Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97: Đọc văn Từ ấy - Đọc thêm Nhớ đồng ( Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97: Đọc văn Từ ấy - Đọc thêm Nhớ đồng ( Tố Hữu)

Tuần 25

 Đọc văn

 TỪ ẤY - ĐỌC THÊM NHỚ ĐỒNG

( TỐ HỮU)

TIẾT 97,98

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, tin tưởng, say mê bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2512Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97: Đọc văn Từ ấy - Đọc thêm Nhớ đồng ( Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Đọc văn 
 từ ấy - Đọc thêm nhớ đồng
( tố hữu)
Tiết 97,98
Ngày soạn: 01/3/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, tin tưởng, say mê bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu nội dung phần tiểu dẫn?
Chú ý đến nội dung của tập thơ Từ ấy.
Yêu cầu đọc bài thơ với giọng hồ hởi, phấn khởi, vui tươi phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
CH: Chia bố cục bài thơ?
CH: Niềm say mê náo nức của người thanh niên cách mạng trẻ tuổi khi giác ngộ lí tưởng cách mạng được thể hiện như thế nào?
- Chú ý thời gian: Từ ấy
- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời chân lí.
- Các từ ngữ có tác dụng biểu cảm cao: nắng hạ, chói, đậm hương, rộn tiếng chim.
Người rực rỡ là mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người.
( Tố Hữu)
Đây là những câu thơ mới lạ độc đáo. Đặc biệt là những tình cảm chân thành trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ sống động mới mẻ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ...
CH: Nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ thể hiện như thế nào?
CH: Lời tâm nguyện chân thành của nhà thơ thể hiện ntn?
CH: Nghệ thuật cơ bản của tác phẩm?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
CH: Đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt nội dung?
CH: Đọc bài thơ? Chia bố cục? Nêu chủ đề của bài thơ?
I/ Tiểu dẫn.
- Tố Hữu ( 1920 - 20020 xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất thân trong một gia đình và vùng quê rất giàu truyền thống văn hoá, văn học.
- Là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.
- Tố Hữu để lại cho nền văn học một sự nghiệp thơ ca giàu giá trị về nội dung, nghệ thuật với các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, máu và hoa...
+ Nội dung thơ TH: thể hiện khá chân thực và đầy đủ những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, thơ của ông thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người công dân, chiến sĩ, cán bộ, cách mạng đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và với Bác Hồ.
+ Nghệ thuật thơ TH thể hiện ở phong cách thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc
+ Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi.
- Từ ấy là tập thơ đầu tay của TH ( sáng tác từ 1937
 -> 1946) tập thơ này thể hiện niềm say mê lí tưởng và niềm khao khát được chiến đấu và hi sinh cho cách mạng trên tinh thần lạc quan chiến thắng của người thanh niên cộng sản, bao gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Bài thơ Từ ấy nằm trong phần Máu lửa.
II/ Đọc - bố cục.
1. Đọc.
2. Bố cục: 3 phần
- Phần I: khổ thơ đầu: Niềm say mê náo nức của người thanh niên cách mạng trẻ tuổi khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Phần II: Khổ 2: Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng của Đảng.
- Phần III: khổ 3: Sự khẳng định của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng.
III/ Đọc hiểu.
1. Khổ thơ đầu: Niềm say mê náo nức của người thanh niên cách mạng trẻ tuổi khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Thời gian: từ ấy là khoảng thời gian đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Trước thời gian này TH cũng như những nhà thơ khác đang băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời, từ bước chân bơ vơ ấy TH đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng soi sáng.
- Hình ảnh :
+ ẩn dụ mặt trời chân lí: là ánh sáng cách mạng của Đảng rực rỡ và chói chang soi rọi tâm hồn non nớt của nhà thơ như thứ nắng hạ mạnh mẽ soi rọi. Mặt trời ấy nó bừng sáng như là một sự phát hiện bất ngờ và đột ngột. Nhà thơ đón nhận mặt trời cách mạng bằng cả tâm hồn yêu cuộc sống tự do và cả trái tim sục sôi nhiệt huyết cách mạng của mình. Với nhà thơ lí tưởng của Đảng đã xua tan mọi tăm tối, giúp cho nhà thơ nhận thức được rõ ràng về con đường đi tươi sáng trong tương lai.
- Tâm trạng:
+ Hình ảnh so sánh Hồn tôi là vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim -> Tâm hồn tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng trở lên rạo rực, sôi nổi và say mê. Tâm hồn ấy trở lên xanh tươi và ngập tràn sức sống như một mảnh vườn đầy hoa lá, vừa ngọt ngào lại đầy hương sắc và âm thanh rộn ràng. Nhà thơ sung sướng đón nhận lí tưởng cách mạng của Đảng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời và con người cho nhà thơ.
2. Khổ II: Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng của Đảng.
- TH là một trí thức tiểu tư sản cho nên mang trong mình lối sống cá nhân, lẽ sống ấy đã thay đổi khi nhà thơ bắt gặp lí tưởng cách mạng:
+ Sự gắn bó cái tôi riêng với cái ta chung của nhân dân của quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ, thể hiện một sự đoàn kết gắn bó thân thiết chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong tranh đấu cách mạng.
" Tôi buộc lòng tôi với mọi người"
+ ý thức tự nguyện và thái độ rất chân thành, buộc, trang trải, lòng tôi, tình, hồn tôi...với trăm nơi, bao hồn khổ, mọi người thể hiện một sự gắn bó mật thiết sự đồng cảm sâu xa của tấm lòng nhà thơ với mọi người nhất là những con người lao khổ.
- Hình ảnh khối đời là một ẩn dụ về sức mạnh đoàn kết của tập thể, nhân dân.
3.Khổ 3: Sự khẳng định của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng.
- Khẳng định mình là con người gần gũi, thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ
- Cách xưng hô khá đặc biệt gần gũi: con, em, anh
- Sự gắn bó thân thuộc và rộng khắp:
+ Là vạn nhà: quần chúng đông đảo
+ Vạn kiếp: những con người sống mòn mỏi đáng thương, dầu dãi mưa nắng
+ Vạn đầu em nhỏ: những kiếp sống lang thang đầu đường xó chợ, cuộc đời không có nơi nương tựa cuộc sống cò bất cò bơ.
-> Thể hiện một sự chuyển biến, nhận thức mạnh mẽ của tâm hồn nhà thơ, càng đồng cảm yêu thương con người bao nhiêu thì càng căm ghét những bất công ngang trái của cuộc đời bấy nhiêu và càng say mê hoạt động cách mạng để thoát khỏi kiếp sông nô lệ nghèo khổ mất tự do.
IV/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ
- Từ láy, điệp từ
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu sức biểu cảm
- Nhịp điệu bài thơ khi thì sôi nổi khi thì da diết, sâu lắng...
2. Nội dung.
- Vẻ đẹp trong tâm hồn của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng.
- Thể hiện nhiệt tình yêu nước của nhà thơ.
- Nắm được nội dung của bài
- Làm bài tập nâng cao
- Soạn bài tiếp theo
Đọc thêm: Nhớ Đồng.
I/ Tiểu dẫn: Bài thơ thuộc phần Xiềng xích trong tập thơ Từ ấy được viết vào tháng 7/1939 trong nhà lao Thừa Phủ ở Huế.
II/ Chủ đề.
- Bài thơ thể hiện nỗi niềm nhớ thương đồng quê, cảnh vật, con người đồng bào, đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những tháng ngày đầu bị giam ở nhà lao phủ Thừa Thiên.
III/ Bố cục. Chia làm 3 đoạn.
- Đoạn I: Đầu -> Khoai sắn ...: Nỗi nhớ da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Đoạn II: .....bát ngát trời: Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Đoạn III: Trở lại với thực tại giam cầm, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 97 Tu Ay+ nho dong.doc