Giáo án Ngữ văn 11 tiết 86, 87: Tràng giang ( Huy Cận)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 86, 87: Tràng giang ( Huy Cận)

Tuần 22

 Đọc văn

 TRÀNG GIANG

( HUY CẬN)

TIẾT 86,87

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.

- Cảm nhận đượcc lòng yêu quê hương đất nước thầm kín nhưng đượm trong nỗi sầu đó.

- Nhận ra được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3916Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 86, 87: Tràng giang ( Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Đọc văn 
 TRàNG GIANG
( huy cận)
Tiết 86,87
Ngày soạn: 10/2/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.
- Cảm nhận đượcc lòng yêu quê hương đất nước thầm kín nhưng đượm trong nỗi sầu đó.
- Nhận ra được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
Tiết 86
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn trong sgk ?
- ấn tượng của Em về tác giả.
" Chàng HC khi xưa hay sầu lắm"
Nêu ý nghĩa của nhan đề và lời đề từ.
CH: Đọc bài thơ ? Chia bố cục bài thơ?
CH: Cảnh vật khổ 1 hiện lên ntn? 
- Chú ý không gian, thời gian.
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
Tiết 87
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ
 3,Dạy bài mới.
CH: Cảnh vật khổ 2 có gì đặc biệt?
- Cảnh nhiều nhưng có gắn kết không.
CH: Hình ảnh thơ trong khổ 3 hiện lên ntn?
CH: Bức tranh thiên nhiên trong khổ 4 hiện lên ntn? Có mqhệ với tâm trạng của con người ra sao?
- Liên hệ với thơ của Thôi Hiệu.
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Tiểu dẫn.
- Tác giả: Huy Cận ( 1919- 2005) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
- Là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới.
- Sáng tác tiêu biểu:
+ " Lửa thiêng" ( 1940)
+ " Trời mỗi ngày lại sáng" ( 19580
- Tràng giang in trong tập " Lửa thiêng"
- Hoàn cảnh sáng tác: Là một bài thơ được sông Hồng gợi tứ, năm 1939 khi HC đang là sinh viên, một buổi chiều nhà thơ đứng ở bờ nam bến Chèm ngắm dòng sông Hồng mênh mông rợn ngợp, cảm xúc trước dòng sông mênh mông, trước thực tại đất nước ông đã sáng tác bài thơ này.
II/ Đọc – chia bố cục.
1. Đọc 
2. Bố cục.
- Khổ I: Nỗi sầu nhân thế.
- Khổ II: Cảnh bến cô liêu.
- Khổ III: Cảnh chia lìa.
- Khổ IV: Hoàng hôn, sầu nhớ.
III/ Đọc hiểu.
1. Khổ 1.
- Hình ảnh sóng: gợn, nhẹ nhấp nhô, tiếp nối, từ láy điệp điệp tạo ra từng lớp sóng nối tiếp nhau đến tận chân trời.
- Con thuyền: xuôi mái, sự nổi nênh, đơn độc, phó mặc, cam chịu.
- Hình ảnh thuyền và nước chia lìa mang những mối sầu riêng theo trăm ngả của cuộc đời.
- Hình ảnh củi: một cành khô, gợi sự khô héo đến tận cùng, lạc mấy dòng, sự lênh đênh vô định, nổi trôi.
-> Khổ thơ thứ nhất vẽ ra một không gian vô hạn, số phận con người vô định nhỏ bé, nổi trôi.
Soạn phần còn lại
2. Khổ 2: Cảnh bến cô liêu hoang vắng.
- Cảnh: 
+ Còn nhỏ, lơ thơ ít ỏi.
+ Gió đìu hiu, nhẹ
+ Chợ chiều vãn: xa vắng, xao xác, mơ hồ.
+ Nắng xuống, trời lên: không gian 3 chiều rợn ngợp và sâu thẳm.
+ Sông dài, trời rộng, bến vắng
-> Cảnh nhiều nhưng lẻ loi, rợn ngợp, hoang vắng gợi cảm giác cô đơn của con người.
3. Khổ 3.
- Bèo: dạt về đầu hàng nối hàng, gợi sự vô định, nổi trôi, số phận của con người trong xã hội cũ.
- Không đò, không cầu.Hai từ không để khẳng định sự chia cắt đến tuyệt đối, cái có duy nhất ở đây là sự cô đơn, chỉ có hình ảnh bờ xanh tiếp bãi vàng xa tít tắp nhưng không bao giờ gặp gỡ.
* Bức tranh thiên nhiên thêm hình ảnh nhưng lại chia cắt lụi tàn. Con người cô đơn khao khát tình đời tình người.
4. Khổ 4.
- Thời gian: Hoàng hôn 
- Cảnh vật:
+ Mây trắng từng búp bung nở trên bầu trời.
+ Cánh chim chiều chao nghiêng kéo màn đêm sụp xuống.
-> Cảnh đẹp, hùng vĩ và thơ mộng.
- Con người: nỗi buồn da diết, không khói sóng mà vẫn nhớ nhà, nỗi buồn thấm thía vào bên trong, nỗi buồn của một con người cô đơn và lạc lối trước thời cuộc, trước đất nước chìm trong nô lệ.
IV/ Tổng kết.
1. Nội dung.
- Thể hiện nỗi buồn chung của cả một thời đại cô đơn lạc lối, bế tắc.
- Tình yêu quê hương đất nước một cách thầm kín.
2. Nghệ thuật.
- Chất cổ điển, hiện đại.

Tài liệu đính kèm:

  • doc86,87 Trang Giang.doc