Giáo án Ngữ văn 11: Văn bản Tự tình (Bài II) Hồ Xuân Hương

Giáo án Ngữ văn 11: Văn bản Tự tình (Bài II) Hồ Xuân Hương

TIẾT 5

Văn bản TỰ TÌNH

 (Bài II) Hồ Xuân Hương.

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận

 Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le & khát vọng sống hạnh phúc của HXH.

 Tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: thể thơ đường luật viết bằng chữ nôm, cách dùng từ ngữ , h/ả giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế.

B- Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ. Trò: soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 HĐ1: Kiểm tra bài cũ.

 P/tích quang cảnh trong phủ chúa Trịnh để thấy được ngòi bút kí sự sắc sảo của Lê Hữu Trác.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 135083Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Văn bản Tự tình (Bài II) Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 5
NS: 
NG: Văn bản TỰ TÌNH
 (Bài II) Hồ Xuân Hương.
Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận 
 Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le & khát vọng sống hạnh phúc của HXH.
 Tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: thể thơ đường luật viết bằng chữ nôm, cách dùng từ ngữ , h/ả giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế.
Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ. Trò: soạn bài.
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
 P/tích quang cảnh trong phủ chúa Trịnh để thấy được ngòi bút kí sự sắc sảo của Lê Hữu Trác.
 HĐ 2: GT bài mới.
 Nữ sĩ HXH là người nổi tiếng với tài thơ nôm & được mệnh danh là: “Bà chúa thơ nôm”. Thơ của bà không chỉ là tiếng nói thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, ca ngợi người phụ nữ, mà có khi còn là tâm trạng buồn tủi phẫn uất trước cảnh đời éo le. Bài thơ Tự tình II là một bài như vậy.
 HĐ 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Qua tìm hiểu văn bản & tiểu dẫn, em hãy nêu những nét cơ bản về t/g HXH?
? Em hãy cho biét xuất xứ của văn bản?
? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào?
Gv hướng dẫn cách đọc văn bản & đọc mẫu.
Em hãy cho biết kết cấu của văn bản?
? Hai câu thơ đầu HXH đã chọn thời gian, không gian nào để bộc bạch nỗi niềm? 
? Em có nhận xét gì về kg, tgian NT đó? Tâm trạng của nhân vật trữ tình ntn?
Kg, tgian đó cho thấy HXH đang thao thức trằn trọc trong nỗi cô đơn, lẻ loi, đối diện với lòng mình & thấy buồn thương cho bản thân.
Trong thời điểm đó, xuất hiện âm thanh gì? 
? Âm thanh đó có tác dụng ntn đến tâm trạng của nhân vật.
? Em hãy cho biết t/g đã sử dụng NT ?
? Phân tích ý nghĩa của từ “trơ” & “cái hồng nhan” trong câu hai?
So sánh: “ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Bà HTQ( Thăng Long thành hoài cổ)
Hồng nhan là một vế gợi vế còn lại là bạc mệnh. Vì vậy càng xót xa thấm thía đau xót hơn.
? Qua sự ptích trên em hãy cho biết tâm trạng của nvtt trong hai câu đầu.
? Trong hoàn cảnh đó nhà thơ đã tìm đến cách giải sầu ntn?
NVTT đã tìm đến với rượu.
? Hai câu thơ trên t/g đã sử dụng NT gì ? 
? T/dụng NT đó là gì ?
? Nhìn ra TN xung quanh, TN có mối qhệ ntn với con người?
? Kq lại ND, NT của hai câu 3, 4?
? Qua sự ptích trên em hãy cho biết ND, NT của 4 câu đầu?
? Hai câu 5,6 sử dụng NT gì?
T/d NT ntn?
Từng đám rêu tuy mềm yếu & nhỏ bé là vậy mà cũng không chụi khuất phục số phận, nên phải mọc xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn để đâm toạc chân mây.
?, Hai câu thơ không hề thể hiện sự lên gân hoặc gồng mình lên trên số phận, mà vẫn thấy được tính cách mạnh mẽ của HXH.
Kq lại ND, NT của hai câu 5, 6?
Hai câu 7, 8 cách sử dụng từ có gì độc đáo?
Nghĩa của các từ Xuân & lại ntn?
Gv: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
( Vội vàng- XDiệu).
NT tăng tiến: Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ được một tí, lại là tí con con.
? Với sự ptích trên em hiểu thêm điều gì về ttrạng của nvtt?
Lhệ c/đ của HXH
? Qua cuộc đời số phận của HXH em có cảm nhận gì về số phận của những người con gái khác trong XH xưa?
Kq lại NT, ND của bốn câu cuối?
Kq lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Gv hướng dẫn: Hai bài “ Tự tình” đều thể hiện một nội dung: nỗi lòng HXH với tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận.
- Cách sử dụng từ đa nghĩa, giàu h/ả, giản dị thể hiện cá tính độc đáo của HXH.
Khác nhau: Tự tình 1 yếu tố phản kháng thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.
HSTL
HSTL
HSTL
HSđọc vbản
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
Đọc- tiếp xúc văn bản
 1, Tác giả.
HXH (?-?)
-Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhưng bà sống chủ yếu ở Thăng Long.
- HXH có c/đ lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: 2 lần lấy chồng nhưng đều làm lẽ, cuối cùng bà vẫn sống cô độc.
- HXH xinh đẹp thông minh đi nhiều giao thiệp rộng( có nhiều người nổi tiếng như NDu). 
- Con người phóng túng, tài hoa, cá tính mạnh mẽ sắc sảo.
-T/p còn lại: Tập thơ lưu hương ki gồm 24 bài chữ hán & 26 bài chữ Nôm.
-ND: thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ là sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp khát vọng của họ.
-NT: Ngôn ngữ thơ đa dạng , táo bạo và tinh tế.
-P/cách thơ HXH vừa trào phúng vừa trữ tình vừa đậm đà chất văn học dg.
2, Văn bản.
Tự tình bài II nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của HXH.
Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
3, Đọc- giải thích từ khó.
4, Kết cấu.
4 câu đầu: nỗi buồn trong cảnh cô đơn trơ trọi.
4 câu cuối: thái độ bứt phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng cô đơn khao khát hạnh phúc.
II- Đọc –hiểu văn bản.
 1, Bốn câu đầu
 a, Hai câu đầu.
+ (t): đêm khuya
+ Kg : rộng lớn ( nước non), yên tĩnh, thanh vắng.
-> Kg, tg đặc biệt phù hợp để nhân vật trữ tình bộc bạch nỗi niềm tâm sự.
+ Âthanh: tiếng trốngvăng vẳng dồn dập vọng lại.
-> Ý nghĩa báo hiệu tgian đang trôi qua dồn dập khiến nvtt tâm trạng càng thêm rối bời.
-NT: Đảo ngữ trơ( đtừ) đặt ở đầu câu.
Nhịp ngắt1/3/3( bất thường).
Cách sử dụng từ ngữ đặc sắc( trơ cái hồng nhan)
Trơ: sự trơ trọi cô đơn.
 - Là sự bẽ bàng tủi hổ( trơ trơ)
 -Là sự thách thức của HXH với c/đ khi từ “ trơ” kết hợp với từ “ nước non”.
- Cái: Từ chỉ đi cùng với dtừ chỉ đồ vật.
- Hồng nhan: nhan sắc vẻ đẹp của người con gái
Cái hồng nhan: thể hiện sự rẻ rúng mỉa mai.Hơn thế lại là cái hồng nhan trơ với nước nonkhông chỉ là sự dầu dãi mà còn là sự cay đắng.
=>Hai câu thơ đầu cho thấy hoàn cảnh cô đơn bẽ bàng và ttrạng buồn tủi của nvtt.
b, Hai câu tiếp
NT: Đối say> < tròn.
Đối ý: Chén rượu hương đưa> < khuyết chưa tròn.
Ẩn dụ: vầng trăng bóng xế.- con người đã không còn trẻ.
-> HXH muốn quên đi hoàn cảnh hiện tại của bản thân, muốn mượn rượu để giải sầu nhưng rượu lúc đầu có làm cho nàng say, nhưng say rồi lại tỉnh và càng uống càng tỉnh nên càng thấm thía nỗi buồn đau thân phận. Nhìn ra cảnh vật TN thấy vầng trăng sắp tàn(bóng xế, mà vẫn khuyết ), TN như có mối đồng cảm với hoàn cảnh của nvtt: tuổi xuân đã trôi qua, nhan sắcđã tàn phai mà tìmh duyên vẫn không tròn vẹn.
-> Hai câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng vừa nói lên tâm trạng của nvtt( tả cảnh ngụ tình). TNđẹp nhưng buồn, hay chính con người buồn nhìncảnh vật cũng buồn.
-> tlại: bốn câu thơ đầu sử dụng NT đảo ngữ, kết hợp cáh ngắt nhịp độc đáo, NT đối, ẩn dụ cho thấy cảnh ngộ cũng như ttrạng cô đơn buồn tủi, xót xa của nhà thơ.
2, Bốn câu cuối
a, Hai câu 5, 6
NT: đảo ngữ: xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây.
Đối & ĐTừ mạnh( xiên ngang, đâm toạc).
Hai câu thơ gợi cảnh TN có sức sống mãnh liệt.
Qua NT tả cảnh ngụ tình, ta thấy ttrạng Nvttkhông chỉ là phẫn uất mà còn là sự phản kháng vùng vẫy quyết liệt với số phận.
Thể hiện cá tính mạnh mẽ không chụi khuất phục số phận của HXH.
b, Hai câu 7, 8
NT: Điệp từ “ xuân”
 S/d từ ngữ tăng tiến: Mảnh tình san sẻ tí con con.
Xuân- Mùa xuân( quay lại theo vòng tuần hoàn )
Tuổi xuân( tuổi trẻ)
Lại – Thêm một lần nữa.
Trở lại.
- Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
Ttrạng nvtt: Cảm nhận sâu sắc về tgian kéo theo nỗi đau về thân phận, nên đọng lại trong hai câu cuối là nỗi ngao ngán chán chường bi thương trước duyên phận éo le.
-Đây cũng chính là nỗi đau chung của những người con gái trong XH xưakhi hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp. Đây chính là giá trị nhân văn của tác phẩm.
=>Tlại với NT đối sử dụng từ, h/ả giàu sức biểu cảmvà giản dị, bút pháp tả cảnh ngụ tình bốn câu cuối là TN giàu sức sống đồng thời thể hiện tâm trạng phẫn uất quyết vượt lên số phận khát khao hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn đọng lại là một tấn bi kịch đau đớn xót xa.
III-Tổng kết
 1, Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm giàu màu sắc, nt tả cảnh ngụ tình đặc sắc...
 2, Nội dung/Ghi nhớ/SGK/19
IV- Luyện tập
Bài tập 1/SGK/20
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà:
HS học thuộc lòng bài thơ, phân tích được bài thơ, nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
Soạn bài “Câu cá mùa thu”của Nguyễn Khuyến theo hệ thống câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 5.doc