Giáo án Ngữ văn khối 11 - Thao tác lập luận bình luận

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Thao tác lập luận bình luận

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức: Giúp HS

* Kiến thức chung:

 - Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

 - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

* Kiến thức trọng tâm:

 - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

 - Cách bình luận.

2- Về kĩ năng

- Nắm được cách tiến hành thao tác lập luận bình luận.

3- Về tư tưởng

 

doc 19 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2282Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 99 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
- Ngày soạn bài:31. 03. 2010	
- Giảng ở các lớp: 11A2
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
* Kiến thức chung:
	- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
	- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
* Kiến thức trọng tâm:
	- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
	- Cách bình luận.
2- Về kĩ năng
- Nắm được cách tiến hành thao tác lập luận bình luận.
3- Về tư tưởng
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết giảng kết hợp so sánh, nêu vấn đề qua hình thức trao đổi thảo luận.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (10’) 
? Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền và hình tượng nhân vật Giăng van-giăng để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc gì?
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
- GV yêu cầu HS kể những hoạt động được gọi là bình luận vẫn thường gạp trong đời sống hằng ngày. Hãy thử giải thích ý nghĩa của từ bình luận trong trường hợp ấy.
+ Bình luận thời sự, bình luận thể thao, bình luận quân sự => trong các trường hợp này, bình luận có nghĩa là bàn luận đánh giá về các vấn đề thời sụ trong nước hoặc quốc tế, các vấn đề có liên quan đến thể thao hoặc quân sự
? Vậy bình luận trong văn nghị luận là gì? Nêu mục đích, yêu cầu?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Bình luận khác giải thích và chứng minh ở điểm nào?
+ HS so sánh, trả lời.
- GV nhấn mạnh ý.
Hoạt động 2
- GV giúp HS tìm hiểu mục II.
? Một bài bình luận thường có mấy bước? Nêu nội dung từng bước?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhấn mạnh
- Bước 1: 
+ VD: Tình trạng hút thuốc lá trong HS hiện nay – cần hiểu rõ vấn đề, ko được đánh giá mơ hồ.
? Trong việc đánh giá vấn đề cần bình luận có thể đánh giá theo những cách nào?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhấn mạnh: Khi bình luận về tình trạng hút thuốc lá trong HS, ko thể đứng về phía quan điểm “tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”, hoặc hút hay ko hút mỗi bên đều có cái lợi và cái hại riêng.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS làm bài tạp phần luyện tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận, cử đại diện phát biểu.
+ HS thảo luận, cử đại diện trình bày. Cả lớp theo dõi, bổ sung nếu thiếu.
- GV nhận xét, sửa chữa nếu sai.
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
1- Bình luận trong văn nghị luận 
- Là 1 thao tác lập luận nhằm đề xuất hoặc thuyết phục người đọc, người nghe tan đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về 1 vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong XH.
2- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
* Mục đích: Là đánh giá (xác định phải - trái, đúng - sai, hay - dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến) về 1 vấn đề nào đó.
* Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn, phù hợp vói thực tế và quy luật văn chương.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
3- So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh.
- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến (đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.
- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.
à Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
II- CÁCH BÌNH LUẬN (Thường có 3 bước)
1- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.
+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.
+ Trình bày rõ ràng, trung thực
2- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.
+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.
+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.
3- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.
+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi 
+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.
* Ghi nhớ (SGK-Tr73)
 Luyện tập
Bài tập 1
- Bình luận ko phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh vi:
+ Mục đích của 3 kiểu lập luận này là tranh luận về 1 vđề mà tất cả những người tham gia bình luận đều đã biết và có ý kiến riêng về vấn đề đó.
Bài tập 2
- Đoạn văn có sử dụng thao tác bình luận vì:
+ Có vấn đề bình luận: nguyên nhân, kết quả của tai nạn giao thông.
+ Có mở rộng vấn đề cần bình luận: vđề an toàn g.thông ko chỉ bó hẹp trong lĩnh vực g.thông mà còn là món quà văn minh đem ra đãi khách trong t.gian giao lưu, hội nhập toàn cầu.
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được nội dung bài học:
- Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
- Cách lập luận trong bài văn nghị luận.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Đọc lại văn bản.
- Soạn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 100 + 101 VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích Đạo dức và luân lí Đông Tây)
	PHAN CHÂU TRINH
- Ngày soạn bài: 31. 03. 2010	
- Giảng ở các lớp: 11A2
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
* Kiến thức chung:
	- Giúp HS cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.
	- Hiểu được nghệ thuật văn chính luận.
* Kiến thức trọng tâm: 3 Luận điểm
	- Ở VN chưa có luân lí XH.
	- So sánh luân lí XH bên Châu Âu (Pháp) và ở nước ta.
	- Cần phải x.dựng đoàn thể, truyền bá CNXH để tiến gần đến giành độc lập, tự do cho đất nước.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích đặc điểm văn chính luận.
3- Về tư tưởng
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi XD nền luân lí XH ở nước ta. Từ đó có tư tưởng tốt đẹp về 1 nền luân lí XH trong thời nay
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm; kết hợp bình giảng, phân tích, so sánh qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Làm văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (không) 
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
15’
10’
15’
5’
5’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
- GV gọi HS tóm tắt những nét cơ bản về tg’ Phan Châu Trinh.
+ HS tóm tắt.
- GV nhấn mạnh ý cơ bản.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và vị trí của đoạn trích?
+ HS trả lời dựa vào SGK.
- GV yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc, hùng hồn, khi đau xót, khi tha thiết. Chú ý câu hỏi cảm thán, câu hỏi tu từ.
+ HS đọc theo yêu cầu.
- GV nhận xét, và đọc giải thích từ khó.
- GV hướng dẫn HS xác định thể loại, phân chia bố cục của văn bản.
? Hãy nêu chủ đề của đoạn trích?
- HS tìm hiểu, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
Hoạt động 2
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
? Theo em hiểu luân lí xã hội là gì ? đối tượng của bài diễn thuyết là những ai?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
- GV chuẩn xác kiến thức.
? Nhận xét cách nêu vấn đề và phân tích luận điểm của tác giả ? 
+ HS nhận xét.
- GV nhấn mạnh, chuẩn xác kiến thức.
? Em hiểu bình thiên hạ là gì?
- Là góp phần làm cho XH, mọi người an cư, lạc nghiệp, no đủ, giàu có, hạnh phúc => quan niệm của Nho gia xưa.
? Tác giả quan niệm nội dung của luân lí là gì? Ông so sánh 2 nền luân lí XH nước ta và luân lí Châu Âu ntn? Tác giả đã đưa ra dẫn chứng và nguyên nhân nào? Tác dụng?
- Quan niệm của PCT về luân lí XH: là quan hệ cộng đồng XH, giữa người với người, nước này với nước khác, người ở trong 1 nước.
- GV treo bảng phụ, nhấn mạnh kiến thức.
? Tác giả lí giải ntn về việc dân ta chưa có ý thức đoàn thể, ý thức dân chủ kém? 
- Gợi mở: Trước kia dân ta có biết đến đoàn thể, biết trọng công ích ko? Về sau thì sao?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh ý.
? Thái độ của tg’ thể hiện ntn đối với bọn quan lại và dân ta?
+ HS tìm chi tiết, trả lời.
- GV tổng quát kiến thức.
? Hãy nêu nhận xét, kết luận về giải pháp của PCT? Quan niệm của tg’ về CNXH ntn?
+ HS nhận xét, kết luận.
- GV nhấn mạnh.
- GV yêu càu HS đọc ghi nhớ và nhớ ngay trên lớp.
Hoạt động 3
- GV giúp HS tổng kết.
? Hãy nêu nhận xét về đặc sắc nghệ thuật tg’ sử dụng trong đoạn trích?
+ HS nêu nhận xét.
- GV nhấn mạnh.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Tác giả (1872 – 1926)
- Phan Châu Trinh, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã.
- Quê quán
- Cuộc đời sự nghiệp (SGK-Tr.84)
- Một số tác phẩm tiêu biểu
2- Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta
a- Vị trí đoạn trích.
- Thuộc phần 3 của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được ông diễn thuyết vào đêm 19/11/1925, tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn (nay thuộc TP Hồ Chí Minh)
- Nhan đề do nhà biên soạn sách đặt.
b- Đọc và tìm hiểu từ khó
c- Thể loại và bố cục
- Thể loại: Văn chính luận (nghị luận về một vấn đề chính trị-xã hội: Vấn đề luân lí xã hội 1925 ở nước ta)
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầutừ lâu rồi): ở VN chưa có luân lí xã hội
+ Phần 2 (tiếp theocũng vì thế): So sánh luân lí xã hội Châu Âu (Pháp) với nước ta – Nguyên nhân mà luân lí XH ở VN hiện thời chưa có.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Giải pháp của Phan Châu Trinh để Việt Nam có luân lí xã hội.
d- Chủ đề tư tưởng 
- Vạch trần thực trạng đen tối của XH lúc báy giờ. Đề cao tinh thần đoàn thể hướng tới mục đích dành độc lập tự do cho đất nước.
II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1- Luận điểm 1: Ở Việt nam chưa có luân lí xã hội
* Luân lí xã hội: Khái niệm dùng chỉ những quan niệm, nguyên tắc, qui định hợp lí lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển của xã hội
* Đối tượng của bài diễn thuyết: 
+ Trực tiếp: những người có mặt tại nhà hội thanh niên Sài Gòn.
+ Gián tiếp: nhân dân, đồng bào, những người yêu nước đau xót trước thực trạng đất nước, trăn trở muốn tìm con đường đi cho cả XH.
* Cách nêu luận điểm và phân tích luận điểm của tg’:
- Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: “xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”.
- Phân tích luận điểm: 
+ Sửa lại quan niệm phiến d ... ần áo, nhà cửa,... và thượng tầng kiến trúc – chính trị, VH, tư tưởng, nhà nước, pháp quyền...)
+ Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra cơ sở để phát triển thượng tầng kiến trúc tương ứng.
àTác dụng của cống hiến: giúp loài người thoát khỏi sự tăm tối u mê về tinh thần, tư tưởng bao thế kỉ qua. 
à Cách trình bày và đánh giá giản dị, dễ hiểu thông qua cách bình luận và so sánh tương đồng. 
b- Cống hiến vĩ đại thứ hai: Tìm ra giá trị thặng dư (m) và qui luật của (m). 
- Tác dụng của cống hiến: mang tầm vi mô, rất mới mẻ và tinh vi. Giúp cho nhân loại nhận ra bản chất thực của CNTB.
à Vĩ đại hơn cống hiến 1, với cống hiến này, lập tức một ánh sáng đã xuất hiện.
à Chỉ cần một trong hai cống hiến Mác đã đủ trở thành nhà tư tưởng vĩ đại.
c- Cống hiến thứ ba: (cống hiến quan trọng nhất)
- Mác đã kết hợp giữa lí luận với thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động.
- Tác dụng: vận dụng lí luận vào thực tiễn CM 1 cách hiệu quả, nhanh chóng t/động đến “công nghiệp đến sự phát triển l.sử nói chung”
à Mác không chỉ là một nhà bác học, nhà tư tưởng vĩ đại mà còn là nhà cách mạng. Ông vừa là người thầy, người đồng chí, người bạn kính trọng tin tưởng và thân yêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
3- Đoạn kết: Đánh giá khái quát về sự cống hiến của Mác đối với nhân loại.
- Mác có nhiều kẻ thù vì chúng bị vạch trần chân tướng, chúng căm ghét, run sợ vì đó là sự thật mà chúng không thể chối cãi hay bác bỏ => đ.tranh chống lại bất công, cường quyền và bạo quyền.
- Mác ko có kẻ thù riêng vì mục tiêu phê phán, đ/tranh của Mác là XHTS và học thuyết phản động, duy tâm phản khoa học của chúng, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào.
à Thái độ của AG và hàng triệu người đ.với Mác:
- Thái độ kính trọng, đề cao ca ngợi, tôn vinh Mác.
- Giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới thương tiếc ông, chính là bằng chứng hùng hồn nhất chứng tỏ sức mạnh và sự bất tử của học thuyết Mác.
4- Nghệ thuật lập luận
- Mô hình chung lập luận toàn bài: Thông báo về cái chết - đánh giá sự nghiệp người quá cố – bày tỏ sự thương tiếc. 
- Sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (Tăng tiến):
+ So sánh cống hiến, phát hiện của Mác với nhà bác học Đác-uyn – 1 vĩ nhân của thời đại.
+ Những cống hiến trình bày theo trật tự tăng tiến: cống hiến sau vĩ đại hơn cống hiến trước.
à K/định Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại hiện đại. 
- Nét đặc biệt của bài văn tế: đề cao + ca ngợi + thương tiếc, không bi ai, khuôn sáo.
* Ghi nhớ (SGK-Tr.95)
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được nội dung và nghệ thuật của VB’:
	- Ba cống hiến vĩ đại của Mác. 
	- Nghệ thuật lập luận của AG.
Bước 5- Dặn dò: (2’) 
- Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 105 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
- Ngày soạn bài: 03. 03. 2010	
- Giảng ở các lớp: 11A2
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
* Kiến thức chung:
- Hiểu được k/niệm ngôn ngữ chính luận và các loại văn bản chính luận và đặc điểm của p.cách ngôn ngữ chính luận.
- Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.
* Kiến thức trọng tâm:
	- Khái niệm ngôn ngữ chính luận.
	- Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
2- Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.
3- Về tư tưởng
- Biết vận dụng PCNNCL vào thực tế viết văn, giao tiếp và làm việc.
II- Phương pháp
- Phương pháp phân tích, quy nạp, luyện - giảng, đàm thoại, so sánh qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (7’) 
? Hãy nêu nhận xét, cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Mác. Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
15’
10’
10’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
- GV gọi 3 HS lần lượt đọc 3 đoạn trích. Yêu cầu HS xác định thể loại của từng VB, mục đích của VB và thái độ, q.điểm của người viết đ.với v.đề ở mỗi VB.
? Trong Tuyên ngôn đ.lập, tg’ lập luận ntn? Trong tuyên ngôn Bác đã sử dụng những từ ngữ gì đáng chú ý?
+ HS suy luận, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? VB (b) do ai s/tác? Trích trong TP’ nào? VB có nội dung gì? Nêu m.đích của VB?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Vậy thái độ, q.điểm của người viết đ.với v.đề được đề cập đến ở đây là gì?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Qua việc p.tích, hãy cho biết các VB trên có điểm gì chung đáng lưu ý?
=> Là những Vb tiêu biểu cho PCNNCL.
- Gợi mở: xác định phạm vi sử dụng, m.đích và đặc điểm của NNCL?
+ HS thảo luận, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Phân biệt NNCL với ngôn ngữ dùng trong các VB khác ?
+ HS so sánh, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS luyện tập.
- GV yêu cầu HS phân biệt 2 k/niệm nghị luận và chính luận.
+ HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét.
- GV giao b.tập 3 cho HS về nhà làm. Yêu cầu tìm đọc VB Lời kêu gọi toàn quốc k/c’ và p.tích VB theo gợi dẫn trong SGK.
I- VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1- Tìm hiểu văn bản chính luận
a- Tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập
- Thể loại: tuyên ngôn (tuyên bố) – các nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ các đảng phái dùng để trình bày q.điểm chính trị nhân 1 sự kiện trọng đại nào đó.
- Mục đích: K/định quyền tự do, bình đẳng, hp’ của con người.
- Thái độ, quan điểm của người viết: thể hiện q.điểm chính trị nhất định, lời lẽ mạnh mẽ, dứt khoát, k/định: “đó là những lẽ phải ko ai chối cãi được”
b- Bình luận thời sự: Cao trào chống Nhật cứu nước.
- Thể loại: bình luận thời sự.
- Mục đích: chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật k/định dứt khoát bọn TD Pháp ko còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa.
- Thái độ, quan điểm: đánh giá 1 sự kiện, 1 hiện tượng thời sự: chỉ rõ kẻ thù xâm lược lúc này là phát xít Nhật.
c- Đoạn trích: Việt Nam ta đi tới
- Thể loại: xã luận.
- Tg’ phân tích những thành tựu mới về các lình vực của đất nước, vị thế của đất nước trên tầm q.tế. Từ đó nêu triển vọng của CM.
2- Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
- Phạm vi sử dụng: Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các VB chính luận và các loại tài liệu chính trị khác. Tồn tại ở cả dạng viết và dạng nói.
- Mục đích - đặc điểm: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay quanh việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
- Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các VB khác:
+ Ngôn ngữ trong các VB khác là để bình luận về một vấn đề nào đó được q.tâm trong đời sống XH, trong VHdựa trên hình thức nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận VH)
+ Ngôn ngữ chính luận: dùng trình bày một q.điểm chính trị đ.với một v.đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị.
* Ghi nhớ (SGK-Tr.99)
Luyện tâp
Bài tập 1: Phân biệt khái niệm 
Nghị luận
Chính luận
- Là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt- một kiểu bài làm văn trong nhà trường.
- Thao tác được s/dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi trình bày, diễn đạt.
- Là phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và tồn tại như một phong cách đ.lập, do cách thức s.dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu.
- Thao tác chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày q.điểm về vấn đề chính trị
Bài tập 2
- Dùng từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước
- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dài.
- Thể hiện rõ q.điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được nội dung bài học.
	- Khái niệm NNCL.
	- Phân biệt được NNCL với VB khác. 
Bước 5- Dặn dò: (2’) 
- Soạn bài: Một thời đại trong thi ca.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 106 + 107 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
	 	(Trích)	HOÀI THANH
- Ngày soạn bài: 05. 03. 2010	
- Giảng ở các lớp: 11A2
Lớp
Ngày dạy
Tiết
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
106
11A2
107
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
* Kiến thức chung:
- Nắm bắt được tinh thần thơ mới và ý nghĩa XH của nó.
- Hiểu và phân tích được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa màu sắc KH và văn phong phê bình tinh tế, tài hoa, giàu xúc cảm trong bài tiểu luận.
- Bổ sung kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tg’, tp’ thơ mới được học trong chương trình.
* Kiến thức trọng tâm:
	- Mạch lập luận của VB.
	- Con đường đi tìm và tinh thần thơ mới.
	- Bi kịch của thời đại cái Tôi.
2- Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu, phân tích cảm nhận 1 VB nghị luận VH.
3- Về tư tưởng
- Thấy được bi kịch của cái tôi cá nhân trong tinh thần thơ mới => bi kịch chung của mọi thời đại.
II- Phương pháp
- Đọc – hiểu, phân tích, quy nạp, luyện - giảng, đàm thoại, so sánh qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (5’) GV kiểm tra vở soạn của HS. 
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động
- GV giúp HS tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
? Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung nào? Hãy tóm tắt ?
+ HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính.
- GV nhấn mạnh.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Tác giả
- Tên k.sinh Nguyễn Đức Nguyên: 15/7/1909 – 14/3/1982.
- Quê: Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Xuất thân trong một g/đình nhà nho nghèo, sớm t.gia p.trào yêu nước. Viết văn từ những năm ngoài 20 tuổi, h.động chủ yếu trong ngành văn hoá nghệ thuật.
- Nhà phê bình VH xuất sắc nhất của VHVN hiện đại.
- Tác phẩm sáng giá nhất: Thi nhân Việt Nam (1942) được in tới 33 lần.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT 2000.
2- Tác phẩm Một thời đại trong thi ca và đoạn trích.
a- Tác phẩm Một thời đại trong thi ca

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 11 thang 4 VA.doc