Giáo án Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu

Giáo án

I. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kỳ diệu của lí tưởng cộng sản với cuộc đời nhà thơ.

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.

II. Phương tiện thực hiện

- SGK Ngữ văn 11 tập 2

- Thiết kế giáo án

III. Cách thức tiến hành

1. Phát vấn - đối thoại

2. Diễn dịch

3. Thảo luận - thực hành

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới

Từ ấy - Tố Hữu

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6043Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:	
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kỳ diệu của lí tưởng cộng sản với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK Ngữ văn 11 tập 2
- Thiết kế giáo án
III. Cách thức tiến hành
1. Phát vấn - đối thoại
2. Diễn dịch
3. Thảo luận - thực hành
IV. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới
Từ ấy - Tố Hữu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1. GV dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ “Từ ấy”?
- Bài thơ “Từ ấy” được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Đọc diễn cảm bài thơ, xác định mạch cảm xúc của bài thơ, ý các khổ thơ?
Hoạt động 3: Đọc - hiểu chi tiết
- GV dẫn dắt
-“Từ ấy” là từ khi nào?
- Vì sao tác giả không dùng các từ khác như: “Từ đó; từ khi ấy”?
- Những từ ngữ nào diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản? Phân tích ý nghĩa thẩm mĩ của những hình ảnh: “nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim”.
- Theo em, cách dùng hình ảnh của nhà thơ trong 2 câu đầu có gì mới lạ, độc đáo?
(Biện pháp ẩn dụ và so sánh trực tiếp của Tố Hữu có tác dụng như thế nào?)
- Nếu như 2 câu đầu tả niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lí tưởng Đảng, thì 2 câu sau tiếp tục thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ khi tiếp nhận ánh sáng ấy như thế nào?
- GV dẫn dắt
- Lẽ sống mới mà người Đảng viên mới Tố Hữu nhận thức là gì? (HS thảo luận)
- Những từ ngữ biểu cảm nào trong khổ thơ diễn tả sự nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu? Những từ ấy có ý nghĩa gì?
- GV dẫn dắt
- Theo các em, khổ thơ cuối tiếp tục cụ thể hóa ý thơ của khổ 2 như thế nào?
- GV giải thích các từ, cụm từ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ”.
- Cách biểu đạt từ ngữ của nhà thơ ở đây có gì đặc biệt?
- Kết cấu “tôi đã làcủa”; “là của”; có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Tổng kết
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
- Củng cố:
+ Vì sao bài thơ “Từ ấy” có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu?
+ Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
+ Mạch vận động của tâm trạng trữ tình trong bài thơ diễn ra như thế nào?
- Dặn dò:
+ Làm các bài tập 1, 2 ở mục Luyện tập
+ Đọc thêm các bài Lai Tân (Hồ Chín Minh), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương Tư (Nguyễn Bính)
Trong đời của mỗi người đều có những giây phút đổi thay kỳ diệu, đánh dấu một sự phát triển không thể đảo ngược của nhân cách. Những phút giây ấy trở thành những dấu ấn không thể phai mờ. Với Tố Hữu, thời điểm tiếp nhận lí tưởng cộng sản, tự nguyện dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa đã tạo thành một cái mốc, cái mốc “Từ ấy”. Để hiểu hơn về “Từ ấy”, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu khái quát về tác giả, xuất xứ và nội dung của bài thơ này.
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành
- Quê: Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, ThừaThiên Huế
- Thuở nhỏ: học ở Trường Quốc học Huế
- Năm 1937, Tố Hữu được kết nạp vào ĐCS. Từ đó sự nghiệp thơ ca gắn liền và song hành với các chặng đường của Cách mạng Việt Nam.
=> Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; là tác giả của các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió Lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn và nhiều tuyển thơ khác. Ông được xem là “con chim đầu đàn” của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỷ XX.
2. Bài thơ “Từ ấy”
a. Tập thơ “Từ ấy”
- Là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, sáng tác từ 1937 - 1946, là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản.
- Gồm 71 bài thơ, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích (viết trong thời gian nhà thơ bị tù đày 1939-1942); Giải phóng.
b. Bài thơ “Từ ấy”
- Xuất xứ: “Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời khi Tố Hữu tìm đến với lí tưởng của Đảng, ánh sáng của Cách mạng và thực sự được đứng vào hàng ngũ của Đảng (năm 1937, lúc đó nhà thơ mới 18 tuổi).
c. Bố cục bài thơ: gồm 3 phần
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
- Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ
II. Đọc - hiểu chi tiết
Nếu các nhà thơ mới đương thời mơ ước có được một niềm vui bằng những hình ảnh trừu tượng: “Tôi muốn hóa 1 con chim để cùng gió/ Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng/ Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng/ Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng” thì Tố Hữu lại diễn tả niềm vui đến với lí tưởng bằng những hình ảnh thực, cụ thể: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ rộn tiếng chim”.
1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
a. Hai câu đầu:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Từ ấy là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời làm cách mạng của Tố Hữu, đó là từ khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất của nhà thơ.
- Vì các cụm từ trên hoặc dài, hoặc nôm na hơn. Dùng “Từ ấy” vừa ngắn gọn, vừa giản dị mà tao nhã.
- Cảm xúc của nhà thơ khi găp lí tưởng của Đảng:
+ Trong tôi bừng nắng hạ
+ Mặt trời chân lí chói qua tim
- Ý nghĩa thẩm mĩ:
+ “Nắng hạ”: thứ ánh sáng rực rỡ, khác hẳn với 3 mùa còn lại trong năm lại kết hợp với từ “bừng” (phát ra đột ngột) từ vầng “mặt trời chân lí”.
+ “Mặt trời chân lí”: là hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Đây là chân lí của Đảng, của Cách mạng, của chủ nghĩa Mác - Lê nin soi chiếu, nó ấm áp, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
+ “Chói”: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn và không thể cưỡng nổi.
-> Hình ảnh “nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ trong 2 câu đầu:
+ Cách dùng hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp: so sánh ánh sáng của lí tưởng Đảng như “nắng hạ” và “mặt trời chân lí” => thể hiện thái độ thành kính, ân tình, biết ơn của nhà thơ với Đảng. Chính ánh sáng của lí tưởng Đảng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
+ Bút pháp tự sự (trần thuật) => thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết.
b. Hai câu sau:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
- Ở hai câu sau, nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với cách mạng bằng một loạt các hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp:
+ Hồn tôi - vườn hoa lá
+ Đậm hương, rộn tiếng chim
-> Hình ảnh so sánh gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống (có hoa lá, có âm thanh)
- Tố Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời:
+ Cỏ cây xanh tươi nhờ ánh nắng mặt trời
+ Nhà thơ thêm yêu đời và thấy cuộc đời có ý nghĩa là nhờ ánh sáng của lí tưởng Đảng.
=> Kết luận khổ 1: Bằng bút pháp tự sự kết hợp với bút pháp trữ tình lãng mạn, đoạn thơ đã thể hiện tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lí tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
Lí tưởng cộng sản đã mở ra một thế giới mới với chân trời hồng trải rộng làm cho người thanh niên yêu nước thay đổi trong nhận thức về lẽ sống. Vậy sự thay đổi nhận thức đó như thế nào, ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu khổ 2 của bài thơ
2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
.
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
- Lẽ sống mới ở đây chính là sự nhận thức được mối quan hệ giữa cá nhân, cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, với quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng.
- Ý nghĩa của những từ ngữ biểu cảm diễn tả nhận thức của Tố Hữu:
+ Động từ “buộc” không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và lòng quyết tâm cao độ của nhà thơ.
+ “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn của nhà thơ với mọi người ở muôn nơi.
+ Hồn tôi - bao hồn khổ: thể hiện sự đồng cảm sâu xa
+ “Khối đời”: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hóa sức mạnh của tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ (gợi nhớ hình ảnh “khối căm hờn” trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ gần giống về biện pháp nghệ thuật nhưng khác hẳn nhau về ý nghĩa tư tưởng).
-> Từ khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhận thức về lẽ sống của Tố Hữu có sự thay đổi: Tố Hữu tự nguyện gắn bó cái tôi cá nhân của mình vào cái ta chung của mọi người, hướng tới sự gắn bó với quần chúng lao khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do.
=> Kết luận khổ 2: Tự đặt mình vào giữa cuộc đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh từ họ. Và bằng tình cảm yêu mến chân thành, bằng sự giao cảm của trái tim, nhà thơ đã hòa nhập cái tôi riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc, khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao động nghèo khổ.
Nếu các nhà thơ lãng mạn đương thời quay lưng lại với cuộc đời như Xuân Diệu: “Tôi là con nai bị chiều giăng lưới/ Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”, hay thu hẹp mình trong cái tôi cá nhân giống CLViên: “Với tôi tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” thì với Tố Hữu, ông lại tìm đến với đông đảo quần chúng NDLĐ. Đó “là vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em bé cù bất cù bơ”. Sự chuyển biến trong tình cảm đó của nhà thơ được bắt đầu từ khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, được thay đổi trong nhận thức. Để hiểu rõ hơn về sự chuyển biến trong tình cảm ấy, ta hãy đi vào phân tích khổ 3 của bài thơ.
3. Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ
“Tôi là con của vạn nhà
.
Không áo cơm cù bất cù bơ”
- Tiếp tục ghi nhận những chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động.
- “Kiếp phôi pha”: kiếp nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, phai tàn.
- “Vạn nhà”: tập thể, lớn lao, rộng rãi
- “Cù bất cù bơ” (thành ngữ): lang thang, bơ vơ, không chốn nương thân giống như: em Phước trong bài “Đi đi em” hay em bé mồ côi trong bài “Mồ côi, Tiếng hát sông Hương”
-> Bằng những từ ngữ biểu cảm, Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm chân thành muốn được hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động.
- Những điệp từ “là” cùng với các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” vừa:
+ Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết
+ Vừa biểu hiện sự đồng cảm, tấm lòng xót thương chân thành của nhà thơ với những kiếp người nghèo khổ
- Cách nói trực tiếp, trần trụi, xác định rõ ràng vị thế trong gia đình lớn “đã là con, là em, là anh của vạn”. có tác dụng khẳng định ý thức tự giác chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
=> Kết luận khổ 3: Bằng lối nói khẳng định kết hợp với những điệp từ, Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm đầm ấm, thân thiết giữa nhà thơ với đại gia đình quần chúng lao khổ, được cùng họ sống và tranh đấu cho tự do. Đó chính là nhận thức mới đã được chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ, của nhân vật trữ tình.
III. Tổng kết
- Nội dung: 
+ “Từ ấy” là bài thơ thể hiện tình cảm chân thành niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của người thanh niên yêu nước lần đầu tiên được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã làm thay đổi trong nhận thức của Tố Hữu. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh ở trong nhân dân, tự nguyện hòa nhập cái tôi cá nhân của mình với cái tôi của cộng đồng, của dân tộc, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ, để từ đó cùng nhân dân tranh đấu cho lí tưởng, cho tự do.
+ “Từ ấy” được coi như tuyên ngôn của nhà thơ cách mạng
- Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn với giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, cách ngắt nhịp linh hoạt, sự phối âm có sức ngân vang. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, sử dụng điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi kết hợp với những hình ảnh tươi sáng đã góp phần thể hiện thành công tứ thơ. 
- Củng cố:
+ Bài thơ là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng và lẽ sống của nhà thơ
+ Giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, cách dùng hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp; điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi
+ Niềm vui giác ngộ lí tưởng -> nhận thức mới về lẽ sống -> biến chuyển tình cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai giang Tu ay(1).doc