Giáo án Ngữ văn 11 tiết 24 Đọc thêm: Chạy giặc, Hương Sơn phong cảnh ca (Nguyễn Đình Chiểu), (Chu Mạnh Trinh)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 24 Đọc thêm: Chạy giặc, Hương Sơn phong cảnh ca (Nguyễn Đình Chiểu), (Chu Mạnh Trinh)

 Đọc thêm: CHẠY GIẶC, HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA

 ( Nguyễn Đình Chiểu ), ( Chu Mạnh Trinh )

A. Mục tiêu bài học

Giúp Hs:

- Thấy được hoàn cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược

- Tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân.

- Thấy được vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn, và niềm say mê của tác giả trước vẻ đẹp đó.

B. Chuẩn bị

1, Gv: Sgk, Stk, soạn giảng

2. Hs: Đọc bài, soạn bài

C. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng bài “Lẽ ghét thương” và giải thích câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

3. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2476Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 24 Đọc thêm: Chạy giặc, Hương Sơn phong cảnh ca (Nguyễn Đình Chiểu), (Chu Mạnh Trinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 ( lớp 11a5, 11a6 ), 22 ( lớp 11a2 )	Ngày soạn: 15 / 10 / 07
 Đọc thêm: CHẠY GIẶC, HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
 ( Nguyễn Đình Chiểu ), ( Chu Mạnh Trinh )
A. Mục tiêu bài học
Giúp Hs:
Thấy được hoàn cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược
Tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân.
Thấy được vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn, và niềm say mê của tác giả trước vẻ đẹp đó.
B. Chuẩn bị
1, Gv: Sgk, Stk, soạn giảng
2. Hs: Đọc bài, soạn bài
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài “Lẽ ghét thương” và giải thích câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
3. Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu hs đọc bài thơ và nêu chủ đề.
Pv. Nội dung hai câu đề, phân tích một số từ ngữ trong hai câu để thấy được cục diện của đất nước?
Giảng: Giặc Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, trận đánh diễn ra như “một bàn cờ thế”, phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay”
Pv. Cảnh chạy giặc của nhân dân ta được miêu tả như thế nào qua hai câu thực? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong hai câu để thấy rõ điều đó.
Giảng:
Từ tượng hình: “lơ xơ chạy”, “dáo dát bay”
Từ gợi cảm: “lũ trẻ”, “đàn chim”
Nghệ thuật đảo ngữ
Pv. Tội ác của thực dân Pháp còn được miêu tả như thế nào trong hai câu luận? tâm trạng của nhà thơ?
Pv. Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu kết?
Gv nêu xuất xứ của bài ca.
Yêu cầu hs đọc bài thơ và chia đoạn, nêu nội dung từng đoạn.
Pv. Cảnh Hương Sơn được tác giả giới thiệu như thế nào?
Gv giảng.
Pv. Không khí thần tiên của Hương Sơn được tác giả thể hiện như thế nào?
Hs phát hiện, trả lời
Gv: Bổ sung, giảng.
Pv. Vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được tác giả miêu tả như thế nào? Qua biện pháp nghệ thuật gì?Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Pv. Qua bài thơ, nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự gì?
Pv. Từ sự phân tích ở trên, em hãy rút ra chủ đề bài thơ?
Chạy giặc.
Chủ đề
“Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và nói lên tình thương xót nhân dân trước hoạ xâm lăng. Bài thơ là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày đầu chúng xâm lược nước ta.
Phân tích.
Hai câu đề:
“ Vừa nghe tiếng súng Tây”, “Phút sa tay” " thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và là nỗi kinh hoàng của nhà thơ, nhân dân.
“ Một bàn cờ thế”" ẩn dụ, nói về cục diện chiến trường, tình thế chiến tranh hồi ấy
² Cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ.
Hai câu thực
“ Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay”" sự tan nát, hoãng sợ, hãi hùng
“ Lũ trẻ”, “đàn chim”" hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân
Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ " tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.
² Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.
Hai câu luận
Với nghệ thuật đối, nhà thơ đã làm hiện lên cảnh tang thương, điêu tàn nơi Bến Nghé, Đồng Nai.Tài sản của nhân dân bị chúng cướp phá sạch “ tan bọt nước”. Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào bị chúng đốt phá tan hoang. Lửa khói ngút trời, bao phủ một vòng rộng lớn “nhuốm màu mây”
Hai câu kết
Là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình, đồng thời là một tiếng khóc nghẹn ngào đầy nước mắt của con người mù loà hết lòng yêu nước thương dân.
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Xuất xứ:
Là một trong ba bài thơ viết về Hương Sơn, sáng tác khi ông đứng coi trùng tu, tôn tạo Hương Sơn.
Thể loại: Hát nói
Bố cục: 3 đoạn
4 câu đầu: Giới thiệu Hương Sơn
10 câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn
4 câu trên: không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn
6 câu dưới: vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn
3.5câu cuối:Suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn.
IV. Phân tích
Giới thiệu Hương Sơn
Cảnh thần tiên
Nt: điệp từ + câu hỏi tu từ, Hương Sơn được giới thiệu từ nhiều gốc độ, rất hấp dẫn, thú vị, rất đẹp.
" Niềm ao ước, khát khao của tác giả, niềm thích thú, vui mừng khi đặt chân đến Hương Sơn.
Cảnh đẹp Hương Sơn
Không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn
Nt: miêu tả + nhân hoá " cảnh tĩnh lặng, nghiêm trang, cảnh vật, không gian, con người say sưa ngây ngất trong khí đạo mùi thiền.
Cảnh đẹp khiến con người thánh thiện, thanh cao.
Vẻ đẹp phong cảnh
Nt: liệt kê khắc hoạ vẻ đẹp hùng vĩ của một quần thể: suối, chùa, hang động đậm màu sắc đường nét " tạo ấn tượng trập trùng, cao, thấp, nhiều tầng của quần thể.
² Vẻ đẹp tuyệt vời, siêu thoát, gợi khao khát cho những ai chưa được chiêm ngưỡng.
Suy niệm của tác giả
Với câu hỏi tu từ, khẳng định và trả lời ẩn, đó là lòng yêu nước kín đáo, mặc dù câu chữ còn mang nặng màu sắc tôn giáo.
Chủ đề
Với những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, nghệ thuật tả cảnh điêu luyện, tác giả làm nổi rõ cảnh thần tiên của Hương Sơn, vẻ đẹp gợi khao khát cho mỗi con người muốn đến Hương Sơn. Qua đó gửi gắm tâm sự yêu nước kín đáo của mình.
4. Củng cố
- Cảnh chạy giặc và tâm trạng NĐC trong bài “ Chạy giăc”
- Cảnh Hương Sơn và tâm sự của Chu Mạnh Trinh.
5. Dặn dò
- Học bài, soạn bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docdoc them chay giac, bai ca phong canh huong son.doc