Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 95, 96: Thao tác lập luận bình luận luyện tập thao tác lập luận bình luận

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 95, 96: Thao tác lập luận bình luận luyện tập thao tác lập luận bình luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

- Viết được một vài đoạn văn bình luận hoặc một văn bản bình luận ngắn về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

- Viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

3. Thái độ

- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

- Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.

4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

 

docx 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1081Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 95, 96: Thao tác lập luận bình luận luyện tập thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết số : 95 - 96
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. 
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. 
- Viết được một vài đoạn văn bình luận hoặc một văn bản bình luận ngắn về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
2. Kĩ năng 
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
- Viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
3. Thái độ 
- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
- Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.
4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy,nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Khởi động
GV dẫn dắt vào nội dung bài học
	Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Giải thích, chứng minh và bình luận là thao tác của bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận cần kết hợp nhiều thao tác khác nhau. Lập luận bình luận cũng là một trong những thao tác đó. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài: Thao tác lập luận bình luận. 
 Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
*Mục tiêu : giúp học sinh : 
 - Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. 
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. 
- Viết được một vài đoạn văn bình luận hoặc một văn bản bình luận ngắn về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
* Hình thức tổ chức : GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. H/s hoạt động cá nhân kết hợp thảo luận nhóm tại lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung , yêu cầu cần đạt
HĐ 2.1 : Mục đích,yêu cầu của TTLLBL
-Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi 1-2-3-4 trang 71.
-Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
H/s có 5 phút để h/s tìm hiểu,giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao.
-Bước 3 : Báo cáo thảo luận 
GV gọi từng h/s trình bày theo từng vấn đề cần giải quyết
H/S trong lớp quan sát lắng nghe,phản biện bổ sung khi cần thiết
-Bước 4 : Hình thành kiến thức
GV chốt lại các ý,mở rộng vấn đề
Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học...
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a, Trong đoạn trích, Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở (Ai hiểu luật được sẽ làm quan,... Bất cứ một hình phạt nào ở trong nước không vượt ra ngoài luật...) đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng (Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu...). Tất cả những lập luận đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò của pháp luật và việc giáo dục luật pháp trong xã hội.
b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lí do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, muốn trị nước phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.
c, Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng với những nhận xét, đánh giá của tác giả.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Vì: Nếu không nắm vững kỹ năng bình luận thì vấn đề sẽ không được làm rõ, ý kiến cá nhân cũng không được chấp nhận vì dẫn chứng, lý lẽ không rõ ràng.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Con người dám và có kĩ năng tham gia bình luận để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có các cuộc tranh luận có hiệu quả, bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh.
- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.
- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.
- Bình luận có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người ?
à Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
HĐ 2.2 Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cách bình luận.
GV tổ chức hoạt động nhóm
-Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)
*GV chia nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu?Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giả quyết vấn đề? 
Nhóm 2 : Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.
Nhóm 3 : Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết được vấn đề đã nêu ra?
Nhóm 4 : Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào?
-Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
H/s có 5 phút để các nhóm tìm hiểu,giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao.
-Bước 3 : Báo cáo thảo luận 
GV gọi từng nhóm trình bày theo từng vấn đề cần giải quyết
Các nhóm trong lớp quan sát lắng nghe,phản biện bổ sung khi cần thiết
-Bước 4 : Hình thành kiến thức
GV chốt lại các ý,mở rộng vấn đề
Hoạt động 3 : Luyện tập
*Mục tiêu : củng cố kiến thức,rèn luyện kĩ năng thực hành các bài tập về thao tác lập luận bình luận.
*Hình thức tổ chức : gv chuyển giao nhiệm vụ học tập ,dành thời gian cho h/s thực hành và báo cáo kết quả học tập tại lớp.H/S làm việc cá nhân kết hợp thảo luận,bàn bạc nhiệm vụ học tập với các h/s cùng bàn.
-B1 : Chuyển giao nhiệm vụ 
+ Bài tập 1 sgk trang 73
+ Bài tập 3 sgk trang 74
+ Bài tập 1 sgk trang 81
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
H/s có 5 phút để h/s tìm hiểu,giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao.
-Bước 3 : Báo cáo thảo luận 
GV gọi từng h/s trình bày theo từng vấn đề cần giải quyết
H/S trong lớp quan sát lắng nghe,phản biện bổ sung khi cần thiết
-Bước 4 : Hình thành kiến thức
 Đoạn văn mẫu viết bàn về Biết nói lời Cảm ơn
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu  “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ.  Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
 1. Khái niệm
Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.
2. Mục đích của bình luận 
Là đánh giá ( xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến) về một hiện tượng,vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học
3. Yêu cầu của bình luận
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
II. Cách bình luận
1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)
* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.
* Giải quyết vấn đề:
- Dùng lí lẽ: 
+ “Thần chết đã  đường phố”
+ “Những kẻ  giao thông”
+ “Những kẻ đầu . khoái cảm”.
- Chỉ ra nguyên nhân:
+ Hạn chế khách quan.
+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.
ð Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề.
- Dẫn chứng:
+ “Theo thống kê của UNICEF. Xe máy”
+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.
ð Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố → Đánh giá vấn đề.
* Tác giả đã đưa ra lời bàn: 
- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.
- Hành động cần có:
 + Tự điều chỉnh mình.
 + Tự cứu mình và cứu người.
 + Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.
ð Bàn bạc, mở rộng vấn đề.
2. Cách bình luận : 3 bước
Một bài bình luận thường có các bước sau:
- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.
+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.
+ Trình bày rõ ràng, trung thực
- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.
+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.
+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.
- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.
+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi 
+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.
III. Luyện tập
Bài tập 1:/trang 73
   Nhận xét như vậy là sai vì
- Về mục đích bình luận hoàn toàn khác giải thích và chứng minh
+ Giải thích giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó chưa biết
+ Chứng minh giúp người đọc tin về một vấn đề được nêu ra
+ Bình luận là bày tỏ quan điểm, thuyết phục mọi người đồng ý trước ý kiến của bản thân
- Bình luận cũng không phải giải thích, chứng minh cộng lại. Có chăng người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng minh trong qúa trình thực hiện bình luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ.
Bài tập 3: trang 74
   Bài “xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể bình luận thêm
Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.
+ Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật
+Để xây dựng xã hội thực sự công bằng dân chủ văn minh
+Tuyên truyền giáo dục mọi người hiểu biết và thực hành về pháp luật để hướng đến một cộng đồng an toàn và lành mạnh.
+Trách nhiệm của những cơ quan tổ chức biên soạn luật để luật thực sự đi vào đời sống nhân dân
Bài tập 1 : trang 81
a.Xác định cách viết:
- Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.
- Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.
b.Dàn ý:
* MB: nêu vấn đề cần bình luận
* TB: 
- Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:
 + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.
 + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
 + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái
 + Không nói tục, chửi thề...
-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
- Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:
 + Nói tục, chửi thề
 + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.
 + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn
 +Nói nhưng không tôn trọng người nghe...
-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.
- Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.
 + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch
* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.
- Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.
c. Xây dựng tiến trình lập luận:
- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Viết đoạn văn bình luận: Trình bày luận điểm 1:
- Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.
- Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hằng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.
Hoạt động 4 : Vận dụng
*Mục tiêu : giúp h/s viết được một vài đoạn văn bình luận hoặc một văn bản bình luận ngắn về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
*Hình thức tổ chức : Gv chuyển giao nhiệm vụ,định hướng phương pháp để h/s tìm hiểu nhiệm vụ học tập,xây dựng được hệ thống luận điểm cho bài viết tại lớp;tiến hành viết một bài văn hoàn chỉnh tại nhà
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bài tập 2 sách giáo khoa trang 83
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
H/s có 5 phút để h/s tìm hiểu,giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
-Bước 3 : Báo cáo thảo luận 
GV gọi h/s trình bày ý tưởng giải quyết nhiệm vụ học tập được giao
H/S trong lớp quan sát lắng nghe,phản biện bổ sung khi cần thiết
- Bước 4 : Hình thành kiến thức
Gv định hướng
Chọn bàn về các vấn đề thời sự:
   + Vệ sinh an toàn thực phẩm
   + Bảo vệ môi trường
   + Phòng chống thiên tai
Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm
MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn
Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.
TB:
Giải thích
- Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt
- Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng
- Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu...
- Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng
* Hậu quả
- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư...
- Tâm lí hoang mang cho xã hội
- Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn
Nguyên nhân
- Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức
- Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống
- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ
* Giải pháp
- Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất
- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh
- Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân
- Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất
Hoạt động 5 : Tìm tòi ,mở rộng
*Mục tiêu :giúp học sinh từng bước hình thành thư viện học tập cá nhân thông qua việc sưu tầm tuyển chọn các tác phẩm văn học tiêu biểu.
*Hình thức tổ chức : gv chuyển giao nhiệm vụ học sinh thực hiện tại nhà,báo cáo kết quả trong các tiết bám sát
Chuyển giao nhiệm vụ
Dựa vào hiểu biết cá nhân và các nguồn học liệu như sách báo,internet em hãy liệt kê một số tác phẩm văn học mà tác giả sử dụng nhiều thao tác lập luận bình luận
1. Củng cố
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận.
 2. Dặn dò
- Nắm chắc kiến thức lí thuyết
-Vận dụng lý thuyết đã học giải quyết các bài tập được giao
Rút kinh nghiệm bài học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_95_96_thao_tac_lap_luan_binh_luan_lu.docx