Đề bài kiểm tra số 3 Ngữ văn 11

Đề bài kiểm tra số 3 Ngữ văn 11

Đề bài kiểm tra số 3:

I- Đề I:

Câu 1: (2 điểm)

Nêu nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và đánh giá tác động tích cực của những sáng tác đó đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời.

Câu 2: (8 điểm)

Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

II- Yêu cầu:

Câu 1: Cần nêu được những ý sau

 - Ghi lại một cách chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

 - Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hy sinh vì tổ quốc.

 - Tố cáo tội ác giặc xâm lăng gây bao thảm hoạ cho nhân dân.

 - Lên án những kẻ bán nước.

 - Ca ngợi những sỹ phu yêu nước.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài kiểm tra số 3 Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài kiểm tra số 3:
I- Đề I: 
Câu 1: (2 điểm)
Nêu nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và đánh giá tác động tích cực của những sáng tác đó đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời. 
Câu 2: (8 điểm)
Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
II- Yêu cầu:
Câu 1: Cần nêu được những ý sau
	- Ghi lại một cách chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
	- Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hy sinh vì tổ quốc.
	- Tố cáo tội ác giặc xâm lăng gây bao thảm hoạ cho nhân dân.
	- Lên án những kẻ bán nước.
	- Ca ngợi những sỹ phu yêu nước.
* Biểu điểm: Mỗi ý cho 0,4 điểm
Câu 2:
* Yêu cầu chung
Thể loại: Nghị luận văn học
Nội dung: Cần làm nổi bật đc hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong tác phẩm: Họ là những người nông dân mộc mạc chất phác, nhưng rất giàu nghĩa khí, dũng cảm xả thân chống giặc
Dẫn chứng: Lấy trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. (Phần “Thích thực”)
* Yêu cầu cụ thể
Kĩ năng 
+ Biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học, trong đó có sự kết hợp các thao tác phân tích và thao tác so sánh 
+ Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc
+ Bài văn không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Kiến thức
a) Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài văn tế, tác phẩm:
+ Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, ý chí và nghị lực về lòng yêu nc, thương dân và thái độ trung kiên trc kẻ thù
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn tế đc viết theo yêu cầu cảu Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, để tế những người nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc vào đêm 16/12/1961.
+ Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học với những nét đẹp chân thực, giản dị, hào hùng.
b) Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân
+ Hoàn cảnh xuất thân
- Họ vốn là những người nông dân hiền lành, chất phác, chịu thương, chịu khó “Nhớ linh xưa cui cút”
- Trước khi td Pháp sang xâm lựơc, họ lầm lũi kiếm ăn trên mảnh ruộng làng cùng cái cuốc, cái cày, cái bừa, con trâu vất vả tần tảo, cần cù. “Việc cày, việc cuốc”
- Họ không quen đến việc binh đao “Tập khiên ”
+ Lòng yêu nước
- Căm thù giặc “Tiếng phong hạccắn cổ”
- Tự hào về đất nc vẹn tròn to đẹp “Một mối”
- Tinh thần tự nguyện đứng lên tự nguyện đứng lên chống giặc “Nào đợi ai đòi ai bắt..”
+ Trang bị trong chiến đấu
- Họ chiến đấu với những vũ khí thô sơ “manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay”
- Trong khí đó, địch đc trang bị vũ khí tối tân hiện đại “đạn nhỏ, đạn to”
+ Hành động trong chiến đấu
- Tác giả đã tái hiện lại không khí sôi động của cuộc kháng chiến bằng những đông từ mạnh qua đó làm nổi bật lòng dũng cảm, can trường của những người nghĩa sĩ.
- Trong khi đó kẻ thù hèn nhác, khiếp sợ “bọn hè trc, lũ ó sau..”
+ Danh tiếng của những người nghĩa sĩ
c) Nhận xét về nghệ thuật. 
- Sử dụng nghệ thuật đối, nhịp điệu đoạn văn nhanh mạnh dứt khoát, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.
* Biểu điểm
Điểm 7-8: Bố cục bài văn rõ ràng, văn phong trong sáng, lời văn mạch lạc, trình bày khoa học, bài viết giàu cảm xúc, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu
Điểm 6- 6,5: Bố cục bài văn tự sự rõ ràng, diễn đạt chuẩn xác, trình bày khoa học, bài viết có cảm xúc,bài viết con mắc lỗi chính tả (3-5 lỗi)
Điểm 4,5-5,5: Biết trình bày bài văn, diễn đạt tương đối rõ ràng, trình bày tương đối khoa học. Còn mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu 
Điểm 3- 4: Có hiểu đề, song bài viết còn sơ sài, trình bày bài văn chưa khoa học, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 1- 2: Chưa nắm đc yêu cầu của đề, bài viết sơ sài cẩu thả
Điểm 0: Bài viết để giấy trắng
--------------------------------------------------
Đề bài kiểm tra số 3:
I- Đề II: 
Câu 1: (2 điểm)
Nêu nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và đánh giá tác động tích cực của những sáng tác đó đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời. 
Câu 2: (8 điểm)
Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
II- Đáp án: 
Câu 1: Cần nêu được những ý sau
	- Ghi lại một cách chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
	- Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hy sinh vì tổ quốc.
	- Tố cáo tội ác giặc xâm lăng gây bao thảm hoạ cho nhân dân.
	- Lên án những kẻ bán nước.
	- Ca ngợi những sỹ phu yêu nước.
* Biểu điểm: Mỗi ý cho 0,4 điểm
Câu 2:
* Yêu cầu chung
Thể loại: Nghị luận văn học
Nội dung: Cần làm nổi bật đc hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong tác phẩm: Họ là những người nông dân mộc mạc chất phác, nhưng rất giàu nghĩa khí, dũng cảm xả thân chống giặc
Dẫn chứng: Lấy trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 
* Yêu cầu cụ thể
Kĩ năng 
+ Biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học, trong đó có sự kết hợp các thao tác phân tích và thao tác so sánh 
+ Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc
+ Bài văn không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Nội dung
+ Về ý thất thế: Cần so sánh làm rõ chênh lệch trong tương quan lực lượng giữa ta và địch về vũ khí trang bị và thế giặc (địch có vũ khí hiện đại, tàu thiếc, tàu đồng còn ta chỉ có mã tấu, dao mác, gậy tầm vông, hoả mai đánh bằng rơm con cúi. Quân trang chỉ có manh áo vải, binh pháp thì chưa quen, chỉ biết cày cấy. Thế giặc mạnh như nước: Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm lên bốn phía mây đen. Dân mình thì tan tác: Mẹ già ngồi khóc trẻVợ yếu chạy tìm chồng, đồn luỹ tan tành siêu mưa ngã gió)
+ Về ý hiên ngang: 
- Nêu rõ người nghĩa sỹ vẫn sáng ngời lý tưởng diệt thù xả thân cứu nước. 
Dẫn chứng: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ
	Nào đợi ai đòi ai bắt phen này sinh ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
- Người nghĩa sỹ trước quân thù vẫn tràn trề sức mạnh chiến đấu
Dẫn chứng: Chi nhọc quan quản giống trống kỳ trống dục đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không, nào đợi thằng tây bắn đạn nhỏ đạn to xô cửa sông vào liều mình như chẳng có.
	Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh. 
* Biểu điểm
Điểm 7-8: Bố cục bài văn rõ ràng, văn phong trong sáng, lời văn mạch lạc, trình bày khoa học, bài viết giàu cảm xúc, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu
Điểm 6- 6,5: Bố cục bài văn tự sự rõ ràng, diễn đạt chuẩn xác, trình bày khoa học, bài viết có cảm xúc,bài viết con mắc lỗi chính tả (3-5 lỗi)
Điểm 4,5-5,5: Biết trình bày bài văn, diễn đạt tương đối rõ ràng, trình bày tương đối khoa học. Còn mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu 
Điểm 3- 4: Có hiểu đề, song bài viết còn sơ sài, trình bày bài văn chưa khoa học, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 1- 2: Chưa nắm đc yêu cầu của đề, bài viết sơ sài cẩu thả
Điểm 0: Bài viết để giấy trắng
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề bài kiểm tra số 3.doc