Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 57, 58, 59: Chí phèo

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 57, 58, 59: Chí phèo

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Những khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút NC trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước CM, qua đó thấy được sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của NC, đặc biệt thể hiện trong việc đi sâu khám phá bản chất lương thiện, đẹp đẽ của người nông dân khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người, tính người.

- Những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm có tầm vóc kiệt tác này.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ: Thái độ sống tích cực và bao dung.

II. Phương pháp, phương tiện:

 - Diễn giảng, phát vấn, thảo luận nhóm.

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng nhóm, bảng phụ, đồ dùng dạy học.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Quan điểm nghệ thuật của NC? Các đề tài chính trong những sáng tác của NC trước CMT8?

3. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 7202Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 57, 58, 59: Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 57,58,59
Ngày soạn: 16.10
CHÍ PHÈO
 Nam Cao
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức: Giúp HS hiểu được: 
- Những khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút NC trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước CM, qua đó thấy được sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của NC, đặc biệt thể hiện trong việc đi sâu khám phá bản chất lương thiện, đẹp đẽ của người nông dân khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người, tính người.
- Những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm có tầm vóc kiệt tác này.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Thái độ: Thái độ sống tích cực và bao dung.
II. Phương pháp, phương tiện: 
	- Diễn giảng, phát vấn, thảo luận nhóm.
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng nhóm, bảng phụ, đồ dùng dạy học.
III. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Quan điểm nghệ thuật của NC? Các đề tài chính trong những sáng tác của NC trước CMT8? 
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: 
- Hãy giới thiệu xuất xứ của tác phẩm Chí Phèo? 
- Chí Phèo còn có những tên gọi nào khác? Thử giải thích các tên gọi đó.
- Tóm tắt tác phẩm?
- Em đã đọc qua tác phẩm này, kết hợp với kiến thực từ SGK, hãy nêu lên giá trị cơ bản của tác phẩm?
HĐ 2: 
- Theo em, nguyên nhân những đau khổ của CP bắt đầu từ đâu, do ai gây ra? 
- Qua đoạn trích, em hình dung BK là người ntn? Chỉ ra những dẫn chứng chứng minh cho điều đó.(Có tính cách ra sao? Tìm chi tiết minh họa.)
- Thuyết giảng, mở rộng:
+ Mềm nắn rắn buông
+ Bám thằng có tóc, không ai bán thằng trọc đầu
+ Khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng
+ Chỉ cần cho 5 hào là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình
- Trong đoạn trích, em hình dung ra bộ mặt của làng Vũ Đại như thế nào? Cuộc sống của người dân ở đó ra sao? 
(Tăm tối, thế lực thống trị đông đảo và độc ác, thủ đoạn, chực chò dìm chết những người cô thế, bóc lột họ đến tận xương tủy, cướp đi của họ nhân hình, nhân tính và sự sống) 
HĐ 3:
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các sự kiện chính trong cuộc đời Chí Phèo (GV đã chuẩn bị sẵn) (thời gian 2 phút)
- Những sự kiện nào ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách và số phận của Chí Phèo?
( Vào tù, gặp TN, bị TN cự tuyệt)
- Từ đó, ta có thể chia cuộc đời cuả CP thành bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
( 4 giai đoạn: 1. Trước lúc đi tù (20 năm) (đi tù: 7, 8 năm mới về làng)
 2. Sau khi ra tù đến trước khi gặp TN (hơn 10 năm)
 3. Đón nhận tình yêu của TN (6 ngày)
 4. Bị TN cự tuyệt. (kết thúc cuộc sống))
- GV khái quát lại cuộc đời CP. Chỉ ra giá trị nhân đạo (hạnh phúc quá ngắn ngủi trong 1 cuộc đời dài đăng đẳng hơn 40 năm).
HĐ 4: 
- Chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu. 
 N1: Xuất thân và tuổi thơ của CP? Khi trưởng thành, CP là người ntn?
 N2: Những biểu hiện tha hóa của CP về ngoại hình?
 N3: Những biểu hiện tha hóa của CP về tư cách?
 N4: Diễn biến tâm trạng của CP khi được TN quan tâm, chăm sóc?
 N5: Tâm trạng và hành động của CP sau khi bị TN cự tuyệt?
 (Thời gian: 5 phút. Nêu dẫn chứng cụ thể kèm theo) 
Các nhóm lần lược treo bảng kết quả thảo luận khi được gọi. GV nhận xét, chỉnh sửa. Yêu cầu HS gạch chân SGK các dẫn chứng.
HĐ 5: 
- Nhận xét kết quả thảo luận cuả nhóm 1.
- Nhận xét mối tương quan giữa hoàn cảnh sống, môi trường sống và bản chất của CP?
- Liên hệ so sánh với nhân vật Xuân tóc đỏ: hoàn cảnh tương đồng nhưng tính cách khác nhau a khẳng định bản chất tốt đẹp bẩm sinh trong cuộc đời CP a giá trị nhân đạo. 
HĐ 6: 
- Sau khi ra tù, CP trở thành người ntn?
- Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm 2.
- Thuyết giảng: Lý giải các chi tiết trong tp: răng cạo trắng hớn, quần nái đen với áo Tây vàng, triền miên trong cơn say, rạch mặt ăn vạ Giúp HS hình dung rõ hơn sự tha hóa cùng cực của CP.
- Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm 3.
- Theo em, vì sao Chí Phèo lại chửi?
(Tiếng chửi: Phản ứng với cuộc đời; ít nhiều ý thức được mình bị xã hội gạt ra khỏi thế giới loài người a cô độc)
- Thuyết giảng: CP phá nát không biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm tan nát không biết bao nhiêu gia đình lương thiện
- Nguyên nhân tha hóa của CP? (Nhà tù thực dân và chế độ thối nát)
- Thuyết giảng: Sự khác biệt giữa nhà tù của những chế độ tiên tiến: Tội phạm a nhà tù a người lương thiện, Nhà tù thực dân ½ pk: Người lương thiện a nhà tù a con quỹ dữ 
a Xã hội thực dân đã đẩy những con người lương thiện vào tù; nhà tù thực dân và thế lực thống trị đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của họ.
HĐ 7: 
- Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm 4.
- Treo sơ đồ chỉ ra mối quan hệ giữa CP với những nhân vật khác để thấy được TN là một người rất đặc biệt với CP: là người lần đầu tiên chăm sóc và thề hiện tình người với CP.
- Theo em, nhờ vào điều gì mà CP khao khát được trở về với cuộc sống bình thường? 
(Có 3 tác nhân: 1. Tình người của TN đã thức tỉnh tính người của CP; 2. Bản chất lương thiện của CP trỗi dậy. 3. Cơn bệnh đã làm cho CP yếu đi)
HĐ 8: 
- Ước mơ của CP có được thực hiện không? Vì sao?
- Bà cô TN, theo em, đại diện cho những ai?
(Người dân, thành kiến của xã hội, sự ích kỷ trong mỗi con ngườiTất cả những điều đó tưởng chừng nhỏ bé, vô hại, nhưng lại có thể gây ra rất nhiều tội ác- Liên hệ thực tế, giáo dục HS).
- Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm 5.
- Thuyết giảng: CP ở trong tình trạng của 1 người sắp chết đuối, vớ được chiếc phao, nhưng chiếc phao đó đang trôi vuột khỏi tầm tay a tuyệt vọng, đau đớn, bế tắc.
- Theo em, vì sao CP lại đến nhà BK mà không đến nhà TN? Hành động này chứng tỏ CP say hay tỉnh?
(Hành động trả thù kẻ đã gây ra những căn nguyên bi kịch cho cuộc đời mình a hành động có ý thức)
- Thuyết giảng: 
+ Trước đây: CP vì cuộc sống đã đánh đổi linh hồn. Giờ đây, vì muốn tìm lại linh hồn, CP đã đánh đổi bằng tính mệnh.
+ Trong hoàn cảnh bất lợi, tha hóa cùng cực, bản chất lương thiện của người nông dân VN vẫn tồn tại. Tâm hồn họ vẫn khát khao một cuộc sống bình thường của con người a giá trị nhân đạo.
- Câu hỏi vui, nhưng phải suy gẫm: Theo em, Thị Nở có yêu CHí Phèo hay không, vì sao?
HĐ 9: 
- Qua những gì đã phân tích, em hãy chỉ ra những giá trị về nội dung cuả tác phẩm?
(Hiện thực và nhân đạo)
- Những gt này được thể hiện như thế nào?
- Tác phẩm đã đạt được những thành công gì về mặt NT? Chỉ ra những thành công đó.
- Thuyết giảng các NT đặc sắc. Có minh họa kèm theo.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Tiết 1
I. Giới thiệu: 
- Xuất xứ: in thành sách lần đầu 1941. 1946 in trong tập luống cày.
- Tên gọi: Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi(1941), Chí Phèo (1964)
- Tóm tắt tác phẩm: Tóm tắt theo cuộc đời của Chí Phèo.
- Đánh giá: Là một kiệt tác trong văn xuôi VN hiện đại, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, đạt trình độ nghệ thuật bậc thầy.
II. Phân tích:
1. Nhân vật Bá Kiến:
- Đại diện cho tầng lớp bóc lột ở làng Vũ Đại.
- Là kẻ đã gây ra nguyên nhân tha hóa và bi kịch bị từ chối quyền làm người của CP.
- Tính cách:
 + Độc ác, tàn nhẫn.
 + Gian ngoan thủ đoạn.
 a Lão già gian hùng, quỉ quyệt.
a Giá trị tố cáo cuả tác phẩm.
Tiết 2,3
2. Nhân vật Chí Phèo:
a. Chí Phèo trước lúc đi tù:
- Xuất thân: Không nguồn cội.
- Tuổi thơ: Được chuyền tay nuôi lớn qua nhiều người; tự làm thuê, ở đợ để kiếm sống.
- Trưởng thành: Là một chàng trai có nhân cách tốt, tự trọng, có ước mơ đẹp và giản dị.
a Tuy ra đời và lớn lên trong hoàn cảnh không thuận lợi, nhưng CP vẫn là một con người lương thiện, có bản chất tốt đẹp.
b. Chí phèo sau khi ra tù đến trước lúc gặp TN: Tha hóa về nhân hình và nhân tính.
- Nhân hình:‏ 
‏ + Đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn
 + Mặc quần nái đen với áo Tây vàng
+ Mặt đen - rất cơng cơng
 + 2 con mắt gườm gườm- Gớm chết!
 + Ngực, tay: chạm trổ rồng phượng với một tướng cầm chùy
a Kì dị, quái gỡ, ghê gớm, đáng sợ.
- Nhân tính: 
 + Sống triền miên trong cơn say
 + Rượu xong thì chửi. 
 + Rạch mặt ăn vạ.
 + Làm tay sai cho Bá Kiến. 
a Sống tăm tối, bị xã hội phủ nhận quyền làm người. Say sưa, hung hãn và ngang ngược; trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.
=> Tố cáo xã hội thân dân ½ pk cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của con người a Giá trị hiện thực và nhân đạo.
c. Khi được Thị Nở quan tâm chăm sóc:
+ Tỉnh dậy sau cơn say dài
+ Lần đầu tiên cảm nhận được những âm thanh bình dị mà ấm áp của cuộc sống – tiếng gọi tha thiết của cuộc đời.
+ Hồi tưởng về quá khứ: sống lại những ước mơ tươi đẹp đã rất xa xôi
+ Ý thức hoàn cảnh hiện tại: già, cô độc, đến cái dốc bên kia của cuộc đời
+ Suy nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau và cô độc
+ Lòng buồn sâu sắc (mơ hồ buồn, chao ôi buồn, nao nao buồn, buồn thay cho đời)
+ Xúc động, ngạc nhiên đến rơi nước mắt. (vì lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho).
+ Muốn làm nũng a hiền lành như trẻ con.
+ Khát khao trở thành người lương thiện, khát khao muốn trở về với cuộc sống cuả con người.
a Nhờ vào sự chăm sóc của Thị Nở + bản chất lương thiện vẫn sống trong sâu thẵm tâm hồn CP (+ tác nhân: trận ốm) a CP thức tỉnh, muốn được trở về với cuộc sống của con người a Giá trị nhân đạo.
d. Khi bị TN từ chối: 
- Tâm trạng:
+ Ngạc nhiên đến ngẩn người a không tin đó là sự thật.
+ Đuổi theo thị, nắm tay thị a cố gắng níu kéo
+ Nghe thấy hơi cháo hành a nuối tiếc giấc mơ đẹp vừa gây dựng
+ Khóc rưng rức a Đau đớn, tuyệt vọng, bế tắt.
- Hành động:
+ Vác dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết BK rồi tự sát a hành động trả thù kẻ đã gây ra những căn nguyên bi kịch cho cuộc đời mình.
a Niềm khát khao được làm người được đặt lên trên cả tính mệnh. CP đã chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người. 
3. Giá trị nội dung và NT của tp.
 a. Giá trị nội dung:
 - Giá trị hiện thực: 
 + Dựng lại chân thực bức tranh nông thôn miền Bắc VN trước 1945.
 + Vẽ lại bức chân dung sống động của người nông dân bị tha hóa trong bức tranh ấy.
 + Tái hiện lại bộ mặt xấu xa, độc ác của giai cấp thống trị.
 - Giá trị nhân đạo:
 + Tố cáo xã hội bất công, dồn người lương thiện vào con đường cùng, tước đoạt của họ nhân hình, nhân tính và sự sống.
 + Phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân tha hóa a Khẳng định tính thiên lương luôn bất tử trong họ.
 b. Giá trị nghệ thuật:
 - Xây dựng nhân vật điển hình, hoàn cảnh điển hình.
 - Thể hiện, phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế, hợp lý.
 - Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại đặc sắc.
 - Kết cấu uyển chuyển, phù hợp, hấp dẫn.
 - Giọng văn lạnh lùng mà ẩn chứa một tâm hồn đầy yêu thương, giàu lòng trắc ẩn.
III. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk.
4. Củng cố:
- Những bi kịch mà CP phải gánh chịu? (1. Không nguồn cội; 2. Bị tha hóa, mất đi nhân hình và nhân tính; 3. Bị cự tuyệt quyền làm người)
- Theo em, CP đáng thương hay đáng trách?
5. Dặn dò: Nắm nội dung bài.
Chuẩn bị: Bản tin. Chuẩn bị: một tờ báo có bản tin.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_13_Chi_Pheo.doc