Giáo án Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Vào phủ Chúa Trịnh

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:

- Lê Hữu Trác (1720-1791)

- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

- Quê : Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương

- Ông vừa là một danh y xuất sắc nhất trong thời trung đại, vừa là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn hóa nước nhà.

2/ Tác phẩm:

- Thượng kinh ký sự: Tập ký sự bằng chữ Hán.

- Viết nam 1782, khắc in năm 1885, xếp ở cuối bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”

- Nội dung: Miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Vào phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh ký sự)
- Lê Hữu Trác -
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
- Lê Hữu Trác (1720-1791)
- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông
- Quê : Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương
- Ông vừa là một danh y xuất sắc nhất trong thời trung đại, vừa là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn hóa nước nhà.
2/ Tác phẩm:
- Thượng kinh ký sự: Tập ký sự bằng chữ Hán.
- Viết nam 1782, khắc in năm 1885, xếp ở cuối bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”
- Nội dung: Miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Cảnh sống xa hoa đầy quyền uy của phủ chúa Trịnh:
a) Quang cảnh của phủ chúa:
* Cảnh bên ngoài:
- Những dãy hành lang co nối nhau liên tiếp.
- Hậu mã quân túc trực
- Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm
- Người có việc quan qua lại như mắc cửi.
=> Chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều đình lúc bấy giờ.
* Cảnh bên trong: được miêu tả cụ thể. Mọi sự vật, con người trong đoạn trích đều được thả trong dòng trôi cảm xúc của tác giả:
- Các bài trí trong phủ chúa: “Đồ nghị trượng đều sơn son thếp vàng... Trên sập mắc một cái võng điều ...” (Tr.5)
- Cách ăn uống, sinh hoạt: “Quan chánh đường san mâm cơm cho tôi. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết phong vị của các nhà đại gia.” (Tr.6)
=> Quang cảnh trong phủ chúa cực kỳ xa hoa, tráng lệ, xa lạ với cuộc sống bình thường của dân chúng bên ngoài. Thái độ của nhà căn rất ngạc nhiên, có pha chút mỉa mai và sự coi thường danh lợi trước lối sinh hoạt trong phủ chúa.
b) Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
- Lời lẽ cung kính, lễ độ: “Thánh thượng đang ngự ở đấy, xung quanh có phi tần chầu chực, nên chưa thể yết kiến”. (Tr.6)
- Luôn có phi tần chầu chực xung quanh Chúa Trịnh => không khí ngột ngạt, trang nghiêm khiến tác giả phải nín thở chờ ở xa.
- Xem mạch cho thế tử phải thông qua vị quan Chánh đường truyền đạt. => tác giả không được trực tiếp xem mạch cho thế tử, không được phép trao đổi với Chúa.
* Sơ kết: Bằng những chi tiết miêu tả cụ thể và thái độ mỉa mai, tác giả đã làm nổi bật quang cảnh bên ngoài và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cực kỳ trang nghiêm, uy quyền và giàu sang hết mực.
2/ Thái độ của tác giả:
a) Thái độ đối với cuộc sống xa hoa
- Tác giả nghĩ: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa... những việc trong phủ mới chỉ nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.
- Thái độ của tác giả qua bài thơ Tự vịnh (Tr.4) => “Cả trời Nam sang nhất là đây!”
=> Thái độ dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, quyền uy.
b) Thái độ khi khám bệnh cho thế tử
Hai tâm trạng trái ngược nhau:
- Ông đoán được bệnh của thế tử và chúa Trịnh “ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi”. Nhưng ông sợ chữa hết bệnh sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc nên chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt. => Chữa hết bệnh cho thế tử đồng nghĩa với việc ở lại phủ.
- Không chữa là trái với y đức của người thầy thuốc, trái với lương tâm, phụ lòng ông cha.
=> Lương tâm và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng.
* Sơ kết: Qua thái độ của tác giả, ta thấy ông là một thầy thuốc tài năng, có nhân cách đẹp coi thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm nơi quê nhà.
3/ Đặc sắc bút pháp ký sự của tác giả:
- Khả năng quan sát tỉ mỉ
- Ghi chép trung thực, giúp người đọc hiểu được nhiều hơn về cuộc sống của Chúa Trịnh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng.
1/ Những đóng góp của Lê Hữu Trác cho nhà nước thể hiện trong các việc làm cụ thể nào?
A. Chữa bệnh, viết văn, vẽ tranh	B. Soạn sách, mở trường, truyền bá y học
C. Soạn sách, chữa bệnh, ngao du	D. Viết văn, làm quan, chữa bệnh
2/ Giá trị hiện thực của tác phẩm “Thượng kinh ký sự” là gì?
A. Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
B. Tả cảnh quyền uy và thế lực trong phủ chúa Trịnh.
C. Thái độ khinh thường danh lợi của tác giả.
D. Tả cuộc sống xa hoa, uy quyền trong phủ chúa Trịnh và thái độ khinh thường danh lợi của tác giả.
3/ Thái độ của Lê Hữu Trác thể hiện trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là gì?
A. Khinh thường danh lợi, yêu thích tự do
B. Không đồng tình với cuộc sống xa hoa và lộng quyền của chúa Trịnh
C. Coi thường danh lợi, có lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp
D. Yêu thích cuộc sống tự do, không bị trói buộc
4/ Bút pháp ký sự của tác giả được thể hiện qua đoạn trích đặc sắc như thế nào?
A. Kể chuyện hấp dẫn, ghi chép chân thực
B. Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, kể chuyện hấp dẫn
C. Quan sát tỉ mỉ, nghệ thuật dựng cảnh điêu luyện
D. Miêu tả chân thực về cảnh và diễn biến nội tâm sâu sắc.
ĐÁP ÁN:
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
A
B
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • docVao Phu Chua Trinh(3).doc