Giáo án Ngữ văn khối 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I – Mức độ cần đạt

- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.

- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.

II – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định, ) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ, câu, đoạn văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân tạo ra khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân.

- Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển.

 

docx 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I – Mức độ cần đạt
- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
II – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định,) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ, câu, đoạn văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân tạo ra khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân. 
- Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển.
Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.
- Sử dụng ngôn ngư chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
- Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
III – Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, sưu tầm một số tranh ảnh
- Học sinh: SGK, soạn bài.
IV – Phương pháp:
Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp
V – Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói của cá nhân: âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương thức ngữ pháp chung,
- Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dùng ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển nghĩa cho từ, việc tạo từ mới,
- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: đó là quan hệ giữa phương tiện và sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng. Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cung cấp vật liệu và các quy tắc để tạo ra lời nói. Còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ, tạo ra sự biến đổi và phát triển cho ngôn ngữ.
2. Luyện tập
- Nhận biết và phân tích biểu hiện của cái chung thuộc ngôn ngữ xã hội trong lời nói của cá nhân
- Phát hiện và phân tích nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ cho đúng với các chuẩn mực và quy tắc chung, tránh các lỗi do vi phạm quy tắc chung.
- Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, có nét riêng mà vẫn tuân thủ quy tắc chung.
4. Củng cố luyện tập:
5. Hướng dẫn tự học:
- Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống. Ví dụ: quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung của một kiểu áo với những sản phẩm cụ thể (những cái áo khác nhau về màu sắc, số đo,)
- Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói. Ví dụ: cơn bão gió cấp 12 – cơn bão tài chính – cơn bão giá,

Tài liệu đính kèm:

  • docxTỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN.docx