Giáo án Ngữ văn 11 - Trường THPT Yên Khánh B - Tôi yêu em, tác giả A. Puskin

Giáo án Ngữ văn 11 - Trường THPT Yên Khánh B - Tôi yêu em, tác giả A. Puskin

I. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Hiểu được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say, thủy chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình.

II. Chuẩn bị của thầy và trò

- SGK Ngữ văn 11 tập 2

- Thiết kế bài giảng

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới

Dẫn vào bài:

Tình yêu là một đề tài muôn thửơ của nhân loại, mà không một nhà thơ nào trong cuộc đời sáng tác của mình lại không nói đến tình yêu trong các tác phẩm của họ. Puskin là cũng thế, thơ tình của ông là sự kết hợp giữa tình yêu nhân loại và tình yêu con người. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Puskin đã từng tơ vương không ít mối tình đơn phương éo le và thất vọng. Nhưng đó lại là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác, để ra đời những bài thơ tuyệt tác. “Tôi yêu em” được khơi nguồn cảm hứng từ một tình yêu như thế.

 

doc 5 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1836Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Trường THPT Yên Khánh B - Tôi yêu em, tác giả A. Puskin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BCĐ TTSP Trường Đại học Hoa Lư 
BCĐ TTSP Trường THPT Yên Khánh B
GIÁO ÁN
TÔI YÊU EM
Puskin
Soạn ngày 21 tháng 2 năm 2017
Dạy ngày 25 tháng 2 năm 2017
Tên giáo sinh: Đặng Việt Hưng Lớp dạy: 11B7
Tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hương Giang
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:	
- Hiểu được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say, thủy chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- SGK Ngữ văn 11 tập 2
- Thiết kế bài giảng
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới
Dẫn vào bài: 
Tình yêu là một đề tài muôn thửơ của nhân loại, mà không một nhà thơ nào trong cuộc đời sáng tác của mình lại không nói đến tình yêu trong các tác phẩm của họ. Puskin là cũng thế, thơ tình của ông là sự kết hợp giữa tình yêu nhân loại và tình yêu con người. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Puskin đã từng tơ vương không ít mối tình đơn phương éo le và thất vọng. Nhưng đó lại là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác, để ra đời những bài thơ tuyệt tác. “Tôi yêu em” được khơi nguồn cảm hứng từ một tình yêu như thế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài giảng
HĐ 1. Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
- GV kể vắn tắt về cuộc đời của nhà thơ, về cái chết sau cuộc đấu súng (sống trong gia đình dòng dõi quý tộc sa sút, có thời thơ ấu êm đềm và được tiếp xúc với nền văn học dân gian Nga từ sớm, thời niên thiếu được học trong trường của Hoàng gia Nga, lúc này ông sáng tác một số tác phẩm mang tính chất đả kích chế độ Nga hoàng rồi bị đày đi phương nam rồi đày sang phương Bắc, chính trong chuyến đi đày đó Puskin đã gặp Natalia và yêu cô rồi 2 người kết hôn. Vài năm sau đó, trong 1 buổi dạ hội, Đante gặp Natalia và theo đuổi mãnh liệt cô, Puskin ko chấp nhận điều đó và nhất quyết chiến đấu 1 mất 1 còn với Đante. Lợi dụng lúc Puskin chưa chuẩn bị tốt thì Đante đã nổ súng giết hại Puskin. Puskin ra đi vô phương cứu chữa.
- HS đọc và trình bày nội dung đoạn cuối Tiểu dẫn
-GV bổ sung: bài thơ trong nguyên tác không có nhan đề. Nhan đề là của người dịch đặt cho tác phẩm.)
-Yêu cầu: giọng điệu đọc phù hợp với bài thơ trữ tình đó là lời từ giã- giãi bày-bộc bạch.
HĐ 2. Đọc - hiểu chi tiết
- Đọc 4 câu đầu.
- Mở đầu bài thơ, tại sao người dịch không dịch là anh yêu em cho tình cảm thêm thắm thiết, hoặc ngược lại: tôi yêu cô thể hiện mức độ thân thiết nhưng còn hạn chế hoặc sự rụt rè của chàng trai?
- Hai câu thơ đầu xác nhận điều gì?
? Mục đích của sự xác nhận ấy là gì?
Hs thảo luận nhóm trả lời
GV bình giảng 
- Cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình có tuân theo lý trí không?
- Điệp ngữ “Tôi yêu em” được diễn đạt 2 lần có tác dụng gì?
- Trạng thái của nhân vật trữ tình được biểu hiện như thế nào trong khổ thơ? 
Hs thảo luận
- Lời cầu chúc: “Cầuem” thể hiện sự vun đắp hay buông xuôi trong tình cảm của nhân vật “tôi”? 
- Ý nghĩa sâu sắc thể hiện trong lời cầu chúc này là gì?
HĐ 4. Tổng kết
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-vích Puskin, 1799 - 1837
- Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
- Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. 
- Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).
- Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga (GV nhấn mạnh => Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”).
- Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận. 
3. Đọc
-câu 1-2: chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận, vừa tự nhủ
-câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa, lời thề
-câu 5-6: day dứt, buồn đau, kiểm nghiệm
-câu 7-8: mong ước, tha thiết, điềm tĩnh.
- Bố cục bài thơ: gồm 2 phần
+ Phần 1: 4 câu đầu: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương.
+ Phần 2: 4 dòng sau: Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành của tác giả.
II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Khổ 1: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương.
“Tôi yêu em bóng u hoài?”
Người dịch, dịch như vậy rất có dụng ý: Nếu dùng “anh” thì lại chưa được phép, chưa dám và chưa thể vì chủ thể “em” chưa đồng ý hay xác nhận mối quan hệ của 2 người. Nhưng cũng không thể dùng “cô” hay dùng “nàng” vì cách xưng hô đó thể hiện sự khách khí, xuồng xã, hoặc xa cách
=> Chứng tỏ người dịch rất am hiểu về tâm thế và cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong lời từ biệt đơn phương này.
- Sử dụng 3 từ “Tôi yêu em” vừa: 
+ Thể hiện tình cảm vừa gần vừa xa 
+ Vừa ngắn gọn, giản dị, bày tỏ trực tiếp được tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình (không quá gần gũi nhưng cũng không quá xa cách).
- Xác nhận một tình yêu: Tôi đã yêu em. Tình yêu đó đơn phương nhưng vẫn âm ỉ cháy trong tim: 
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai (ngọn lửa tình chưa tắt mà nó vẫn âm ỉ cháy, để rồi nó sẽ bùng lên mạnh mẽ hơn, lớn lao hơn khi có ngọn gió của nơi em tiếp sức). 
-> Câu thơ đã khẳng định một tình yêu thầm kín, kiên trì, nồng nàn, tha thiết và mãnh liệt.
- Vì “yêu em” mà nhân vật trữ tình ở đây có sự mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc: 
Lý trí (bảo thôi) > < Tình cảm (vẫn yêu)
- Cảm xúc không tuân theo lý trí nên đã có sự giằng co giữa lý trí và tình cảm: (thể hiện qua từ Nhưng)
-> Từ “nhưng” tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc. Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt về tình yêu chưa tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình yêu vẫn còn, vẫn mạnh mẽ, hăm hở và say đắm. Đó là sự kìm nén, dằn lòng, tự vượt lên chính, đấu tranh với mình. Xem tình yêu như là hành vi trao tặng, làm cho người mình yêu hạnh phúc quan trọng hơn là được yêu, được đón nhận, sở hữu về mình, cho sự hưởng thụ của mình.
 + Không muốn quấy rầy em
+ Không muốn làm phiền muộn em bất cứ điều gì. Nghĩa là phải rời xa em - đó là điều mà bản thân nhân vật “tôi” không hề muốn.
-> Ở đây nhân vật trữ tình đã lấy thời gian làm thước đo cho tình yêu của mình. 
-Hai câu 3-4 như lời hứa, lời thề trang nghiêm, dứt khoát. Rõ ràng, đó không chỉ là lời từ giã một mối tình, đưa nó trở thành kỉ niệm mà còn là lời bày tỏ và khẳng định của một tâm hồn chân thực và tự trọng, vị tha.
GV dẫn dắt: tình yêu của Puskin chân thành là như thế, nhưng khi quay lại với thực tại mới thấy thật phũ phàng (Đọc khổ thơ cuối)
2. Khổ 2. Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành của tác giả
“Tôi yêu em đã yêu em”
- Điệp ngữ “Tôi yêu em” không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.
- Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi -> Đó là sự tự trách mình yếu đuối, ghen tuông bao thời gian trôi qua vẫn âm thầm đeo đuổi một mối tình si một phía.
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
=> Ích kỉ là điều tất yếu của tình yêu
- Âm thầm: lặng lẽ, thầm kín trong tâm hồn
- Lúc rụt rè: e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu
- Khi hậm hực: có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn.
-> Ở đây, lí trí đã nhường chỗ cho cảm xúc. Vẫn thể hiện rõ một tình yêu đơn phương, không hi vọng, đồng thời cũng thể hiện được sự mãnh liệt và những cung bậc tất yếu của tình yêu: sự rụt rè, ghen tuông và ích kỉ.
GV bình thêm: ai yêu mà không ghen tuông ích kỉ, nhưng ích kỉ không chiến thắng được sự cao thượng của một trái tim biết yêu thương, và Puskin đã mang trong mình một trái tim như thế
- Cách ghen của nhân vật trữ tình là một cách ghen có văn hóa, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính: Yêu chân thành, đằm thắm. Điều đó đã được chứng minh. 
- Nếu là sự buông xuôi: thì điều đó không dễ dàng gì đối với 1 người có tính cách mãnh liệt như nhân vật “tôi”.
- Nếu là sự vun đắp: thì tại sao phải “cầu em được người tình” - 1 người thứ 3 xuất hiện -> Sự xuất hiện của người thứ 3 này có phải là một lời ẩn ý sâu xa?
+ Nhân vật trữ tình muốn đặt “em” trước một sự lựa chọn: “Tôi” hoặc người nào khác.
+ Người khác kia là ai? Liệu họ có yêu em như tôi không?
+ “Tôi” thì rất yêu em, yêu “chân thành, đằm thắm” như vậy
-> Vậy lời cầu mong đó khó trở thành hiện thực. Phải chăng đây là một phép “thử”. Một cách nói vun vào, một cách “đặt vấn đề” tỉnh táo và khôn khéo của nhân vật “Tôi”?
- Lời cầu chúc giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng. Đây là một lời chúc tuyệt vời nhất mà cũng là lời chúc thông minh nhất rằng: Tôi đã yêu em, đang yêu em và mãi mãi yêu em: chân thành và đằm thắm. Và dù trong trường hợp người em chọn không phải là “tôi” đi chăng nữa thì “tôi” vẫn luôn cầu chúc “em” có một người tình tuyệt vời như “tôi” đã dành cho “em”.
- Lời cầu chúc vừa ẩn chút nuối tiếc, xót xa, vừa tự tin, kiêu hãnh và ngầm thách thức: Chẳng có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi! 
III. Tổng kết
ND: Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.
NT: Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng cùng với những điệp ngữ và nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_26_Toi_yeu_em.doc