Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 81 đến tiết 85

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 81 đến tiết 85

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái tôi hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và HP

 - Nhận ra được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc trong tổ chức VB của bài thơ, cùng ~ sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện .

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 14 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 81 đến tiết 85", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81(ĐV )
Vội vàng
( Xuân Diệu )
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái tôi hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và HP
 - Nhận ra được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc trong tổ chức VB của bài thơ, cùng ~ sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện .
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- GV giới thiệu vài nét về tác giả
- Giới thiệu phong cách thơ XD đặc biệt nhấn mạnh ~ nét có liên quan đến bài này 
- Tạo tâm thế cho HS bằng ~ hình ảnh phù hợp .
*HĐ2: HDHS đọc- hiểu
- Dành TG cho HS đọc diễn cảm, uốn nắn các em đọc đúng tình điệu cảm xúc của thi phẩm 
 - HDHS tìm bố cục bài thơ và cách PT. 
- HDHS tìm hiểu 4 câu đầu 
? ND của 4 câu thơ đầu? nhận xét ? 
? Cảm xúc của nhà thơ ở 13 câu tiếp là gì ? Chỉ ra và PT tác dụng của các biện pháp NT được dùng ở đoạn thơ này?
( GV gợi ý có hai nét cảm xúc trái ngược nhau) 
 *HDHS tìm hiểu nhận thức và quan niệm của nhà thơ về trần gian, TG và tuổi trẻ.
- GV đọc từ câu 14 đến câu 28 
? Nhận thức và quan niệm của TG về HP trần gian, thời gian và tuổi trẻ được thể hiện ntn trong đoạn thơ? Hãy nhận xét về quan niệm đó?
? Quan niệm đó của nhà thơ xuất phát từ đâu? 
? Nhận xét về cách thức trình bày và các BP NT đã được sử dụng? 
( GV giảng)
*HĐ3:GV củng cố bài học. 
I.Tiểu dẫn:
 1.Tác giả: 
 - XD là nhà thơ lớn của nền VHVN hiện đại . Hồn thơ XD khát khao giao cảm mãnh liệt với đời- cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thực và trần thế nhất.
 2. Tập thơ “ Thơ thơ” : SGK
 3. Bài thơ: Có hai nét tiêu biểu:
+ Một tâm hồn yêu đời yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt nhưng vẫn không tránh khỏi những băn khoăn trước cuộc đời thực lúc bấy giờ
+ Một quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ ít thấy trong thơ ca truyền thống
II.Đọc- hiểu : 
 1. Cảm xúc của nhà thơ ở 30 câu đầu
 a. 4 câu đầu: Ước muốn của nhà thơ
 - Muốn tắt nắng, muốn buộc gió ->BP trùng điệp (Điệp kiểu câu) – lời bộc bạch trực tiếp nói lên niềm ao ước chân thành- được níu giữ thời gian và ~ điều kì diệụ của cs không để nó trôi đi.
 b. 13 câu tiếp : Cảm xúc của nhà thơ trước TN và cs 
- Niềm say mê ngây ngất trước trước cảnh sắc trần gian: “Của ong bướm, của yến anh...”; “Này đây hoa, lá, ánh sáng..” -> BP điệp cú, điệp ngữ, điệp từ được dùng rất linh hoạt, biến hoá chứ không đơn điệu, bức tranh TN: những ong bướm , hoa lá chim chóc bỗng như sống dậy ngây ngất si mê dưới ngòi bút XD, vừa gần gũi, thân quen vừa mượt mà đầy sức sống
-> Bức tranh đs con người lại càng đằm thắm và đáng yêu khi : mỗi buổi sớm.... Nhà thơ đã sáng tạo ra một h/ ả mới lạ độc đáo: Tháng giêng ngon - một h/ả rất đời thường rất con người nhưng qua cách cảm nhận của XD lại mang nét tình tứ , tràn ngập xuân tình-> mới lạ, thơ mộng và hấp dẫn lạ lùng.
 - Nỗi buồn, băn khoăn, nhớ tiếc trước cuộc đời thực : sung sướng- nhưng vội vàng..-> câu thơ bị tách làm hai như một nhát cắt thể hiện tâm trạng có sự chuyển đổi phức tạp. Ko chờ...-> nhớ tiếc MX ngay giữa MX? 
 c.Từ câu 14- câu 30: Nhận thức và quan niệm của TG về HP trần gian, thời gian và tuổi trẻ: 
 - Trần thế như một thiên đường ngay trên mặt đất, sẵn bày bao nguồn HP kì thú . ~ cảnh sắc ấy cũng chỉ thực sự thần tiên trong cái xuân thì của nó . Con người chỉ có thể tận hưởng được ~ nguồn HP ấy khi còn trẻ, trong khi tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. TG có thể cướp đi tất cả .->TG đưa ra một quan niệm mới về TG : theo QN cũ là TG tuần hoàn; còn XD là TG tuyến tính- nghĩa là TG được hình dung như như 1dòng chảy xuôi chiều, 1 đi không trở lại . Vì thế mỗi khoảng khắc trôi đi là mất đi vĩnh viễn . Vì vậy cảm nhận về TG của XD đầy tính mất mát , mỗi khoảng khắc trôi đi là một sự mất mát, là một phần vô cùng quý giá của tuổi trẻ mình đã mất đi vĩnh viễn. ( Mà xuân hết...) 
 - Cách cảm nhận về TG xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể . Mỗi khoảnh khắc trong đời cá thể đều vô cùng quý giá- vì khi đã mất đi là mất vĩnh viễn. QN ấy khiến con người biết quý từng giây phút của đời mình và biết làm cho mỗi khoảng khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “ vội vàng” -> thể hiện sự tích cực rất đáng trân trọng của tư tưởng XD.
 - Cách thức trình bày là “ chống đối” là “ tranh cãi” lại QN xưa, đồng thời bộc bạch QN của mình bằng 1 cảm xúc sôi nổi, cuồng nhiệt – nghĩa là bằng một ý thức triết học đã được thấm nhuần trong cảm xúc. Cách ngắt nhịp linh hoạt, cách sử dụng nhiều câu hỏi, câu cảm, thể hiện những đột biến trong cảm xúc.
 Dựng lên một bức tranh TN để nói lên nỗi lòng của mình, sự đối lập giữa hai thức tranh thơ là sự đối lập giữa hai tâm trạng: yêu đời >< băn khoăn
*Củng cố: 
 - Cảm xúc, quan niệm của XD trong phần đầu bài thơ. 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng phần đầu bài thơ
 - Tập PT đoạn thơ.
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
Tiết 82: 
Vội vàng ( Xuân Diệu )
Đọc thêm: Đây mùa thu tới , Thơ duyên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS: Như tiết 81.
 - Biết cách đọc thêm hai bài thơ của XD để nắm những nét chính về ND và NT.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu 9 câu thơ cuối
- Gọi HS đọc đoạn thơ
- GV nêu câu hỏi
? Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ trong đoạn thơ? ( Lưu ý các động từ chỉ hành động) 
? Nhận xét về kiểu câu? cách sử dụng liên từ, giới từ? 
?Nhận xét cách ngắt nhịp, độ dài ngắn của các câu thơ? Cho biết tác dụng của các BP NT đó?
? Câu cuối có gì đặc biệt? 
? Những BPNT đó đã làm nổi bật được ND gì? 
( GV giảng, lưu ý cái tôi của XD) 
*HĐ2: GV tổng kết bài
? Nêu những nét khái quát về nội dung của bài thơ? 
? Nêu khái quát nhứng nét đặc sắc về NT? ( nhịp điệu, hình ảnh, NN, cách bố cục) 
*HĐ3:GV HD HS đọc thêm hai bài thơ của XD
- GV dành cho mỗi bài khoảng 5 đến 7 phút để HD HS cách đọc và timg hiểu những nét chính về ND, NT của từng bài thơ 
*HĐ4:GV ủng cố bài học
II.Đoc- hiểu:
 2. Chín câu cuối : tuyên ngôn về lẽ sống của XD
 - NT: 
 + Cách sử dụng ngôn từ khá đặc biệt: tạo ra ~ làn sóng ngôn từ đan xen nhau, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. ( ôm, riết, say, thâu, cắn), ( chếnh choáng, đã đầy, no nê)
 + Điệp câu liên tiếp theo lối tăng tiến
 + Điệp liên từ ( và...), điệp giới từ gắn với ~ trạng thái càng lúc càng mãnh liệt ( cho chếnh choáng, cho...)
 + Cách ngắt nhịp linh hoạt ( nhanh chậm..đan xen)
 + Câu dài ngắn ( 3 chữ, 10 chữ )
 + Câu cuối như một lời đối thoại 
 - Tất cả các phương diện ấy được sử dụng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được những tình ý mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ : 
 + Một cái tôi đầy ham muốn, đang muốn tận hưởng cho thật nhiều, thật đã đầy ~ hương sắc trần thế
 + Một cái tôi nhanh chóng, khẩn trương, mở rộng lòng ôm chứa, thâu tóm ghì riết để tận hưởng khôn cùng khôn thoả 
 - Cái tôi điển hình cho thời đại thơ mới : 
 + Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống của cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản, nhân văn rất cao.
 + Một quan niệm táo bạo đầy tính CM trước ~ QN cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể.
 + Một QN thiết tha với cs trần thế, niềm vui trần thế 
 + Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực.
 III.Tổng kết:
 - ND: + QN về thời gian – một đi không trở lại -> quý
 + QN về tuổi trẻ: ngắn ngủi, đẹp nhất trong cđ
 + QN về HP: đời người HP nhất là khi tuổi trẻ , là được hưởng ~ gì đẹp đẽ thú vị nhất ở trần thế -> sống “vội vàng”.
 - NT: đặc sắc về nhịp điệu, hình ảnh, NN
 + Về nhịp điệu: được tạo ra bằng nhiều thủ pháp đa dạn, chúng hoà điệu với nhau rất ăn ý và nhuần nhuyễn. ( lời thơ là lời bộc bạch trực tiếp – phơi trải lòng mình say sưa, phấn chấn ( nói làm chi... nếu tuổi trẻ... này đây....nghĩa là ) ; phổ biến nhất là thủ pháp trùng điệp ; cách chuyển tiếp các thẩ thoe và ngắt nhịp đa dạng linh hoạt ) -> Tất cả khiến cho nhịp điệu sôi nổi, bồng bột chuyển tải được một điệu tâm hồn say sưa, chếnh choáng. 
 + Về hình ảnh: vừa gần gũi vừa mới lạ , thể hiện cách cảm nhận tinh vi 
 + NN: cách Sd ngôn từ khá đặc biệt.
 - Bố cục: phần 1 nghiêng về “ lập thuyết”, phần 2 nghiêng về “ thực hành” ; hai phần chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc, chặt chẽ về luận lí khiến bài thơ liền mạch và hoàn chỉnh như một dòng chảy ào ạt hồn nhiên của tâm trạng . Ngỡ như thi sĩ không phải dụng công gì trong việc cấu tạo, thiết lập, sắp xếp
IV. Đọc thêm
 1. Bài : Đây mùa thu tới ( XD)
 - Đề tài mùa thu. 
 - ND: những cảm nhận tinh tế củat nhà thơ về TN trong thời điểm giao mùa lúc hạ sang thu
 - NT: cảm nhận tinh tế, thủ pháp láy âm, cách sd NN và cách diễn đật mới 
 2.Bài : Thơ duyên ( XD)
 - Đề tài mùa thu 
 - ND: vẻ đẹp thơ mộng của cảnh chiều thu+ cảm xúc của nhà thơ trước cảnh chiều thu
 - NT: cách sd từ ngữ mới, có ý nghĩa; cách cảm nhận hết sức tinh tế ; ~ hình ảnh đầy thơ mộng; sự kế tiếp và cách tân trong cách sd hình ảnh và cách diễn đạt cảm xúc.
 * Củng cố :
 - Tuyên ngôn về lẽ sống của XD qua bài “ Vội vàng” 
 - Tâm hồn yêu cs, yêu tuổi trẻ của XD qua 3 bài thơ.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ “ Vội vàng”. KK học thuộc lòng hai bài đọc thêm
 - Tập PT đoạn thơ, bài thơ
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao
Tiết 83(ĐV)
Tác gia Xuân Diệu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được tư tưởng chi phối toàn bộ SN VH của XD là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời. Trên cơ sở tư tưởng đó ông đã có ~ đóng góp mới mẻ về thi pháp và PC NT.
 - Thấy được XD là nhà thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới cũng như trong nền thơ ca VN hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình. 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu về cuộc đời XD
?Nêu những nét chính về tiểu sử của XD ? 
? Nhận xét tiêu biểu và khái quát nhất về XD?
? Con ngưòi XD có gì đáng lưu ý?Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến con người XD?
*HĐ2:HDHS tìm hiểu SN VH của XD
? Trước CM tháng Tám thơ XD có đặc điểm gì? ( Về tư tưởng, hồn thơ, thơ TY, NT)
( GV lấy VD: Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ...
Khí trời quanh tôi làm bằng tơ.
..làm bằng thơ) 
( Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ. Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần) 
 ( Hơn một loài hoa đã rụng cành)
? Văn xuôi XD có đặc điểm gì?
? Thơ XD sau CM tháng tám có sự chuyển biến ntn? 
*HĐ3: HDHS tìm hiểu phần kết luận 
*HĐ4: GV củng cố bài học
 GV nhấn mạnh lại một số ND quan trọng cần nắm. 
I. Cuộc đời
 1.Tiểu sử
 - Quê hương, gia đình: Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong. Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ. 
 - Cuộc đời: chủ yếu hoạt động VH và gắn bó với CM 
 - SN sáng tác: nổi tiếng như một “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” 
 2.Con ngưòi:
 - Học ở cha đ ... người muốn hoàn thiện, không ngại người khác phê bình, thì nó vẫn có tác dụng tích cực. 
*Củng cố:
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Soạn bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 85 (ĐV)
Đây thôn Vĩ Dạ
(Hàn Mặc Tử)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - C.nhận lòng yêu đời lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ HMT
 - Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán của mạch thơ và lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu đôi nét về cuộc đời TG 
? Nhận xét về cuộc đời TG? 
? Nêu đặc điểm thơ HMT? 
*HĐ2:HDHS đọc- hiểu
*B1: Tìm hiểu khổ thơ 1
- GV Gọi HS đọc và nêu câu hỏi
? Câu thơ mở đầu có gì đặc biệt? ý nghĩa của câu thơ? 
( GV giảng)
? Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả ntn? nhận xét NT miêu tả? 
? Hình ảnh con người xuất hiện ntn? cảm nhận của em về vẻ đẹp của cô gái Huế qua câu thơ ? 
? Qua cảnh thôn Vĩ ta hiểu được tâm trạng gì của TG?
*B2: HDHS tìm hiểu khổ thơ 2
? Hình ảnh thơ gợi lên điều gì? 
? Qua đó thể hiên tâm trạng gì của TG? 
? Câu cuối khổ thơ có gì đặc biệt ?
( GV giảng)
*B3: HDHS tìm hiểu khổ 3
- GV dẫn dắt vấn đề.
? Hình ảnh thơ và ý thơ ngầm muốn nói lên điều gì? Qua đó ta hiểu được tâm trạng gì của nhà thơ
*HĐ3:HDHS tổng kết bài
? Nhận xét khái quát về tiến trình bài thơ?
? Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bài thơ? 
*HĐ4:GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn:
 1.Tác giả :
 a.Cuộc đời: Có tài nhưng bất hạnh
 b.Sự nghiệp ST: chủ yếu thơ ; đặc điểm SGK
 2.Bài thơ: 
 - HCST: mắc bệnh.
II.Đoc- hiểu:
 1.Khổ thơ 1: 
- Câu thơ đầu: là một lời mời thực thà, giản dị, tin cậy; là câu hỏi hàm chứa sự ngạc nhiên lẫn niềm nuối tiếc; đồng thời là một niềm trách móc thầm kín 
 -> có sức lay động lòng người bởi cái chân thực giản dị và ý nghĩa hàm ẩn chứa đựng cả một nỗi niềm 
 -> Câu thơ là lời của người con gái hay cũng là lời độc thoại nội tâm của TG ( mơ ước, hình dung)
- Ba câu tiếp: giới thiệu về cảnh thôn Vĩ 
 + Có " ánh nắng", có " màu xanh ngọc" của vườn ...-> cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp ; thôn Vĩ hiện lên qua vài nét vẽ thoáng, nhẹ nhưng đầy ấn tượng
 + Cảnh càng sinh động thêm nhờ bóng dáng con người. Cái độc đáo và đẹp của câu thơ là ở NT cách điệu hóa nhưng xuất phát từ sự thật. Từ đó hiện lên h/ả gương mặt của cô gái xứ Huế kín đáo, dịu dàng, phúc hậu, dễ thương..thấp thoáng ẩn hiện sau ~ cành lá. 
 => Tóm lại: cảnh rất thực ( có địa danh cụ thể, có nắng, lá, màu sắc, con người) - mang phẩm chất thanh tân, tinh khiết, cao quí dường như đang chờ đợi một cái gì ( TY?) 
 2.Khổ thơ thứ hai: - Hình ảnh " gió... mây.." gợi lên sự chia lìa đôi ngả, sự hững hờ, không liên quan, không hòa hợp với nhau
 - " Dòng nước buồn thiu ..." gợi cảnh buồn và tâm trạng nhà thơ như hòa làm một với cảnh vật . Vói nhịp điệu chầm chậm, nhè nhẹ, buồn buồn của gió mây sông nước Huế, câu thơ đã truyền được cái điệu riêng của Huế đến người đọc
 - Cảnh vừa thực ( có gió, mây, sông nước, thuyền, hoa bắp) nhưng vừa ảo ( sông thì sông trăng, thuyền thì chở trăng, nước thì "buồn thiu" ) -> tạo nên một nỗi buồn bao phủ từ bầu trời đến mặt đất . Đằng sau cảnh vật ấy là tâm trạng con người mang nặng một nỗi u sầu 
 - Câu cuối như 1câu hỏi về 1việc ko có thực, rất mơ hồ như trong cõi mộng- nhà thơ như tự hỏi lòng mình
 3.Khổ cuối:
 - Đến khổ này TG thực sự đi vào cõi mộng, trong giấc mộng đó Tg mơ hồ thấy " khách đường xa..." , Phải chăng hình ảnh người con gái ở khổ thơ đầu - thân thương và gần gũi đến đây trở thành xa lạ 
 - H/ả " áo em.." gợi lên h/a cô gái Huế với màu áo trắng trong lẫn vào sương khói đầy hư ảo của xứ Huế và trong trí tưởng tượng của nhà thơ . Màu sương khói vừa thực ( h/ả xứ Huế); vừa huyền ảo ( màu sương khói thời gian- thể hiện không gian quá xa cách, TG quá lâu ) - muốn nói đến sự hờ hững của tình người . Câu thơ gợi nỗi buồn da diết .
 - Câu kết: là câu hỏi hàm chứa sự hoài nghi và lời nhắn gửi ( đáp lại câu thơ đầu) nhưng trả lơì 1 cách mơ hồ -> thể hiện t.trạng đáng thương của nhà thơ . Trong h.cảnh đặc biệt con người càng mong muốn được sống, được khát khao về TY, HP nhưng cũng cảm thấy tuyệt vọng 
 4.Tổng kết:
 - Tiên trình bài thơ từ khổ 1 thực: lời mời, lời giới thiệu quê hương -> đến khổ 2 thực + mơ: sự chia lìa hờ hững -> đến khổ 3: mơ + hoài nghi=> từ cái thực trôi vào cái mơ , hư ảo và tiêu tan trong đó - cái bi kịch của HMT và các nhà thơ LM 
 - C.vật, h/ả thơ thể hiện tâm trạng đau thương khắc khoải nhưng cũng rất trong sáng của TG. HMT yêu cs nhưng nó chỉ đem đến cho ông nỗi bất hạnh lớn lao .
 * Củng cố:
 - viết một đoạn văn nói lên cảm xúc của em khi học xong bài thơ,
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 86 (ĐV)
Tràng giang
( Huy Cận)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật TN mênh mông hiu quạnh
 - Cảm nhận được lòng yêu QH đất nước thầm kín thấm đượm trong nỗi sầu đó
 - Thấy được việc SD nhuần nhuyễn ~ yéu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn 
- Gọi HS đọc và tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sáng tác của TG.
- GV nhấn mạnh ý cơ bản 
- GV giói thiệu đôi nét về bài thơ
*HĐ2:HDHS đọc- hiểu
*B1: GV nói cho HS hiểu về lời đề từ của TP VH nói chung và của bài thơ này nói riêng.
? Cho biết ý nghĩa của câu đề từ trong bài thơ này?
- GV nói về cái độc đáo của câu đề từ
*B2: HDHS tìm hiểu nhan đề bài thơ
? Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Cái hay của nhan đề ?
*B3: HDHS tìm hiểu bài thơ 
- Cho HS đọc khổ thơ thứ nhất
? Cho biết cách ngắt nhịp của hai câu thơ đầu và PT tác dụng của cách ngắt nhịp đó? 
? Nhận xét về cách tổ chức câu thơ trong cặp câu thơ đầu? PT tác dụng?
? Nhận xét về cách tổ chức lời thơ trong cặp câu thơ đầu và PT tác dụng? 
( GV giảng)
? Câu thơ thứ ba gợi cho em cảm nhận gì? Cách tổ chức ngôn từ trong câu thơ có gì đặc biệt?
? Hình ảnh trong câu thơ thứ 4 gợi cho em cảm nghĩ gì? PT để thấy cái hay của câu thơ? 
*HDHS tìm hiểu khổ thơ thứ hai
- Cho HS đọc
- GV giới thiệu khái quát về đoạn thơ
? Chỉ ra và PT tác dụng của các BPNT được sử dụng trong đoạn thơ? 
? Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? 
*GV tóm lại vấn đề
*HĐ3:GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả: 
 - Là TG xuất sắc của phong trào thơ Mới 
 - Thơ: vừa cổ điển vừa suy tưởng triết lí
 2. Bài thơ
 - Hay nhất, tiêu biểu nhất của HC
 - Cảm hứng: cảnh sông Hồng
II.Đoc- hiểu
 1.Tìm hiểu lời đề từ:
 - Đề từ trong 1 TP ko phải là 1 thứ trang sức NT, mà thường là 1điểm tựa cho c.hứng, cho ý tưởng của TG triển khai trong TP ấy.Chúng thường có mối liên hệ riêng, đôi khi rất mật thiết với thế giới NT của TP 
 - Câu đề từ trong bài thơ này cũng thế . Cả h/tượng lẫn c.xúc trong câu thơ đều có thể xem là ~ gợi hứng, gợi ý khá trực tiếp đối với việc hình thành thi phẩm . Có thể hiểu theo 2 nghĩa: 
 + Thứ nhất chủ thể là con người, cả b.khuâng và nhớ đều là động thái của chủ thể. Nghĩa của câu thơ là con người b.khuâng nhớ nhung trước trời rộng sông dài.
 + Thứ hai, chủ thể là tạo vật, cả b.khuâng và nhớ đều là động thái của tạo vật . Nghĩa của câu thơ sẽ là trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài 
 -> Cái độc đáo của câu thơ này chính là giao thoa của cả hai nghĩa ấy. Nó khiến cho không chỉ chủ thể nặng trĩu nhớ nhung mà sông núi đất trời cũng tràn ngập b.khuâng nhung nhớ. Như vậy ngay từ câu đề từ tâm trạng thơ đã là mối buồn sầu và niềm cảm thông với nỗi buồn sông núi.
 2.Tìm hiểu nhan đề bài thơ: " Tràng giang" - từ Hán Việt -> gợi sự trang trọng ; cách hiệp vần " ang" vừa tạo nên dư âm vang xa, trầm hùng- tạo âm hưởng chung cho giọng điệu cả bài thơ; vừa gợi lên h/ả con sông dài, rộng ( S.Hồng) cách đặt có dụng ý NT 
 3.Tìm hiểu bài thơ: 
 a. Khổ thơ đầu
 - Hai câu đầu : + Cách ngắt nhịp 4/3 ->vừa có thiên hướng trải dài- muốn gợi ra ~ nét mênh mang, ~ khoảng rộng xa , vừa bày tỏ sự tương đồng, đồng điệu giữa hồn người và tạo vật hoang sơ vô biên 
 + Cách tổ chức câu thơ theo phép đối ngẫu của thơ Đường: Sóng gợn.., con thuyền..( chỉ mượn ng.tắc tương xứng của đối chứ ko đối chọi) - tạo ra vẻ cân xứng trang trọng mở ra được chiều kích vô biên của KG mà ko gây gò bó, nệ cổ->1 nét thi pháp cổ điển Đường thi đã được cách tân để phù hợp với t.lí h. đại 
 + Cách tổ chức lời thơ cũng vậy: các từ láy " điệp điệp"song song" được dùng theo lối thơ Đường; ~ cụm từ theo cấu trúc thành ngữ bốn tiếng cả về âm thanh và ý nghĩa ( sóng gợn tràng giang, con thuyền xuôi mái ) -> khiến cho câu thơ có được vẻ hiện đại mà vẫn đượm một phong vị cổ điển Đường thi 
- Câu 3: cách tổ chức ngôn từ trong câu thơ theo nguyên tắc song song trùng điệp - tạo nên âm điệu thơ mênh mang xao xuyến , rong ruổi triền miên tựa như nhịp trôi chậm chạp của TG; gợi sự chia lìa, hờ hững . 
 - Câu cuối là 1câu thơ tuyệt bút: 1chi tiết tưởng như vụn vặt tầm thường, nhỏ nhoi vô nghĩa nhưng lại đầy sức ám ảnh, gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé,vô định 
 b.Khổ thơ thứ hai: 
Nỗi buồn càng như thấm sâu vào cảnh vật
 - Cặp từ láy " lơ thơ, đìu hiu" càng gợi lên sự quạnh vắng, buồn bã, cô đơn 
 - Từ " đâu" phủ nhận về ~ gì về cs con người, chỉ còn cảnh vật đất trời mênh mông, xa vắng 
 - Hình ảnh " nắng xuống.." có giá trị tạo hình đặc sắc, KG được mở ra ở 3 chiều , gợi ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng . Trong cảnh đó con người trở nên bé nhỏ, như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng " sông dài ..." ( NT tương phản) 
*Tóm lại: 
 - Âm điệu đoạn thơ: nhịp nhàng, trầm buồn, tạo nên một nỗi buồn mênh mông. Khổ thơ tả cảnh mà ta cảm nhận được nhiều hơn là nỗi tê tái của lòng người
 => sức mạnh của các câu thơ ko phải ở NT miêu tả mà ở sự khơi gợi, khơi gợi được cả cảm xúc lẫn ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian ( Tràng giang) và theo TG( điệp điệp) ( nỗi buồn triền miên không dứt) 
III.Củng cố :
 - Huy Cận và những đóng góp cho VH VN
 - Nội dung và NT của hai khổ thơ đầu 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Nắm những nét chính về TG
 - Tập PT hai khổ thơ đầu bài thơ 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
 - SGV văn học THPT 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Tràng giang
( Huy Cận)
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật TN mênh mông hiu quạnh
 - Cảm nhận được lòng yêu QH đất nước thầm kín thấm đượm trong nỗi sầu đó
 - Thấy được việc SD nhuần nhuyễn ~ yéu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
I.Đọc- hiểu:
 3.Tìm hiểu bài thơ
 c.Tìm hiểu khổ thơ thứ ba
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT81-85.doc