Giáo án Ngữ văn 11 tiết 93: Chiều tối ( Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 93: Chiều tối ( Hồ Chí Minh)

Tuần 24

 Đọc văn

 CHIỀU TỐI

( HỒ CHÍ MINH)

TIẾT 93

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: lòng nhân ái đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng, tương lai.

- Thấy được bút pháp gợi tả thiên nhiên giản, dị tự nhiên, chân thật vừa cổ điển vừa hiện đại của nhà thơ.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4757Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 93: Chiều tối ( Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Đọc văn 
 Chiều tối
( hồ chí minh)
Tiết 93
Ngày soạn: 22/2/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: lòng nhân ái đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng, tương lai.
- Thấy được bút pháp gợi tả thiên nhiên giản, dị tự nhiên, chân thật vừa cổ điển vừa hiện đại của nhà thơ.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu nội dung phần tiểu dẫn?
CH: Chia bố cục bài thơ?
CH: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu?
Tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
Sử dụng chất liệu cổ điển.
CH: Bức tranh cuộc sống thể hiện trong hai câu sau như thế nào?
CH: ý nghĩa của hình ảnh là than? 
CH: Nghệ thuật cơ bản của tác phẩm?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Tiểu dẫn.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác trên đường chuyển lao khổ ải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo ( QT). ( trong khoảng thời gian 4 tháng đầu Bác bị cầm tù)
- Đề tài: Viết về bức tranh thiên nhiên trên đường chuyển lao trong thời gian buổi chiều.
- Bài thơ làm theo thể tứ tuyệt.
II/ Đọc - bố cục.
1. Đọc.
2. Bố cục.
- Bức tranh thiên nhiên
- Vẻ đẹp tâm hồn HCM.
III/ Đọc hiểu.
1. Hai câu đầu.
- Hình ảnh:
+ Cánh chim chiều mỏi mệt tìm về chốn ngủ
+ Chòm mây lẻ trôi trên bầu trời.
- Không gian rộng, khoáng đạt, lặng lẽ, êm ả
- Thời gian chiều tối.
* Bức tranh thiên nhiên đẹp, khoáng đạt, hoang sơ nơi xóm núi vào chiều tối.
- Tâm trạng: 
+ Con người buồn, cô đơn, mệt mỏi chưa tìm được chốn nghỉ chân.
+ Vẫn hướng về thiên nhiên, thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ rung động trước biến thái tinh vi của thiên nhiên tạo vật.
- NT: Bút pháp điểm nhãn, gợi, sử dụng thi liệu cổ.
2. Hai câu sau.
- Cảnh vật chuyển đổi mau lẹ từ cao xuống thấp, xa tới gần, tối sáng, tâm trạng từ buồn đến vui.
- Bức tranh cuộc sống:
+ Hình ảnh cô gái xóm núi trong tư thế lao động vận động một cách khoẻ khoắn, mải miết đầy vẻ đẹp và sức sống. Thể hiện một cái nhìn trìu mến hướng về cuộc sống con người của Bác.
+ Lò than rực hồng: 
+ Lò than của đời thường xua tan đi cái lạnh giá lụi tàn nơi xóm núi. Mất đi cảm giác cơ cực của người tù.
+ Lò than thể hiện niềm tin vào tương lai, tâm hồn lạc quan yêu đời của Bác.
IV/ Tổng kết.
- Bút pháp hội hoạ, điểm nhãn, sử dụng thi liệu cổ.
- Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn, hoang sơ nơi xóm núi vào buổi chiều tối.
- Hình ảnh nhân vật trữ tình: giao hoà với thiên nhiên. cái nhìn khoẻ khoắn lạc quan chống lại những đau thương của cuộc đời.
- Nắm được nội dung của bài
- Làm bài tập nâng cao
- Soạn bài Chiều tối.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93 Nhat ki trong tu chieu toi.doc