Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88 đến 91

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88 đến 91

Tiết 88-89

 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

 - Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.

 - Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng qui tắc ngữ pháp.

 - Củng cố, ôn tập kiến thức về nguồn gốc Tiếng Việt

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 - SGK Ngữ văn 11

 - Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

 - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1383Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88 đến 91", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/ 2/ 20010
Tiết 88-89 	
	 đặc điểm loại hình của tiếng việt
A. Mục đích yêu cầu.
	- Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
	- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng qui tắc ngữ pháp.
	- Củng cố, ôn tập kiến thức về nguồn gốc Tiếng Việt
B. Phương tiện thực hiện.
	- SGK Ngữ văn 11
	- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc mục I và trả lời câu hỏi.
- Loại hình ngôn ngữ là gì ?
Theo em Tiếng Việt thuộc loại hình nào?
* Hoạt động 2.
HS đọc mục 2. GV phân tích ví dụ, so sánh với ngôn ngữ tiếng Anh, Nga và chuẩn xác kiến thức.
- Nhận xét Tôi1 và tôi2; anh ấy1 và anh ấy2 ngữ âm, chữ viết có thay đổi không? lấy ví dụ để so sánh với tiếng Anh? 
- Quan sát ví dụ và rút ra nhận xét? 
* Hoạt động 3
HS đọc ghi nhớ SGK.
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm.
Nhóm 1+2: Bài tập 1.
Nhóm 3+4: Bài tập 2.
I. Loại hình ngôn ngữ.
- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ.
 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. 
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. 
- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
à 7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết.
à Đọc và viết đều tách rời nhau
à Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về / ăn chơi / thôn xóm
 2. Từ không biến đổi hình thái.
Ví dụ: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 tặng tôi2 một quyển vở.
à Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. 
Ví dụ: 
Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi / ăn phần cơm của tôi nhé.
Tôi đang ăn cơm
Tôi đã ăn cơm rồi
Tôi sẽ ăn cơm
Tôi vừa ăn cơm xong
à Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
III. Ghi nhớ
SGK.
IV. Luyện tập.
 Bài tập 1.
Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ
Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ.
Bến(1):Bổ ngữ.
Bến (2):Chủ ngữ
Trẻ(1):Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ
Già(1):Bổ ngữ/Già(2):Chủ ngữ.
Bống (1): Định ngữ.
Bống (2)(3)(4):Bổ ngữ.
Bống(5)+(6):Chủ ngữ.
Bài tập 2.
- Lập bảng so sánh:
T. Việt
T. Nga
T. Anh
Quyển vở
Cô giáo
Đọc
Тетрат
Yчитеникца
Чйтат
Book
Teacher
Read
- I’m read book
 - Я чйтаю кнйгу
- Tôi đọc sách.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học
- Làm bài tập còn lại
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
***********************
Ngày soạn: 2 / 2/ 2010
	Tiết 90. 	
	Tiểu sử tóm tắt
A. Mục đích yêu cầu.
Giỳp học sinh:
1. Nắm được mục đớch, yờu cầu của văn bản tiểu sử túm tắt.
2. Biết cỏch viết một văn bản tiểu sử túm tắt.
3. Cú ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử túm tắt.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1: 
HS đọc kĩ mục I - SGK, trả lời cõu hỏi.
GV chuẩn xỏc kiến thức.
- Tiểu sử túm tắt là gỡ?
- Tiểu sử túm tắt được viết nhằm mục đớch gỡ?
- Bản tiểu sử túm tắt cần đỏp ứng những yờu cầu cơ bản nào?
Hoạt động 2
Thảo luận nhúm. Đại diện trỡnh bày. GV chuẩn xỏc kiến thức.
- Nhóm 1: Văn bản gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- Nhóm 2: Các tài liệu được lựa chọn trong tiểu sử tóm tắt của Lương Thế Vinh là những tài liệu như thế nào?
- Nhúm 3: Tỏc giả đó đỏnh giỏ về Lương Thế Vinh như thế nào?
- Qua khảo sỏt vớ dụ, em hóy cho biết
tiểu sử túm tắt thường gồm cú mấy phần?
 + Để viết tiểu sử túm tắt cần làm gỡ?
* Hoạt động 3
HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 4.
Luyện tập.
Thảo luận nhúm
Nhúm 1: Làm BT 1
Nhúm 2: So sỏnh Tiểu sử túm tắt và Điếu văn?
Nhúm 3: So sỏnh Tiểu sử túm tắt và Sơ yếu lớ lịch?
Nhúm 4: So sỏnh Tiểu sử túm tắt và văn bản thuyết minh?
I. Mục đớch, yờu cầu của tiểu sử túm tắt.
 1. Khỏi niệm: 
- Tiểu sử túm tắt là văn bản thụng tin một cỏch khỏch quan, trung thực những nột cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cỏ nhõn nào đú.
- Vớ dụ: Tiểu sử một nhà hoạt động chớnh trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ; tiểu sử của một cỏn bộ, giỏo viờn...
 2. Mục đớch:
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được núi tới.
- Giỳp những người cú trỏch nhiệm làm cụng tỏc tổ chức.
- Giỳp chỳng ta trong việc lựa chọn bạn bố, giới thiệu cỏn bộ lónh đạo.
- Nắm được tiờủ sử nhà văn, nhà thơ, thờm cơ sở để hiểu đỳng, hiểu sõu hơn cỏc sỏng tỏc của họ.
 3. Yờu cầu:
- Thụng tin một cỏch khỏch quan, chớnh xỏc về người được núi tới: phải ghi cụ thể, chớnh xỏc những số liệu, mốc thời gian, thành tớch, đúng gúp nổi bật.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phự hợp với mục đớch viết tiểu sủ túm tắt.
- Văn phong cần cụ đọng, trong sỏng, giản dị, khụng sử dụng cỏc biện phỏp tu từ, phương thức chủ yờỳ là thuyết minh.
II. Cỏch viết tiểu sử túm tắt.
1. Khảo sỏt vớ dụ:
 Văn bản tiểu sử túm tắt nhà bỏc học " Lương Thế Vinh" ( SGK-T. 54)
- Bản tiểu sử túm tắt gồm 4 phần:
 + Nhõn thõn: họ tờn, tự, hiệu,quờ quỏn.
 + Cỏc hoạt động chớnh: cỏc mốc thời gian: từ nhỏ, chưa đầy 20 tuổi, năm 21 tuổi...
 + Những đúng gúp chủ yếu: trong lĩnh vực toỏn học, văn chương, nghệ thuật,...
 + Đỏnh giỏ chung: cú tài kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng vượt bậc ( Lờ Quý Đụn). 
- Cỏc tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chớnh xỏc, chõn thực, tiờu biểu về thõn thế và cuộc đời của Lương Thế Vinh:
 + Ghi rừ họ tờn, quờ quỏn, cỏc mốc thời gian.
 + Dẫn chứng cụ thể: Cuốn " Đại thành toỏn phỏp", "Hớ phường phả lục"...
- Đỏnh giỏ chớnh xỏc, toàn diện, khỏch quan:
 + So sỏnh với cỏc sĩ phu đương thời.
 + Dựa vào lời đỏnh giỏ của Lờ Quý Đụn.
2. Kết luận.
2.1. Cỏc phần của tiểu sử túm tắt: 4 phần
 + Giới thiệu khỏi quỏt nhõn thõn( lịch sử cỏ nhõn): họ tờn, ngày thỏng năm sinh, năm mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đỡnh, gia tộc, quờ quỏn,...
 + Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xó hội: làm gỡ, ở đõu,...
 + Những đúng gúp, những thành tựu tiờu biểu.
 + Đỏnh giỏ vai trũ, tỏc dụng.
2.2. Cỏc bước viết tiểu sử túm tắt:
 + Sưu tầm tài liệu về đối tượng thụng qua việc đọc sỏch, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhõn chứng...
 + Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiờu biểu.
 + Sử dụng ngụn ngữ thớch hợp viết thành văn bản.
 + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết.
III. Ghi nhớ
 - SGK
IV. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Trường hợp viết tiểu sử túm tắt: c,d
- Cỏc trường hợp cũn lại:
 a- viết văn bản thuyết minh.
 b- viết sơ yếu lớ lịch.
 e- viết điếu văn.
Bài tập 2:
Văn bản
Giống nhau
Khác nhau
Tiểu sử tóm tắt
Đều viết về một nhân vật nào đó
Đối tượng là một người nào đó, do người khác viết.
Điếu văn
Sự tiếc thương, lời chia buồn với gia quyến.
Sơ yếu lí lịch
Do bản thân viết, theo mẫu cố định.
VB thuyết minh 
Đối tượng rộng hơn, có cảm xúc.
4. Hướng dẫn về nhà
*********************
Ngày soạn: 7/ 2/ 2010.
 Tiết 91. 	
	Tôi yêu em
 ( Puskin )
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha của nhân vật trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
	- SGK Ngữ văn 11.
	- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. 
	Phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1
HS đọc tiểu dẫn SGK. Tóm tắt nội dung. GV chuẩn xác kiến thức
- Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào ?
* Hoạt động 2.
GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản.
Nhận xét và đọc lại.
- Em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ?
Nhận xét kết cấu bài thơ?
* Hoạt động 3.
Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 1. Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
Nhóm 2. Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí trong con người nhân vật trữ tình là gì ?
Nhóm 3. Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ?
Nhóm 4. Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị ?
- Em học được điều gì qua bài thơ?
* Hoạt động 4.
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 
 1. Tác giả.
- Tên đầy đủ, năm sinh, năm mất.
- Quê quán
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Các tác phẩm tiêu biểu
 2. Bài thơ.
- Bài thơ có liên quan đến nữ nhân vật Ôlênhia – con gái ông viện trưởng viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, nơi Puskin thường xuyên lui tới. Nhà thơ ngỏ lời yêu, nhưng cuộc tình không thành. Hình ảnh cô gái luôn là nguồn cảm hứng trong thơ Puskin.
- Bài thơ viết năm 1829, được in trong tập Những bông hoa phương Bắc, xuất bản 1930, lúc nhà thơ 30 tuổi.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Giải thích từ khó.
- SGK.
3. Nhan đề bài thơ.
- Bài thơ vốn không có nhan đề - Puskin không đặt nhan đề cho bài thơ.
- Tôi yêu em là nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ.
- Cách xưng hô: Tôi – Em: Nói đúng tình cảm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em – vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở. Có thể coi đây là bức thư tình. 
4. Kết cấu.
- Căn cứ vào dấu câu , bài thơ có 2 ý lớn ( 4 câu đầu/ 4 câu sau ).
- Căn cứ vào lôgíc ý, bài thơ chia làm 3 đoạn, bắt đầu bằng cụm từ Tôi yêu em
- Bài thơ được viết theo thể thơ phức tạp nhất.
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 5.1. Bốn câu đầu.
- Tôi yêu emđến nayngọn lửa tình chưa tàn phai 
à bày tỏ quan điểm chân thành, giọng điệu trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong cách diễn đạt để nhằm khẳng định : tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi.
- Tình yêu ấy trước kia điên dại, mê say, đến bây giờ vẫn âm thầm cháy trong tim.
- Nhưng không để em bận lònghay hồn em phải u hoài
à mạch thơ đột ngột thay đổi, khẳng định tình yêu không mang lại hạnh phúc cho em thì phải chấm dứt, trả lại sự thanh thản cho tâm hồn em.
- Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc. 
à Đó chính là văn hóa tình yêu!
5.2. Bốn câu sau.
- Thẳng thắn bộc lộ tình yêu của mình, rất đời thường, giống như bao tình yêu khác : Âm thầm/ không hi vong/ rụt rè/ hậm hực / ghen.
- Đau khổ khi yêu mà không được đền đáp, yêu mà không hi vọng. Tình yêu ở đây là sự hiến dâng, sự hi sinh thầm lặng.
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối : Yêu chân thành đằm thắm/ cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 
à Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù bao đau khổ.
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ : Cầu emngười tình : Cách nói đẩy ra, kéo vào, từ chối mà khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
àMột tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu 
chỉ cho mà không hề nhận. 
àVăn hóa tình yêu.
6. Kết luận.
- Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung.
- Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng.
- Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu. 
III. Ghi nhớ.
- SGK.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
********************
Ngày soạn: 10/ 2/ 2010.
Tiết 91 
	Bài thơ số 28 
 ( R. Ta - Go )
A. Mục đích yêu cầu.
	- Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ ấn Độ.
	- Hiểu đặc trưng tư duy người ấn - Triết lý và trữ tình
B. Phương tiện thực hiện.
	- SGK Ngữ văn 11.
	- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
	- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
	- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em. Nêu suy nghĩ sau khi học xong bài thơ đó.
	3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1.
HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt nội dung.
GV chuẩn xác kiến thức.
* Hoạt động 2.
Hướng dẫn HS đọc văn bản.
* Hoạt động 3.
Trao đổi thảo luận nhóm.
- Nhóm 1. Hình tượng đôi mắt được miêu tả như thế nào ? Thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu ?
- Nhóm 2. Chàng trai làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người yêu?
- Nhóm 3. Tại sao càng giãi bày, càng hi sinh người yêu lại càng không hiểu?
- Nhóm4. Nội dung hai câu thơ cuối là gì?
- Suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ? 
I. Đọc hiểu tiểu dẫn.
 1. Tác giả.
- Người Châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1913.
 2. Giới thiệu tập thơ: Người làm vườn
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
 2. 1. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng- khao khát hoà nhập tâm hồn.
- Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ. 
- Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa.
 2.2. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu:
+ Đời là viên ngọc: Đập nát nó ra
+ Đời là đoá hoa: Xé nhỏ nó ra
+ Đời là trái tim: Em là nữ hoàng của Vương quốc. 
àNhưng tất cả em cũng đều không biết gì về anh.
à Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày - đến hi sinh - cuối cùng là hoà hợp.
- Cặp quan hệ từ: Nhưng - nếu - thì: Nhấn mạnh sự hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu.
à Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân . Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý - trữ tình Tago.
 - Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu
 2.3. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở.
- Hai câu cuối mang tính chất triết lý sâu sắc. 
- Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới.
- Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đó là chân lý của Tago.
3. Kết luận.
- Con người giàu lòng nhân hậu, khao khát cống hiến cho cuộc đời. 
- Bài thơ trữ tình giàu chất triết lý, hình ảnh sinh động, quan niệm tình yêu trong sáng lành mạnh: Đó là tình yêu hoà hợp, gần gũi, thấu hiểu của hai tâm hồn hướng đến cái vĩnh hằng, duy nhất và tuyệt đối trong tình yêu.
	4. Hướng dẫn về nhà.
	- Nắm nội dung bài học.
	- Thuộc lòng bài thơ.
	- Soạn bài theo phân phối chương trình.
	- Sưu tầm những bài thơ tình hay nhất thế giới.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_11_(88-91).doc