận điểm do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. 3. Củng cố, luyện tập: Chú ý bố trí thời gian làm bài đối với từng câu sao cho hợp lí 4. Hướng dẫn tự học: Ngày dạy : Ngày dạy : Tiết 140 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRONG HÈ I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học cần ôn lại trong dịp hè về văn bản , làm văn, tiếng việt - Kĩ năng: Kĩ năng đọc hiểu văn bản, viết đoạn văn, rèn diễn đạt - Thái độ: Ý thức học tập trong hè của học sinh II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Xác định trọng tâm ôn, bài cần ôn, ra đề cho học sinh viết ở nhà HS: SGK, vở ôn III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động I: Ôn phần văn học - VHTĐVN bao gồm những nội dung chính nào ? Kể tên ? - Nêu biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước kèm ví dụ minh họa? - Dựa vào điều kiện nào để đánh giá một nguời yêu nước ? - CNNĐ bắt nguồn từ đâu ? Biểu hiện ? - Vai trò của chủ nghĩa nhân đạo ? - Cảm hứng thế sự là gì ? Phản ánh phương diện nào ? . - Hãy cho biết tính quy phạm là gì ?Nêu nội dung thể hiện ? - Sự phá vỡ tính quy phạm nói lên điều gì ? - Xu hướng trang nhã và xu hướng bình dị khác nhau ở điểm nào ? GV : Nêu vài tác giả đại diện cho hai xu hướng trên? GV : VHTĐ chủ yếu tiếp thu tinh hoa VH nước nào ? GV :Nêu những mặt tiếp thu VH nước ngoài.Biểu hiện của quá trình dân tộc hóa hình thức VH dân tộc . * Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh ôn phần làm văn * Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần TV - Nắm được các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Phân biệt được đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Nắm được khái niệm phép điệp phép đối và biết cách xác định phép điệp phép đối và chỉ ra tác dụng nghệ thuật của 2 phép tu từ Phần 1: Văn bản I.Đặc điểm về nội dung 1. Chủ nghĩa yêu nước: - Là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VH trung đại Việt Nam. - Biểu hiện: + Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc. + Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý thức độc lập tự cường.(Đại cáo bình Ngô;Sông núi nước Nam) + Xót xa trước tình cảnh nước mất, nhà tan,căm thù giặc (Hịch tướng sĩ) +Tự hào truyền thống lịch sử (Phú sông Bạch Đằng) + Lòng biết ơn, ca ngợi những con người hy sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) + Tình yêu thiên nhiên .(Cảnh ngày hè,Thu điếu) - Chủ nghĩa yêu nước bao gồm : * Yêu thiên nhiên. * Biết ơn ca ngợi những con người hi sinh vì tổ quốc . *Trách nhiệm xây dựng đất nước. * Xót xa trước cảnh nước mất nhà tan. * Tự cường dân tộc. * Tự hào về truyền thống. * Tinh thần quyết chiến quyết thắng. 2. Chủ nghĩa nhân đạo: - Là cảm hứng lớn, xuyên suốt, bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo. Nó biểu hiện cụ thể: + Thương người, tố cáo, lên án những thế lực, chế độ tàn bạo, chà đạp con người. + Đề cao con người tự do với các phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính về quyền sống, hạnh phúc + Đề cao những quan niệm đạo đức, đạo lý tốt đẹp. - Chủ nghĩa nhân đạo bao gồm: * Lên án hành vi vô nhân đạo * Khẳng định phẩm chất tốt đẹp ở nhân phẩm, tài năng, khát vọng con người * Cảm thông chia sẻ với số phận con người bất hạnh 3. Cảm hứng thế sự: - Là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời. - Phản ánh hiện thực XH, cuộc sống đau khổ của nhân dân (Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ). - Cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. II.Đặc điểm về nghệ thuật 1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: a) Tính quy phạm là gì? - Là đặc điểm nổi bật của VH Trung đại. - Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. b) Nội dung tính quy phạm: - Quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”. - Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu NT có sẵn từ xưa. - Thể loại VH: qui định chặt chẽ về kết cấu, niêm, luật. - Cách sử dụng thi văn liệu: sử dụng nhiều điển tích, điển cố Trung Quốc. - Thiên về ước lệ, tượng trưng. c) Sự phá vỡ tính quy phạm: - Ở một số tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và nghệ thuật (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ) 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị a) Tính trang nhã: - Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng (người quân tử, tỏ lòng, chí làm trai) - Hình tượng nghệ thuật: vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ, phi thường (tùng, cúc, trúc, mai). - Ngôn ngữ nghệ thuật: cách diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ (Nguyên Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan). b) Xu hướng bình dị: Càng về sau càng phát triển (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ) à Hướng tới những gì gần gũi nhất, đời thường nhất trong cuộc sống của con người với những giá trị biểu trưng của nó. 3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài: - Là quy luật phát triển của văn học trung đại. - Tiếp thu văn học Trung Quốc. - Quá trình dân tộc hoá hình thức văn học:1. Phần II: Làm văn: - Cấu tạo của một lập luận: Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng. Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ. - Các thao tác nghị luận: Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận. Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh. - Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần: + Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu). + Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết. + Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí. Phần III: Tiếng Việt: 1. Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Nhận rõ đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về các phương diện : Phương tiện ngôn ngữ,Tình huống sử dụng, phương tiện phụ trợ , đặc điểm về từ ngữ, câu văn bản. Rèn kĩ năng nói và viết phù hợp với đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ ( Nối: phát âm, ngữ điệu cử chỉ, nét mặtViết Xác định được nhân tố giao tiếp, lựa chọn từ ngữ, kiểu câu, dấu câu). Rèn kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, tránh nói như viết và viết như nói 2. Phép điệp và phép đối - Kiến thức về phép điệp: Phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (Âm, vần, từ, câu, nhịp,kết cấu ngữ pháp....) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. - Kiến thức về phép đối: Phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định 3. Củng cố, luyện tập: Nhắc lại kiến thức cơ bản 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Cảm nhận của em về các truyện , thơ, đoạn trích thơ....
Tài liệu đính kèm: