Giáo án Ngữ văn khối 11 - Chiếu cầu hiền

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Chiếu cầu hiền

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài.

2. Về kĩ năng: Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết .

3. Về thái độ: Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người tri thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.

II. Phương pháp:

- Đọc diễn cảm; giảng bình; nêu vấn đề - giải quyết vấn đề; thuyết trình;

 

doc 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3483Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Chiếu cầu hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn
Tiết 25-26 	CHIẾU CẦU HIỀN
 (Ngô Thì Nhậm)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài.
2. Về kĩ năng: Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết .
3. Về thái độ: Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người tri thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. 
II. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm; giảng bình; nêu vấn đề - giải quyết vấn đề; thuyết trình;
III. Công tác chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên: Tham khảo các tài liệu có liên quan, soạn giáo án, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, dự báo các tình huống có thể xảy ra trong giờ học
- Học sinh: Học bài cũ, đọc, tìm hiểu bài mới, soạn bài mới theo hệ thống câu hỏi SGK, nêu thắc mắc, ý kiến riêng để trao đổi
IV. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Câu hỏi: 
+Đọc thuộc lòng đoạn văn tế trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Từ đầu đến trối kệ, tàu sắt tàu đồng súng nổ)
+Trình bày bước chuyển biến về tâm trạng, tình cảm, nhận thức, hành động và vẻ đẹp ở người nông dân-nghĩa sĩ khi quân giặc xâm phạm bờ cõi?
- Dự kiến câu trả lời:
+HS đọc thuộc lòng đoạn văn tế.
+Bước chuyển biến khi quân giặc xâm phạm bờ cõi: tâm trạng; tình cảm; nhận thức; hành động; vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong “trận nghĩa đánh Tây”.
3. Bài mới : (44phút)
Dẫn nhập vào bài: Sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới. Nhà vua sai Tà thị lang Ngô Thì Nhậm-một danh sĩ Bắc Hà soạn tờ “Chiếu cầu hiền” với mục đích thuyết phục mọi người, kêu gọi những người hiền tài khắp nới, đặc biệt là nho sĩ, sĩ phu miền Bắc bỏ mặc cảm, đem hết tài sức cộng tác với triều đình và nhà vua chấn hững đắt nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
-GV gọi HS đọc tiểu dẫn/SGK
-GV: Dựa vào tiểu dẫn, hãy trình bày những nrts chính về tác giả Ngô Thì Nhậm.
-GV: Tác phẩm “Chiếu cầu hiền” thuộc thể loại gì?
-GV: Bài chiếu ra đời trong hoàn cảnh nào?
-GV giảng: Ở thế kỉ XVIII, chúa Trịnh ngày càng lấn át quyền vua Lê. Từ sau sự kiện Tây Sơn ra Thăng Long “phù Lê diệt Trịnh” năm 1786, xung đột vua Lê chúa Trịnh trở nên gay gắt hơn. Rồi sự can thiệp của quân xâm lược nhà Thanh và cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ Quang Trung ra Thăng Long đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, mở ra trang sử mới của đất nước ta. Nói chung, trong bối cảnh xã hội loạn lạc, vua Lê chúa Trịnh mâu thuẫn, kẻ sĩ thường lúng túng và chán nản, bi quan vì sợ liên lụy hoặc vì muốn bảo toàn nhân cách nhà nho “tôi trung không thờ hai chủ”. Mặt khác, kẻ sĩ Bắc Hà đã hơn 300 năm phụng sự nhà Lê. Khi nhà Lê sụp đổ, triều đại Tây Sơn lên thay, nhiều nhà nho đã sáng suốt ủng hộ Tây Sơn. Song không ít nhà nho, do quan điểm đạo đức bảo thủ không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn nên đã bất hợp tác. Trước tình hình đó, một nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược đối với Quang Trung là thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều đại Tây Sơn đang dự kiến thực hiện, để họ ra cộng tác, phục vụ cho triều đại mới.
-GV gọi HS đọc bài chiếu và cho biết bài chiếu có bố cục như thế nào?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản
 -GV tổ chức thảo luận nhóm: (4 nhóm, 5’)
*Nhóm 1: Tác giả so sánh người hiền và thiên tử với những hình ảnh nào? Cách so sánh như vậy có tác dụng gì?
*Nhóm 2: Tác giả đã phân tích cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà với triều đại mới (triều đại Tây Sơn) như thế nào? 
-GV: Tại sao nhà vua, người có quyền cao nhất mà không ra lệnh, gọi, mời mà phải cầu?
-HS: Vì cầu mới thể hiện được tấm lòng chân thành, khao khát sự chung tay góp sức của những người tài giỏi.
-GV đặt vấn đề: Nhà vua hỏi: “Hay trẫm ít đức không đủ để phò tá chăng?”, “Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự Vương hầu chăng?” nhằm mục đích gì?
-GV giảng: Hai câu hỏi không chỉ thể hiện sự băn khoăn, suy nghĩ của vua Quang Trung, không chỉ thể hiện sự mong mỏi, thực sự tha thiết của nhà vua trông đợi các bậc hiền tài xứ Bắc mà còn nói lên sự chân thành và nêu rõ tình thế đã thay đổi, lịch sử đã sang trang, cơ hội để hiền tài xuống núi, rời am ra giúp nước đã thực sự tới rồi, sao còn chần chờ chi mãi?
*Nhóm 3: Triều đình buổi đầu của nền đại định gặp những khó khăn nào?
Trước tình hình ấy, nhu cầu của thời đại là gì?
*Nhóm 4: Đối tượng cầu hiền mà nhà vua hướng tới là ai? Đường lối cầu hiền như thế nào?
-GV giảng: Đường lối chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung vừa cụ thể vừa dễ thực hiện. Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài trong cuộc tái kiến thiết đất nước. Cầu hiền gần như một quy luật tất yếu đối với các triều đại mới ra đời. 
-GV: Qua đường lối cầu hiền, em có nhận xét như thế nào về vua Quang Trung?
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
-GV: Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1746-1803), hiệu Hi Doãn.
- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là Hà Nội)
- Là người học giỏi, đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.
- Khi triều đại Lê-Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và được vua Quang Trung tín nhiệm giao nhiều trọng trách.
-> Có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. Là người có tài có tâm được Nguyễn Hệ tin dùng, thường soạn thảo giúp vua.
2. Tác phẩm: “Chiếu cầu hiền”
a. Thể loại: 
- Chiếu là một thể văn nghị luận chính trị xã hội thời trung đại thường do nhà vua ban hành.
- Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị của triều đại phong kiến phương Đông.
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, lời lẽ trang trọng có sức thuyết phục.
* Văn bản hành chính xưa có 2 loại:
1- Cấp trên truyền xuống: chiếu, cáo, dụ.
2- Cấp dưới đệ trình lên cấp trên: tấu, chương, nghị, sớ, khải, biểu.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Vào khoảng 1788-1789 khi Quang Trung mới lên ngôi.
- Mục đích: thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà hiểu đúng trách nhiệm với đất nước mà cộng tác với triều đại mới.
c. Bố cục: 3 phần
- P1: “Từng nghengười hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền.
- P2: “Trước đây thời thếcủa trẫm hay sao?”: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước.
-P3: Còn lại: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Quy luật xử thế của người hiền:
- Mở đầu bằng một hình ảnh so sánh: người hiền-ngôi sao sáng; thiên tử-sao Bắc Thần. 
- “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” -> quy luật tự nhiên.
- “Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên sứ” -> người hiền tài phải hướng về nhà vua, giúp vua xây dựng-bảo vệ đất nước -> quy luật xử thế của người hiền -> ý trời.
=> Hình ảnh so sánh lấy từ sách “Luận ngữ” của Khổng Tử nên có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với tri thức Bắc Hà.
* Tác giả đã đặt vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, hướng vào đối tượng tri thức, đề cao vai trò, vị trí của người hiền tài, từ đó đưa ra cách so sánh từ quy luật vận động của tinh tú khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời.
2. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước:
a) Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà:
- Mai danh ẩn tích “trốn tránh việc đời” vì thái độ cố chấp, vì một chữ “trung” với triều đại cũ (lời nói được viện dẫn từ Kinh Thi)
- Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng “gõ mõ canh cửa” (lời của Mạnh Tử).
- Có người bỏ phí tài năng “ra biển vào sông” như người bị “chết đuối trên cạn” (dẫn từ Luận ngữ)
-> Các sĩ phu không nhiệt tình với triều đại mới qua những cách ứng xử khác nhau.
- Tác giả dùng hình ảnh lấy trong kinh điển của Nho gia để diễn đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng, đồng thời người viết thể hiện kiến thức sâu rộng, có tài văn chương, kiến người nghe nể trọng và tự nhận thấy cách ứng xử của mình là chưa thỏa đáng.
- Thái độ của vua Quang Trung: “ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi”-> khiêm nhường và trọng người tài.
- Các câu hỏi: “Hay trẫm ít đức?”, “Hay đang thời đổ nát?” -> không đúng với hiện thực, buộc các trí thức phải nhận ra thái độ của mình như thế nào là đúng.
=> Cách lập luận ngắn gọn, rõ ràng, sáng tỏ, lời lẽ mềm mỏng, thấu tình đạt lý, khiến người nghe phải thay đổi cách ứng xử.
b) Nhu cầu của đất nước:
- Tác giả chỉ ra thực trạng của đất nước: 
+ Chiến tranh vừa kết thúc, triều đại mới bắt đầu nên kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết..
+ Biên cương nhiều việc phải lo toan.
+ Dân chưa hồi sức sau chiến tranh.
+ Đức của vua chưa thấm nhuần khắp nơi.
-> Cái nhìn toàn diện, sâu sắc: triều đại mới được tạo lập, mọi việc mới bắt đầu nên còn khó khăn.
- Nhu cầu của thời đại: đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài:
+ Hình ảnh cụ thể: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình” -> khẳng định vai trò to lớn của người hiền tài.
+ Câu hỏi: “Suy đi tính lạikhông có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”-> hỏi mà khẳng định nhân tài có nhiều.
* Tác giả bày tỏ lời lẽ vừa khiêm nhường, vừa kiên quyết; lập luận chặt chẽ, lời lẽ có lí có tình, chân thành, xuất phát từ quyền lợi của đất nước để thuyết phục người hiền đóng góp tài năng cho triều đại Nguyễn.
3.Con đường cầu hiền của vua Quang Trung
- Đối tượng cầu hiền: quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.
- Đường lối cầu hiền:
+ Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách.
+ Cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi.
+ Cho phép người tài tự tiến cử.
-> Tư tưởng tiến bộ, đường lối cụ thể, dễ thực hiện; chính sách rộng mở, giàu tính khả thi.
* Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng, ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là nhà tổ chức, quản lí chính sự tài ba.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: “Chiếu cầu hiền” là một trong những văn kiện đúng đắn thể hiện chủ trương nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
2. Nghệ thuật: 
- Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại).
- Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt đầy sức thuyết phục về lí và tình.
4. Củng cố, dặn dò:
- Câu hỏi: Qua bài học hôm nay, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
(Bài chiếu thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước. Từ đó, bản thân các em là những người chủ tương lai của đất nước phải nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của mình-người tri thức đối với công cuộc xây dựng đất nước trong tương lai. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_7_Chieu_cau_hien_Cau_hien_chieu.doc