I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình ngữ văn lớp 11 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đáng giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Ngày soạn Ngày giảng Lớp 11A3 Lớp 11A4 Tiết 70 + 71: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình ngữ văn lớp 11 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đáng giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức đề kiểm tra: Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Thấp Cao I. Đọc hiểu Nhận biết được các biện pháp tu từ, thể thơ. - Hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ, giá trị của các hình ảnh thơ Từ nội dung của văn bản viết được một đoạn văn/ bài văn ngắn. Biết liên hệ bản thân Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 3 2.0 20% 1 1 10% 1 1 10% 1 1 10% 5 3 30% II. Làm văn Biết cách trình bày về kiểu bài văn nghị luận văn học có kết cấu 3 phần. Nêu được vấn đề cần nghị luận.Khái quát vấn đề. Biết giải thích, chứng minh phân tích, bình luận làm nổi bật vần đề cần nghị luận. Trình bày nhũng cảm xúc suy nghĩ của bản thân về vấn đề Nêu được ý nghĩa giáo dục, bồi đắp tâm hồn tình cảm đối với bản thân. Số điểm: Tỉ lệ: 2,0 20% 3,0 30% 1,0 10% 1,0 10% 70 70% Tổng chung Số điểm: Tỉ lệ: 3 25% 4,0 40% 2 20% 1 15% 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ SỐ 01 PHẦN I - Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 5: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh” (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt) Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay. PHẦN 2 – Làm văn ( 6,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. ĐỀ SỐ 02 PHẦN I: Đọc-hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con”. (Trích: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp đó? “Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con”. Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên? Câu 4: Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3 - 5 câu) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh con người Việt Nam. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. V. HƯỚNG DẪN CHẤM *. Lưu ý chung 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm văn chỉ viết một đoạn văn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả *. Đáp án ĐỀ 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 Thể thơ tự do / tự do 0,5 2 Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: - Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa - Óng tre ngà và mềm mại như tơ - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát - Như gió nước không thể nào nắm bắt Tác dụng: hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh. 0,5 0,5 3 Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến, thái độ trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. 0,5 4 Học sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 3 – 5 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt). 1,0 II LÀM VĂN Cảm nhận của anh/ chị về quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngằn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy được giá trị nhân đạo mới mẻ của truyện ngắn này. 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 * Giới thiệu ngắn gọn về lai lich, hoàn cảnh xuất thân và quá trình bị tha hóa của nhân vật Chí Phèo 0,5 * Quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo ( Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở) - Giới thiệu ngắn gọn về Thị Nở và hoàn cảnh gặp gỡ giữa CP và TN 0,5 - Sự hồi sinh của CP + Sự trở về của ý thức: Nhận thức được không gian, thời gian (quá khứ, hiện tai, tương lai) 0,5 + Sự xuất hiện những cung bậc cảm xúc thông thường của con người. 0,5 + Chí Phèo có những suy nghĩ hướng thiện (thèm lương thiện, làm hòa với mọi người.....) 1,0 + Tình người trở về với Chí Phèo (hành động và lời nói) 1,0 Đánh giá chung: - Giá trị nhân đạo mới mẻ trong: Phát hiện và khẳng điịnh nhân phẩm, bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ mất đi cả nhân hình và nhân tính; khẳng định sức mạnh của tình yêu thương: dùng tình người để làm sống lại tình người. - Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc và tinh tế. 0,75 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm ĐỀ 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 Thể thơ lục bát / lục bát 0,5 2 - Biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh - Tác dụng: Tượng trưng cho sự kiên cường bất khuất của người dân Việt Nam và đức hi sinh, tình thương bao la của người mẹ hiền. 0,5 0,5 3 - Nội dung: Tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: Luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương và tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau. 0,5 4 Học sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 3 – 5 câu trình bày được suy nghĩ về hình ảnh con người Việt Nam. 1,0 II LÀM VĂN Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Huấn Cao. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 - Huấn Cao là người tài hoa nghệ sĩ: + Tài viết chữ nhanh, đẹp. + Với viên quản ngục: không kịp xin chữ của ông, y ân hận suốt đời. + Có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà như có vật báu trên đời. + Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm, con chữ nói lên cả hoài bão tung hoành của một đời người.3 1,0 - Khí phách hiên ngang, bất khuất: + Dám đứng lên chống lại triều đình. + Dỗ gông, coi thường bọn lính khi chúng thị uy. + Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. + Thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục. + Khi đối mặt với viên quản ngục, tỏ ra ngạo nghễ, coi thường, khinh bạc + Khi cho chữ ung dung, đường hoàng. 1,25 - Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng: + Đặt chữ “Tâm” lên trên chữ “Tài”: + Cả đời mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng cho ba người bạn thân. + Áy náy khi thiếu chút nữa phụ mất tấm lòng của viên quản ngục. + Hiểu viên quản ngục đã đồng ý cho chữ, coi y như bạn tri âm tri kỉ. + Dành cho quản ngục lời khuyên tự đáy lòng. => Viết chữ đẹp không chỉ thể hiện tài năng của Huấn Cao mà còn thể hiện một triết lí sống, một quan niệm sống cao đẹp. 1,25 - Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ của một người tử tù với những kẻ có nhiệm vụ trông coi ngục tù. Nhưng đó cũng lại là cuộc gặp gỡ giữa những người biết yêu, biết trân trọng cái đẹp) và miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo, tác giả đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ truyền thống, ngôn ngữ của một thời đã qua, nó có tác dụng tái hiện được không gian thời gian mà nhân vật xuất hiện. 0,75 * Khái quát đánh giá - Khẳng định lại vấn đề nghị luận (vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao). 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm
Tài liệu đính kèm: