Giáo án Ngữ văn khối 11 - Nguyễn Thị Hồng Lương

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Nguyễn Thị Hồng Lương

I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu

II- Chuẩn bị:

Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

-

 1- Tổ chức:

 Sĩ số

 2- Kiểm tra:

 3- Bài mới:

 

doc 173 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Nguyễn Thị Hồng Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
4- Củng cố:
- 
5- Dặn dò:
-
Soạn ngày
 Tiết 1
 Vào phủ chúa trịnh(T1)
 ( Trích Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Cảm nhân giá trị sâu sắc của đoạn trích: Cuộc sống và sinh hoạt nơi phủ cúa thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắ sảo về cuộc sống trong phủ cúa Trịnh.
- Kĩ năng đọc - hiểu kí trung đại
- Giáo dục: Thái độ phê phán đối lối sống xa hoa, hưởng lạc và trân trọng nhân cách cao thượg như Lê Hữu Trác.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
Kiểm tra sách sgk, vở ghi, vở soạn
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
T: Giới thiệu vào bài
Nội dung chính phần tiểu dẫn?
T: Hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm mẫu.
3,4 H đọc tiếp đến hết.
T: Nhân xét cách đọc, giải thích từ khó
Bố cục? Nhân xét bố cục?
Quang cảnh phủ chúa được tái hiện theo trình tự thời gian nào? Cảnh vật và sinh hoạt của mọi người ở đây có đặc điểm gì?
Hình ảnh chi tiết nào theo emđã chứng tỏ tài quan sát kĩ càng, sắc sảo của tác giả? Qua đây có thể khái quát điều gì về đời sống sinh hoạt thời vua chúa Lê- Trịnh?
* Lời giới thiệu:
- ở VN thời trung đại có một danh y nổi tiếng: đó là Lê Hữu Trác- hiệu Hải Thượng Lãn Ông ( Ông lười Hải Thượng- Thượng Hồng, Hải Dương). Nhưng Hải Thượng Lãn Ông không chỉ nổi danh lương y như từ mẫu mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ với tập kí sự đặc sắc: Thượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh)
- Muốn hình dung phần nào sự tráng lệ, xa hoa ở phủ chúa Trịnh ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội) khoảng cuối thế kỉ XVIII, muốn tìm hiểu cách khám chữa bệnh của các thầy thuốc- lang y cho bệnh nhân quyền quí... thì cần đọc một vài đoạn trích trong Kí sự lên kinh của ông già lười Hải Thượng...
I- Tiểu dẫn:
1- Vài nét về tác giả Lê Hữu Trác:
- Hầu như suốt đời gắn bó với quê ngoại Hương Sơn- Hà Tĩnh.
- Sự nghiệp y thuật (Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh 66 quyển, soạn trong gần 40 năm), chứng tỏ Lê Hữu Trác là nhà y học, nhà văn, nhà thơ lớn.
- Là người khiêm khốn, nhân hậu, có biệt tài chữa bệnh, y đức sáng ngời, không màng danh lợi, chỉ thích nghiên cứu y lí, viết sách, mở trường dạy học, chữa bệnh cứu người và sáng tác thơ di dưỡng tinh thần.
2- Về tác phẩm Thượng kinh kí sự (1782, 1785): 
- in ở phần cuối bộ Y tông tâm lĩnh như một phụ lục ghi chép lại chuyến đi từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Biết bệnh thế tử nan y không thể chữa, chúa và các quan lại không tin tưởng vào cách chữa của mình, càng lo sợ tai vạ và chán ghét công danh, Lãn Ông lại trở về núi cũ trong tâm trạmg hân hoan, vui mừng.
3- về thể kí sự:
Thể laọi văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh, xuất hiện ở VN từ TK XVIII.
II- Đọc- hiểu văn bản:
* Đọc- từ khó:
- Đọc diễn cảm bản dịch: Cách đọc chậm rãi, từ tốn, chú ý một số câu thoại, lời của quan chánh đường, lời của thế tử, lời người thầy thuốc trong phủ, lời tác giả...
* Bố cục: 4 đoạn
- Đoạn 1 từ đầu => chầu ngay: mở truyện- lí do vào phủ theo lệnh của chúa.
- Đoạn 2: tiếp đến cho thật kĩ: Cảnh mắt thấy, tai nghe trên đường vào phủ chúa.
- Đoạn 3: tiếp đến khác chúng ta nhiều: Khám bệnh và kê đơn.
- Đoạn 4 còn lại.
Nhận xét: Bố cục mạch lạc, tả theo trình tự thời gian và sự việc, chọn ngôi kể thứ nhất xưng tôi, tái hiện những điều tự người viết chứng kiến và cảm nhận.
1- Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa qua cái nhìn và cảm nhận trực tiếp của tác giả:
* Quang cảnh nơi phủ chúa được kể - tả lại từ những điều trực tiếp mắt thấy, tai nghe lần đầu của tác giả rất cụ thể và ssống động. Lần lượt theo chan của người dẫn đường, có khi cùng với quan chánh đường Hoàng Đình Bảo, một sủng thần của Trịnh Sâm- Đặng Thị Huệ, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.
- Cảnh ngoài: 
+Mấy lần cửa, vườn hoa, quanh co hành lang, điếm Hạ mã, ngôi nhà
+ lớn Đại đường lộng lẫy, phòng trà...
+ Các quan lại, khách khứa, người giúp viẹc, bảo vệ, phục dịch đi lại nườm nượp; thị vệ nghiêm trang cảnh giác...
- Cảnh nội cung: Trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng,đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.
- Nhiều thủ tục rườm rà nhiêu khê: 
+Bữa ăn sáng của tác giả ở điếm Hậu mã
+ Cảnh mọi người chầu hầu thế tử
+ Cảnh chào lạy và xem hầu mạch, khám bệnh cho thế tử.
+ Cảnh chẩn bệnh, kê đơn.
- Trong mhững cảnh trên, có lẽ chi tiết tả cảnh thế tử cười, khen ông già thầy thuốc lạy mình khéo là chi tiết đắt giá nhất. Vì nó vừa chân thực, vừa đậm chất hài hước kín đáo. nó không chỉ là cảnh sinh hoạt giàu sang, đài các của gia đình nhà chúa mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp nhỏ của các thầy thuốc hầu hạ và thái đọ kín đáo khách quan của người kể.
- Giá trị chân thực của đoạn trích là ở chỗ tác giả vẽ được bức tranh chi tiết về cảnh sống xa hoa, giàu sang tột đỉnh, cách biệt hẳn với bên ngoài nơi chúa ở. Nhưng đó cũng là khung cảnh vàng son đầy quyền quý, đầy tù hãm, thiếu khôngkhí. Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa vì thế đã tự phơi bày ra trước mắt người đọc.
4- Củng cố:
- Tác gải Lê Hữu Trác và Thượng kinh kisự.
- Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa qua con mắt của tác giả.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết 2 tiếp bài.
Soạn ngày
 Tiết 2
 Vào phủ chúa trịnh(T2)
 ( Trích Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Cảm nhân giá trị sâu sắc của đoạn trích: Cuộc sống và sinh hoạt nơi phủ cúa thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắ sảo về cuộc sống trong phủ cúa Trịnh.
- Kĩ năng đọc - hiểu kí trung đại
- Giáo dục: Thái độ phê phán đối lối sống xa hoa, hưởng lạc và trân trọng nhân cách cao thượg như Lê Hữu Trác.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
Kiểm tra sách sgk, vở ghi, vở soạn
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Phát hiện và phân tích những câu văn bày tỏ thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác trên đường vào phủ chúa. Đó là thái độ, tâm trạng như thế nào?
Nhận xết bài thơ của tác giả?
Qua lời đối thoại với ông lang đồng hương, có thể thấy một phần thái độ của cụ Lê như thế nào?
Trong và sau khi khám 
bệnh- hầu mạch cho thế tử, diễn biến thái độ, tâm trạng của cụ lang y như thế nào? Vì sao cụ nghĩ như vậy? Suy nghĩa đó chứng tỏ điều gì?
Giá trị nổi bật của đoạn trích?Giá trị ấy thể hiện ở những khía cạnh nào?
Giá trị nghệt huật của thiên truyện là gì?
II- Đọc- hiểu:
2- Thái độ, tâm trạng và suy nghĩa của tácgiả:
- Ngạc nhiên, khâm phục trước cảnh giàu sang phú quí tột bậc. Vốn là con quan sinh trưởng ở cốn phồn hoa, quen nhiều cảnh giàu có, sang trọng, thế mà bước chân đến đây mới thấy sự giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.
Lời lẽ, hình ảnh miêu tả giàu sang trong phủ chúa theo lối ước lệ, với thái độ ngợi ca, sùng kính Cả trời Nam sang nhất là đây; lầu từng gác vẽ tung mây..... nguyên ngư phủ... đó là kiểu viết của văn xuôi trung đại thường xen lẫn với thơ.
Câu hỏi lại khá đột ngột; tiếp theo là câu trả lời như giãi bày nhũn nhặn. Đó là thái độ không xu phụ, học đòi những kẻ quyền quí; tự hào về cách sống mà nơi mình giữ kẽ, thận trọng mà vẫn lộ ra phẩm cách cứng cỏi.
- Đầu tiên là thái độ sợ hãi: Tôi nín thở đứng chờ ở xa, tôi khúm núm đứng trước sập xem mạch.
 Theo lênh quan Chánh đường, cụ lang hai lần quì lạy 8 lạy một đứa bé- một bệnh nhân 5,6 tuổi một cách thành kính.
- Suy nghĩ của Lê Hữu Trác được bày trực tiếp , ý kiến chẩn bệnh của ông khác hẳn với ý Chánh đường và các thầy thuốc trong cung. Nhưng ông đúng, giỏi và sâu sắc hơn họ. Hiểu hết căn bệnh của thế tử, nêu ra những luận giải hợp lí, thuyết phục và cách điều trị đúng nhưng ông băn khoăn chưa nói ngay, chưa muốn sử dụng cách đúng ấy vì sợ chữa khỏi ngay sẽ được tin dùng, phải ở lại kinh, không được sống như sở nguyện.
- Có cách chữa hoà hoãn, chỉ dùng bằng phương thuốc vô thưởng, vô phạt, cầm chừng.
=> Hai ý nghĩ trái ngược nhau cùng xuất hiện trong lòng ông.
- Cuối cùng ý thức về nhà nho trung với chúa, với nước, cho xứng với truyền thống của cha ông, trọng trách chân chính đã thắng. Ông gạt tất cả sở thích cá nhân sang một bên, thẳng thắn đưa ra ý kiến và kiên trì bảo vệ quan điểm của mình: ông tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần, nhưng tôi vẫn cứ giải thích mãi. 
=> Rõ ràng Lê Hữu Trác là một thầy thuốc quê mùa nhưng ông rất giỏi, rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn, một thầy tuốc có lương tâm đức độ, một nhà nho chân chính và cứng cỏi, một con người khinh thường danh lợi, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm, giản dị nơi làng quê dù tận mắt chứng kiến cảnh giàu sang tột bực nơi đế đo và bản thân mình đang có cơ hội giàu sang phú quí ấy.
- Gián tiếp cho thấy thái độ không đồng tình của tác giả trước hiện thực: không đồng tình trước lối sống quá đỗi xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
 ý muốn về núi của Lãn Ông đối lập gay gắt với quan điểm gia đình chúa Trịnh và bọ quan lại dưới trướng như là sự đối lập giữa trong và đục, ô trọc và thanh cao.
III- Tổng kết và luyện tập:
1- Tổng kết:
a- Giá trị về nội dung:
- Vẽ lại bức tranh chân thực và sịnh động về quang cảnh sống và cảnh sống trong phủ chúa Trịnh xa hoa, quyền quí, hưởng lạc.
- Con người và phẩm chất của tác giả: tàinăng, y lí, đức độ, khiêm nhường, trung thực, cứng cỏi, lẽ sống trong sạch, thanh cao, giản dị, không màng công danh, phú quí.
b- Giá trị nghệ thuật của thiên truyện:
- Kể, tả trung thực, giản dị
- Thái độ, tâm trạng thể hiện kín đáo, đúng mực, có luận giải hợp lí.
- Giọng điệu thấp thoáng mỉa mai, hài hước.
2- Ghi nhớ sgk T9
4- Củng cố :
Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa và thái độ của tác giả?
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị T3 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Soạn ngày
 Tiết 3- Tiếng Việt
 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Thấy được mối qua hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân.
- Kĩ năng xây dựng những lời nói có dấu ấn sáng tạo cá nhân trên cơ sở những qui tắc chung của ngôn ngữ xã hội.
- Có ý thức tôn trọng những qui tắc chung của xã hội.giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
T: Diễn giải.
Các yếu tố chung về mặt âm thanh bao gồm nhữnggì?
Các yếu tố chung về mặt từ ngữ bao gồm những gì?
Các yếu tố chung về mặt qui tắc, phương thức bao gồm những gì?
Lời nói là gì? Nó tồn tại dưới nhưnngx dạng nào?
Những đặc điểm riêng của lời nói cá nhân được thể hiện ở những phương diện nào?
: Đọc ghi nhớ sgk T13.
 ... vạ.
=> Một mặt, nhà văn muốn thể hiện cái hung hãn, lưu manh, côn đồ của Chí Phèo. Mặt khác, từ trong thẳm sâu ý thức, cái say và cái tỉnh của Chí luôn song hành đan xen, đó còn là ý thức phản kháng liều lĩnh, bế tắc và tuyệt vọng của Chí phèo.
- Qua cách ứng xử của lí Cường và bá Kiến, người đọc còn they bản lĩnh cáo già của địa chủ cường haofgiaf đời đục khoét và nhiều kinh nghiệm cai trị dân lành. Một cách nhẹ nhàng, khôn khéo, lão chuyển nguy thành an, chuyên bại thành thắng, bình tĩnh rút ngòi kíp nổ, xoa dịu, an ủi, kết thân, dụ dô, lúc lười, lúc quát, lúc nói nhỏ => Chí Phèo chẳng bao lâu đã nhụt chí căm hờn, đã nghe theo lời ngon ngọt của lão bá và đàn dần chỉ vì vài hào bạc uống rượu, đã trở thành tay sai đắc lực của bá Kiến.
b- Mối tính Chí Phèo- thị Nở:
*Thị đi kín nước ngủ quên trong vườn chuối nhà Chí Phèo; Chí Phèo say về nhà tình cờ gặp thị Nở Nửa đêm, Chí Phèo đau bong, được thị Nở dìu vào lều. Chí ngủ thiếp đến sáng bong hôm sau mới dậy.
* Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu sau những cơn say dài triền miên.
 + Nam Cao tả tâm trạng người say rượu thật chính xác: Miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn.
 + Lâu lắm hắn mới có cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót, ánh nắng rọi vào cái lều nát
- Nhớ lại quá khứ xa xôi và những ước mơ bình dị như biết bao người dân quê.
- Nghĩ đến hiện tại, lại nghĩ về tương lai cô độc, tuổi già, đau ốm hắn càng buồn lo hơn. Lần đầu tiên hắn trở lại làm người, suy nghĩ như một người nông dân nghèo, bản chất lương thiện.
- Đây là một trong những đoạn văn hay nhất truyện: tả tâm lí diễn biến của một người say chit tỉnh như Chí Phèo thật tự nhiên, hợp lí, tinh tế.
- Một cách tự nhiên, suy nghĩ của Chí Phèo lại hướng về thị Nở, khi thị bước vào lều với bát cháo hành.
* Hình tượng bát cháo hành : một trong những chi tiết hình ảnh độc đáo vừa chan thực, vừa giàu ý nghĩa:
- Với thị Nở đây là bát cháo tình nguyện, bát cháo đem cho, đem tặng, bát cháo tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình.
- Với Chí Phèo: bát cháo đầu tiên và cuối cùng được ăn trong tình yêu và hạnh phúc mới mẻ, muộn mằn, có tác động bất ngờ, mạnh mẽ:
+ Đầu tiên là ngạc nhiên (vì không thể nghĩ đến, không thể ngờ. Một người như Chí, nỗi sợ hãi và sự căm ghét của cả dân làng. Người ta coi hắn như con quỉ của làng Vũ Đại. Hắn muốn ăn gì thì chỉ có giành lấy, cướp lấy cảu người khác. Vậy mà bây giờ lại có người đem cho hắn, đến với hắn, không sợ hắn, đem lại đời sống mới cho hắn).
 + Sau đó là cảm động không thể ghìm nén: mắt ươn ướt, hình như hắn khóc.
 +Rồi bâng khuâng vừa vui vừa buồn, ăn năn, hối hận vì những việc ác mà mình đã làm.
 + Nhớ quá khứ tủi nhục bị bà ba làm nhục.
 + Quay về hiện tại: tràn ngập niềm vui mới mẻ, thấy lòng như trẻ con, muốn làm nũng với thị như làm nũng mẹ.
 + Thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao! Mong muốn thị Nở sống chung
 Trong hơi thoảng của cháo hành, với nụ cười tin cẩn của thị Nở, lòng Chí Phèo như nở hoa khi nghĩ đến tương lai cuộc sống gia đình nho nhỏ, mơ ước từ thuở nảo thưở nào sẽ được thực hiện cùng thị Nở, Chí phèo sẽ chấm dứt cuộc sống thú vật từ đây, trở lại cuộc sống bình thường của người nông dân lương thiện. => Thì ra trong bản chất con quỉ dữ của làng Vũ Đại vẫn là một con người rất đáng thương.
* TL: Chi tiết bát cháo hành thể hiện tình cảm chan chứa nhân đạo của nhà văn. Mặt khác thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.
* Khi bị thị Nở từ chối:
- Đầu tiên cũng lại là ngạc nhiên, thích chí trước cử chỉ giận dữ của thị Nở. Đến lúc hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra song sốt, không nói nên lời.
- Tiếp theo là đuổi theo níu lại, nắm lấy tay thị, Bị thị giú, đẩy lăn khoèo xuống sân- bị từ chối quyết liệt. Lại kêu làng, lại rạch mặt ăn vạ, lại uống say như thói quen trở lại. Càng uống, càng tỉnh, chỉ thấy thoang thoảng của hơi cháo hành. Đau khổ, tuyệt vọng, khóc rưng rức. Say mềm, sách dao đi trả thù.
=> Đó là lô gích tâm trạng của Chí Phèo, bi kịch bị cướp quyền làm người đang đi dần đến đỉnh điểm.
c- Cuộc tả thù và tự sát của Chí Phèo ơ ở nhà bá Kiến:
- Tác giả lí giải vì sao trước đó Chí Phèo dự định đến nhà thị Nở để đâm chết thị và bà cô thị cho hả giận nhưng cuối cùng Chí Phèo lại quyên không đến nhà thị Nở mà lại đến nhà bá Kiến.
 Đó là cách hành động của người say thường không theo dự định như ban đầu. Nhưng một cách gích khác, sâu hơn là từ trong sâu thẳm, Chí lờ mờ hiểu ra nguyên nhân sâu xa đâu phải vì thị Nở hay bà cô thị Nở mà cái kẻ làm Chí ra thế này chính là bá Kiến.
 Đến đòi quyền lương thiện là phải đòi nơi lão bá. Không đòi được thì phải trả thù. Đó chính là cách giải thích của tư tưởng nghệ thuật Nam Cao. Giả sử, nếu Chí đến đâm chết cả nhà thị Nở rồi tự sát thì chủ đề, ý nghĩa truyện chắc sẽ giảm đi nhiều lắm.
- Những câu nói thể hiện :
+ Tâm trạng cực kì phẫn uẫn bế tắc của Chí Phèo trước kẻ thù suốt đời mình.
+Thể hiện khát khao cháy bang của người dân cùng khổ.
+ Thể hiện bản chất người tốt đẹp, hướng thiện của con quỉ dữ làng Vũ Đại.
+ Thể hiện tình trạng không hoàn toàn say của Chí.
+ Thể hiện bi kịch đỉnh điểm của Chí Phèo đòi hỏi phải được giải quyết theo một cách nào đó.
d- Hành động cuối cùng của Chí Phèo: đâm chết bá Kiến và tự sát 
- Chí Phèo giết bá Kiến là tất yếu vì tuy làm tay sai cho hắn, tuy thỉnh thoảng vẫn nhận tiền của hắn để mua rượu, nhưng từ trong sâu thẳm, anh vẫn không nguôi âm ỉ lòng căm thù kẻ đã đẩy anh vào tù, làm cho đời anh khốn khổ. Đến khi gặp thị Nở bị thị Nở từ chối tình yêu, anh mới thực hiểu cái nguyên nhân dẫn anh đến tình trạng này chính là lão già độc ác, nham hiểm kia. Và Chí Phải trả thù. Ngọn dao đâm túi bụi chất chứa tất cả hận thù ngùn ngụt của ngọn núi lửa, của con người cùng đường. Chí giết bá Kiến là hành động tất yếu.
- Cái chết của Chí, chứng tỏ Chí coi niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Cái chết của Chí chứng tỏ sức mạnh vùng lên dù mới chỉ là tự phát, liều lĩnh và manh động của người nông dân cùng đường sẽ ghê gớm như thế nào. Cái chết đó tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã không chỉ đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hoá, bần cùng hoá mà còn đẩy họ tới cái chết.
- Cái chết của Chí Phèo còn thể hiện cảm quan hiện thực nhạy bén của nhà văn Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt và chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp quyết liệt.
III- Tổng kết- Luyện tập:
* Ghi Nhớ sgk T156
* Bài tập:
1- Bài tập 1:
- ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương, nói rộng ra là đối với tác phẩm nghệ thuật.Người nghệ sĩ phải là sáng tạo, phát hiện ra những cái mới.
 Đây là ý kiến hoàn toàn đúng phản ánh bản chất nghệ thuật, được nhiều người khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau ( Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức, một khám phá về nội dung –Lê-ô-nít Lê-ô-nốp). ở đây, Nam Cao đã diễn đạt thành công một cách ngắn gọn, hàm súc và giàu hình ảnh.
2- Bài tập 2:
Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được nhiều người khẳng định là một tác phẩm kiệt xuất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại vì tác phẩm này có giá trị tư tưởng (nhân đạo, hiện thực) sâu sắc, độc đáo, mới mẻ và được thể hiện bằng nghệ thuật bậc thầy (trong xây dung nhân vật, lối kết cấu, xây dung cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ) như đã phân tích ở trên.
4- Củng cố:
Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
5- Dặn dò:
Chuẩn bị T55 Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu.
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 55
 Thực hành lựa chọn trật tự
 các bộ phận trong câu.
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa.
- Tích hợp với các văn bản và làm văn đã học.
- Rèn luyện kĩ năng viết câu, sửa lỗi.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Trình bày đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sgk Tr157.
a- Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” mà câu văn vẫn phù hợp với mạch trong đoạn văn không?
b- Việc sắp xếp “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện ý nghĩa của câu văn và sự liên kết ý nghĩa ấy trong đoạn văn?
c- So sánh với trật tự các từ ngữ đó trong câu cụ thể?
H: Đọc và trả lời câu 2 (sgk tr157,158).
3- đọc bài tập 3 9sgk Tr158).
Giải thích trật tự các vế câu ở mục 1 (II)?
Lựa chọn câu văn thích hợp điền vào chỗ trống ở đầu đoạn văn?
T: Ra bài tập bổ trợ.
I- Trật tự trong câu đơn:
1- Bài tập 1 (sgk tr 57):
 Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a- Nếu sắp xếp theo trật tự đó “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” thì câu văn không sai về ngữ pháp và ý nghĩa: vì rất sắc và nhỏ là các thành phần bình đẳng, đồng chức, cùng làm thành phần phụ cho danh từ con dao. Nhưng đặt trong câu văn cụ thể này thì không phù hợp với hàm ý đe doạ của đối phương.
b- Cách sắp xếp của Nam cao có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là “rất sắc’ phù hợp với hàm ý đe doạ.
c- Câu: Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này!
 Tình huống này, đặt nhỏ ở cuối câu là phù hợp.
2- Bài tập 2:
Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là “rất thông minh”.
3- Bài tập 3:
Về lí thuyết: trạng ngữ có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.; do đó ta thấy các trạng ngữ của 3 đoạn trích được đặt 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo của các câu cụ thể.
II- Trật tự trong câu ghép:
1- Bài tập 1 (sgkTr 158):
a- Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì những mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) cần đặt sau, vì vế chính (Hắn lại nào nao buồn) cần đặt trước để tiếp tục nói về hắn (Chí Phèo).
b- Chỉ sự nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để bổ sung thông tin.
2- Bài tập 2 (sgk tr159):
Đáp án C.
“ Trong những năm gần đâykhông phải.là điều mới lạ”
III- Luyện tập:
-Xác định thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau:
- Ngày xưa, trên bến sông quê, vào các buổi chiều mùa hè, chúng tôi thường tổ hcức các cuộc thi vượt sông cực kì sôi động và thú vị.
+ Thành phần phụ: TN “Ngày xưa, trên bến sông quê, vào các buổi chiều mùa hè”.
+ Thành phần chính: CN (chúng tôi), VN (thường tổ chức các cuộc bơi vượt sông cực kì thú vị).
- Bóng những cây cầu in trên dòng sông loằng ngoằng, kì dị:
+ CN (bóng những cây cầu)
+ VN: (in trên dòng sống loằng ngoằng, kì dị) 
- Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
+ Thành phần phụ TN (Mùa xuân).
+ Thành phần chính : CN (cây gạo), VN (gọi đến bao nhiêu là chim).
Bạn Nam (lớp trưởng lớp 10A) có giọng hát rất hay.
+ Thành phần phụ (phụ chú ngữ): lớp trưởng lớp 10A.
+ Thành phần chính: CN (Bạn Nam), VN (có giọng hát rất hay).
4- Củng cố: Trật tự các bộ phận trong câu đơn và câu ghép.
5- Dặn dò: Chuẩn bị tiết 56 Bản tin.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 111.doc