Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 15, Tiết 59+60: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng) - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 15, Tiết 59+60: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng) - Phùng Thị Thanh Thúy

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

(Trích “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng)

Môn học: Ngữ văn; lớp: 11

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.

2. Về năng lực

- Phân tích được các xung đột kịch và vai trò của các mâu thuẫn, xung đột kịch trong đoạn trích.

- Hiểu và phân tích được tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của các nhân vật chính trong vở kịch.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của một vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng.

- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

 

doc 12 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 15, Tiết 59+60: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng) - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15_Tiết: 59, 60; Ngày soạn: 19/12/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng)
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
2. Về năng lực
- Phân tích được các xung đột kịch và vai trò của các mâu thuẫn, xung đột kịch trong đoạn trích.
- Hiểu và phân tích được tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của các nhân vật chính trong vở kịch.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của một vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng.
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
Giáo dục cho HS hiểu đúng về cái đẹp và biết yêu cái đẹp 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm thơ, truyện; Phiếu học tập; 
Tư liệu tham khảo: https://youtu.be/haAI0Nl3bKY (Nguyễn Huy Tưởng - Còn mãi với thơig gian)
https://youtu.be/iQteO7rc2fE (Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn học)
https://youtu.be/AXzAwTo7p_E (Tóm tắt Vũ như Tô – Thư viện tác phẩm)
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thể loại kịch, tác giả Nguyễn Huy Tưởng và đoạn trích.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(60 phút)
I.Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả
 2. Vở kịch “Vũ Như Tô”
3. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Những mâu thuẫn, xung đột kịch
2. Nhân vật Vũ Như Tô.
3. Nhân vật Đan Thiềm
III. Tổng kết
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); dạy học dự án; Thuyết trình; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(15 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm về các thể loại thơ, truyện.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn”
- GV trình chiếu 4 miếng ghép, ẩn chứa 4 bức tranh. HS quan sát bức tranh và đoán tên các vở kịch đã học trong chương trình trung học cơ sở (Bắc sơn, Quan âm thị kính, Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục, Tôi và chúng ta)
GV đưa ra câu hỏi: Có thể khái quát một vài ý về các tác phẩm kịch đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). 
GV theo dõi có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS trong đội lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả). 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Nguyễn Huy Tưởng cùng thế hệ với Nam Cao, Tô Hoài nhưng có thiên hướng khai thác các đề tài lịch sử và Rất thành công trong hai thể loại kịch lịch sử và tiểu thuyết lịch sử như: Đêm hội Long Trì; An Tư; Lá cờ thêu sáu chữ vàng; Sống mãi với thủ đô...Vũ Như Tô là vở kịch đầu tay- bi kịch lịch sử có giá trị nhất của ông.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60 phút)
I. Tìm hiểu chung về tác phẩm
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động của HS.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) 
- Quê: Làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Là nhà văn có thiên hướng khai thác về đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp về thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Các tác phẩm chính : 
+ Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942); An Tư công chúa (1944); Truyện Anh Lục (1955); Bốn năm sau (1959); Sống mãi với Thủ Đô (1961); Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản
+ Kịch: Vũ Như Tô (1943); Cột đồng Mã Viện (1944); Bắc Sơn (công diễn 6 tháng 4 1946); Những người ở lại (1948); Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949); Lũy hoa (1960)
- Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn hậu mà thâm trầm sâu sắc.
2. Tác phẩm kịch: “Vũ Như Tô”
a. Thể loại 
- Bi kịch lịch sử.
- Đặc điểm kịch: Xung đột kịch, nhân vật kịch (hành động kịch, ngôn ngữ kịch) 
b. Hoàn cảnh sáng tác 
- Kịch Vũ Như Tô được sáng tác từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long các năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực 
- Vở kịch viết xong vào hè 1941, ban đầu có ba hồi, sau tác giả viết tiếp thành năm hồi 
c. Tóm tắt tác phẩm: (SGK)
3. Đoạn trích: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm “Vũ Như Tô”. (Hồi V – Một cung cấm)
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi :
(?) Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào?
(?) Nêu vài nét về tác giả.
(?) Nêu vài nét về vở kịch “Vũ Như Tô”.
(?) Tóm tắt nội dung tác phẩm.
(?) Nêu vị trí đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Xung đột chính của hồi kịch
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Xung đột chính của hồi kịch
a)Mâu thuẩn thứ nhất: Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát xa hoa, trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ lầm than 
- Mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài: Để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. 
- Để xây Cửu Trùng Đài: Tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã những người chống đối -> nhân dân vất vả, đói khát, lầm than. 
- Dân đói kém đã nổi lên, thợ định nổi loạn, Vũ Như Tô vẫn đốc công xây đài.
- Kết quả: 
+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, hoàng hậu nhảy vào lửa, đám cung nữ bị bắt bớ, nhục mạ 
+ Cửu Trùng Đài, hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Tương Dực, bị đốt thành tro.
- Mâu thuẫn xung đột giữa nhân dân lao động lao khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng gay gắt, căng thẳng.
b) Mâu thuẩn thứ hai: Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân 
- Đối với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn, là tâm nguyện của cuộc đời mình (vì đây là công trình nghệ thuật tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước). Vì nó, sẵn sàng chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa, bị thương vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc, sẵn sàng trị tội những thợ bỏ trốn, hi sinh bản thân ông
- Ngược lại: Trong mắt dân chúng, Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự ăn chơi xa xỉ, của tội ác. Cha đẻ của nó – Vũ Như Tô - là kẻ thù của họ, cần phải bị trị tội. Họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp trường.
- Nguồn gốc của sự khác biệt:
+ Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, muốn hết mình phụng sự cái đẹp. (cái đẹp)
+ Ông không đứng về phía Lê Tương Dực, nhưng lại muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình.
+ Nhưng lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống thiết thực của nhân dân. (cái thiện)
→ Tấn bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô.
- Kết thúc của vở kịch chỉ ra tính bi kịch, không thể điều hoà mâu thuẫn: 
+ Vũ Như Tô kêu lên đau đớn, tuyệt vọng, kinh hoàng -> quá ảo vọng, mơ mộng xa rời thực tế.
+ Dân chúng hô vui vẻ: Cử Trùng Đài đã cháy – thực đáng ăn mừng ->dân chúng không cần, không hiểu, nông nổi nên tàn ác
+ Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì đi ngược lại quyền lợi nhân dân, 
+ Nếu xuất phát từ quyền lợi nhân dân thì không thể thực hiện ước mơ nghệ thuật.
-> Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để đặt ra vấn đề muôn thuở: Mối quan hệ giữa khát vọng của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của nhân dân.
=> Tài năng, khát vọng của người nghệ sĩ rất đáng trân trọng song họ cần phải gắn bó với nhân dân. Nghệ thuật chân chính phải xuất phát từ mục đích vì cuộc sống, vì con người.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc SGK và định hướng nội dung thảo luận: (GV có thể chia nhóm nhỏ hơn để thảo luận từng nội dung)
- Nhóm 1, 3:  Chỉ ra những mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng.
(+ Để xây dựng được Cửu Trùng Đài, nhà vua phải thực hiện những chính sách gì đối với nhân dân? Điều đó đã gây nên những đau khổ gì cho dân?
+ Khi người dân đói kém đã nổi lên, thợ định nổi loạn thì công việc xây dựng như thế nào?
+ Mâu thuẫn trên đã dẫn đến kết cục như thế nào đã được thể hiện trong đoạn trích?)
- Nhóm 2, 4: Chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu với lợi ích trực tiếp của nhân dân.
(+ Việc xây dựng Cửu Trùng Đài có ý nghĩa như thế nào với Vũ Như Tô?
+ Còn trong mắt những người dân, Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là hiện thân của những điều gì?
+ Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài là nhằm mục đích gì? Ông đã thực hiện việc đó bằng cách nào?
+ Lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thuẫn với điều gì nơi nhân dân?
+ Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Có thoả đáng không?)
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 ... h diện.
à Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng cao siêu xa rời đời sống nhân dân lao động.
à Vũ Như Tô không nhận ra một thực tế: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân.
- Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. 
- Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông xuất phát từ thiên chức của nghệ sĩ chân chính, nhưng chưa đúng vì đặt nhầm chỗ, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình.
à Vô hình chung tự đưa ông sang hàng ngũ kẻ thù của nhân dân - ông thất bại - trả giá bằng chính sinh mạng của mình.
=> Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch sử, mang khát vọng lớn, cao cả nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Chỉ thực sự bừng tỉnh khi biết chính An Hòa ra lệnh đập phá, đốt Cửu Trùng Đài.
=> Qua Vũ Như Tô, tác giả đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống; giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời với lợi ích của nhân dân.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc SGK và định hướng nội dung thảo luận: 
- Nhóm 1: Vũ Như Tô là người có tính cách như thế nào? 
- Nhóm 2: Điều sai lầm của Vũ Như Tô ở chỗ nào?
- Nhóm 3. Vì sao Vũ Như Tô cương quyết không nghe lời Đan Thiềm chạy trốn? 
- Nhóm 4. Lý do nào khiến Vũ Như Tô trở thành kẻ thù của nhân dân?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS các nhóm nghe câu hỏi , trao đổi, thảo luận và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
2. Các nhân vật chính của vở kịch 
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động của HS.
2. Các nhân vật chính của vở kịch
b. Nhân vật Đan Thiềm 
- Là người trân trọng, đam mê cái tài – tài sáng tạo ra cái đẹp. 
- Với Vũ Như Tô thì Đan Thiềm là tri kỉ, tri âm duy nhất ở triều đình. (Vũ mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài) .
- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.
- Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.
- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu được người tài.
- “Bệnh Đan Thiềm”: Bệnh mê đắm cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tàià Thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài.
=> Sống chết hết mình vì cái, cái đẹp.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đã giao cho HS thực hiện phiếu KWL ở nhà trước tiết học.
K (thực hiện tại nhà)
W (thực hiện tại nhà)
L (thực hiện sau khi thảo luận trong tiết học)
(HS ghi các thông tin đã biết về nhân vật Đam Thiềm sau khi đọc đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài)
(HS tự đặt các câu hỏi: thông tin muốn tìm hiểu thêm, điều muốn lí giải về nhân vật Đam Thiềm )
(HS ghi các câu trả lời, chốt các thông tin về nhân vật Đam Thiềm )
.
.
.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS điền thông tin cột K và W ở nhà. 
GV tổ chức các nhóm thảo luận để học sinh hợp tác tìm thông tin điền vào cột L.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS trình bày thông tin đã điền ở cột K và W. GV chốt các thông tin cột K. 
GV tổ chức HS chia nhóm thảo luận. HS hợp tác tìm thông tin điền vào cột L. GV quan sát quá trình làm việc của các nhóm và giúp đỡ HS. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
+ Là người trân trọng, đam mê cái tài – tài sáng tạo ra cái đẹp. Nét tính cách ấy được nhà văn gọi là “bệnh Đan Thiềm” – “bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp.
+ Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Bi kịch, nỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu được người tài ngay cả khi sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên phiếu KWL.
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy, điền đầy đủ thông tin vào sơ đồ.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ tư duy.
III. Tổng kết
1. Nội dung
 Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”  đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.
- Tính cách tâm trtangj nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.
- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thể hiện và ghi vào giấy. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của bài học. 
GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy.
GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric.
Rubric đánh giá kết quả:
Nội dung yêu cầu
Mức đánh giá
(1)
(2)
(3)
Phần thông tin
HS chỉ nêu một số đặc điểm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
HS nêu được gần hết các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
HS nêu được đầy đủ các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Phần hình thức
Sơ đồ của HS chưa có sự thể hiện ý lớn, nhỏ, chưa biết dùng từ khóa, hình ảnh
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Vài từ khóa, hình ảnh chưa phù hợp.
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Từ khóa, hình ảnh phù hợp.
HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
 Có thể tham khảo:
 Trong lời đề từ của tác giả ở vở kịch Vũ Như Tô:
“Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”
 Chúng ta có thể thấy được những băn khoăn, day dứt của tác giả khi không biết lẽ phải thuộc về Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô. Và ông tự thú nhận rằng “Ta chẳng biết”, tức là ngay chính tác giả cũng không thể đưa ra được câu trả lời dứt khoát. Như vậy, chân lí không hoàn toàn thuộc về bên nào: Việc mất Cửu Trùng Đài nên mừng hay nên tiếc? Nhà văn cũng khẳng định viết vở kịch này để thể hiện sự tiếc nuối khi mất đi một tác phẩm nghệ thuật “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”, hay cũng chính là cảm phục tài năng, nhạy cảm với bi kịch của những con người tài giỏi.
Hoặc:
 Nhà văn đã chân thành bày tỏ lỗi băn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về cái đẹp hay hiện thực, người nghệ sĩ hay quần chúng nhân dân. Ông thú nhận “Ta chẳng biết”, tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng. Mâu thuẫn giữa cái đẹp, nghệ thuật và lợi ích thiết thực của nhân dân chỉ được giải quyết khi người nghệ sĩ có ý thức về hiện thực, sáng tạo dựa trên hiện thực, không xa rời cuộc sống, nhân dân, cũng đồng thời phải biết trân trọng và yêu quý cái đẹp. Nhà văn còn khẳng định: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”, nghĩa là yêu cái đẹp, nhạy cảm trước bi kịch của người nghệ sĩ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập phần Luyện tập (sgk, tr.193)
Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
“Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. 
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: Đảm bảo về dung lượng khoảng 150 chữ, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. 
- Nội dung:
+ Nghệ thuật và đời sống luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ đời sống, là tấm gương phản ánh đời sống bởi “Văn học là nhân học”. Nghệ thuật xa rời cuộc sống, nghệ thuật vị nghệ thuật thì có thể đem lại bi kịch cho người nghệ sĩ.
+ Người nghệ sĩ cần nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống để cân bằng chúng trong tác phẩm của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
2- Bài sắp học: Tình yêu và thù hận (trích Rô- mê- ô và Giu –li- et) – U.Sếch-xpia.
- Đọc văn bản
- Tìm hiểu về tác giả
- Đọc văn bản và định hướng câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sgk.
+ Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lí tưởng (phân tích 6 lời độc thoại nội tâm ở phần đầu, họ nói về nhau mà không phải nói với nhau: chân tình, đằm thắm, phấn chấn, rạo rực).
+ Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân trước định kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp, trước tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, tranh đấu cho con người được hưởng quyền sống chính đáng (phân tích 10 lời đối thoại tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_15_tiet_5960_vinh_biet_cuu_trung.doc