Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1, Tiết 1+2: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) - Phùng Thị Thanh Thúy

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1, Tiết 1+2: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) - Phùng Thị Thanh Thúy

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Đ1

Kết nối kiến thức với bài học, hào hứng đi tìm kiến thức mới.

b. Nội dung hoạt động:

HS quan sát 2 bức tranh và trả lời câu hỏi: Những bức tranh này khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học ở chương trình THCS?

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – trích Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ)

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đưa ra bức tranh về phủ chúa Trịnh  Bức tranh khiến các em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?

 

doc 9 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1, Tiết 1+2: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1; Tiết:1,2; 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài năng quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Lê Hữu Trác
Đ1
3
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.
Đ2
4
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
5
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4
6
 - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thể loại kí sự
Đ5
7
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói riêng và tác phẩm Thượng kinh kí sự nói riêng 
N1
8
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. 
V1
Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
9
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
GT-HT
10
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
- Trân trọng nhân cách cao đẹp của danh y Lê Hữu Trác.
- Có trách nhiệm và lương tâm đối với nghề nghiệp mình đã chọn
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, giấy AO, A4,
2. Học liệu: 
* Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
Kết nối
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(60 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
2. Tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Cảnh sống xa hoa, đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả.
2. Nhân vật thế tử Cán và thái độ của tác giả.
3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành, thảo luận theo cặp đôi
Kỹ thuật: động não
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(10 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Đ1 
Kết nối kiến thức với bài học, hào hứng đi tìm kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: 
HS quan sát 2 bức tranh và trả lời câu hỏi: Những bức tranh này khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học ở chương trình THCS?
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – trích Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ)
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Đưa ra bức tranh về phủ chúa Trịnh à Bức tranh khiến các em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
Nêu những hiểu biết của em về đoạn trích đã học?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm suy nghĩ, vận dụng trí nhớ, viết vào giấy A4 và tổng hợp.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét và liên hệ và dẫn vào bài mới: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự).
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
2.1. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm 
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
c. Sản phẩm: : Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
 I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả 
 Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh.
 2. Tác phẩm ( SGK)
 Đoạn trích được rút ra từ Thượng kinh kí sự - tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh- ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ cúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
+ HS đọc nhanh Tiểu dẫn (Sgk, tr.3). 
+ Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
2.2. Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả 
* Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh
- Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”; “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương” .
- Trong khuôn viên phủ chúa “Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. (phân tích bài thơ mà tác giả ngâm)
- Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ...
- Ăn uống thì “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”
- Về nghi thức: Nhiều thủ tục... Nghiêm đến nỗi tác giả phải “Nín thở đứng chờ ở xa”
=> Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả miêu tả bặng tài quan sát tỷ mỷ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc...
* Thái độ của tác giả 
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”
- Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
2. Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác
* Nhân vật Thế tử Cán:
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “Đi trong tối om...”
- Nơi thế tử ngự: Vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc lụa là vàng ngọc. Người thì đông nhưng đều im lặng 
- Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán:
+ Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng
+ Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo”
+ Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại” -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí
=> Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng sợ. Tác giả ghi trong đơn thuốc “Sáu mạch tế sác và vô lực...trong thì trống”. Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng?
* Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang khi khám bệnh cho Thế tử
- Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
- Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích -> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức
3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: 
Một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Nhóm 1: Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào? 
+ Nhóm 2: Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa? Em có nhận xét gì về thái độ ấy? 
+ Nhóm 3: Nhân vật Thế tử Cán hiện ra như thế nào?
+ Nhóm 4: Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho thế tử?
Câu hỏi chung: Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của Lê Hữu Trác?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.3. Hướng dẫn HS tổng kết bài học 
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật:
 Bút pháp ký sự đặc sắc của tác giả
- Quan sát tỉ mỉ. ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh.
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Giá trị nổi bật của đoạn trích là gì? Giá trị ấy thể hiện ở những khía cạnh nào?
+ Nhận xét nghệ thuật viết kí của tác giả?
+ Qua đoạn trích, bày tỏ suy nghĩ về vẻ đạp tâm hồn của tác giả?
+ Nêu ý nghĩa văn bản?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
b. Nội dung: Thảo luận nhóm theo cặp đôi
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
BT1: 1 -> 5 -> 6 -> 3 -> 7 -> 9 -> 8 -> 2 -> 4 -> 10
BT2:
- Là thầy thuốc giỏi, có y đức.
- Là nhà văn với bút pháp kí sự đặc sắc.
- Là ông quan thanh liêm, chính trực
BT3: 
- Giống nhau: Gần gũi ở cùng một đề tài, không gian địa điểm – phủ chúa Trịnh; giá trị hiện thực; ở thái độ kín đáo, giọng văn điềm đạm,
- Khác nhau: 
+ Đoạn trích của Lê Hữu Trác: Giới hạn trong một lần vào phủ, trực tiếp mắt thấy tai nghe. Kể ở ngôi thứ nhất; không có chi tiết hư cấu, kì ảo.
+ Đoạn trích của Phạm Đình Hổ: Tập hợp, tổng hợp hiện thực trên nhiều nguồn trực tiếp, gián tiếp. Kể ở ngôi thứ 3, có sử dụng chi tiết hư cấu, kì ảo.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 BT1: Sắp xếp sự việc diễn ra sau đây đúng theo trình tự:
1.Thánh chỉ; 2. Qua mấy lần trướng gấm; 3.Vườn cây, hành lang; 4. Bắt mạch kê đơn; 5.Vào cung; 6. Nhiều lần cửa; 7. Hậu mã quân túc trực; 8. Gác tía, phòng trà; 9. Cửa lớn, đại đường, quyền bổng; 10. về nơi trọ.
BT2: Qua đoạn trích anh (chị) thấy Lê Hữu Trác là người như thế nào?
BT3: So sánh đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” - Lê Hữu Trác với đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – Phạm Đình Hổ và nhận xét về sự giống và khác nhau ở hai đoạn trích?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Đ5, GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu
- Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày vấn đề để trả lời vấn đề mà GV đưa ra.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
1/ Văn bản trên có nội dung: thể hiện suy nghĩ, những băn khoăn của người thầy thuốc. Băn khoăn ấy thể hiện thái độ của ông đối với danh lợi và lương tâm nghề nghiệp, y đức của người thầy thuốc. Không đồng tình ủng hộ sự xa hoa nơi phủ chúa, không màng danh lợi nhưng ông không thể làm trái lương tâm.
2/ Câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được” thuộc loại câu phủ định nhưng lại có nội dung khẳng định.
3/ Những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn :
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ; 
- Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời đợi chịu ơn chịu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”.
( Trích Vào phủ chúa Trịnh, Tr8, SGK Ngữ văn 11 NC,Tập I, NXBGD 2007)
1/ Văn bản trên có nội dung gì? 
2/ Xác định hình thức loại câu trong câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được”. Câu này có nội dung khẳng định, đúng hay sai ?
3/ Trình bày những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm vào tiết học sau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp bài làm của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
1- Bài vừa học: 
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài năng quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2- Bài sắp học: 
- Đọc kĩ văn bản
- Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_11_tuan_1_tiet_12_vao_phu_chua.doc