Giáo án Ngữ văn 11 tiết 53: Văn học Chí phèo Nam Cao (phần hai: tác phẩm)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 53: Văn học Chí phèo Nam Cao (phần hai: tác phẩm)

Tiết 53: Văn học.

CHÍ PHÈO

 Nam Cao

(Phần hai: Tác phẩm)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1. Về kiến thức

- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích nhân vật Chí Phèo.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 

doc 33 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 185589Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 53: Văn học Chí phèo Nam Cao (phần hai: tác phẩm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53: Văn học.
CHÍ PHÈO 
 Nam Cao 
(Phần hai: Tác phẩm)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Về kiến thức
- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích nhân vật Chí Phèo.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Về thái độ
 - Phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công, tàn bạo.
- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, biết yêu thương và trân trọng nhân vật Chí Phèo nói riêng và người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.
B. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, tập 1.
- Trích đoạn phim, tranh ảnh trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy
- Tài liệu tham khảo: Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục
2. Học sinh
 - Vở soạn, sách giáo khoa, vở ghi và bảng phụ.
 - Chuẩn bị tư liệu cho bài học.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên hỏi: Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
- Học sinh trả lời
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
* Lời vào bài 
Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong văn xuôi việt Nam hiện đại.
* Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu thông tin về ngữ cảnh của văn bản
- Truyện ngắn Chí Phèo được Nam Cao sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- Văn bản Chí Phèo thuộc thể loại nào? Nêu những hiểu biết của em về thể loại đó?
- Học sinh hoạt động độc lập trả lời
- Giáo viên giảng
I. Đọc – hiểu ngữ cảnh
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh xã hội: Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, xã hội đầy rẫy những bất công.
- Hoàn cảnh cảm hứng: Dựa vào những việc thật, người thật ở làng quê Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
2. Thể loại 
- Văn bản Chí Phèo thuộc loại tự sự, thể truyện ngắn. 
- Đặc trưng của thể loại truyện thể hiện qua ba yếu tố cơ bản là cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ.
- Đọc – hiểu thể loại truyện có thể:
+ Đọc theo lời kể
+ Đọc theo cốt truyện
+ Đọc theo nhân vật
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ của văn bản
- Giáo viên gọi hai học sinh đọc đoạn mở đầu và đoạn tâm trạng Chí vào buổi sáng sau khi gặp thị Nở.
- HV đọc
- GV gọi học sinh đọc phần chú thích cuối trang
- HS đọc
- Xuất xứ của truyện ngắn Chí Phèo? Truyện ngắn Chí Phèo là sáng tác trước Cách mạng tháng Tám. Nó viết về đề tài gì?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- Ngoài nhan đề là Chí Phèo truyện ngắn này còn có những nhan đề nào khác? Ý nghĩa của những nhan đề đó?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- Gv chốt kiến thức
- Văn bản Chí Phèo có thể chia ra thành bao nhiêu phần?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV nhận xét
- GV hỏi: Xác định thế giới nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo? Chỉ ra nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Hãy kể lại cốt truyện văn bản Chí Phèo? 
- HS kể lại 
- GV nhận xét 
- GV yêu cầu: Hãy xác định tình huống truyện trong Chí Phèo?
- HS HĐĐL trả lời
- GV chốt kiến thức
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ.
1. Đọc, nhan đề
1.1. Đọc văn bản
1.2. Đọc chú thích
1.3. Xuất xứ và đề tài
- Xuất xứ: Chí Phèo được Nam Cao viết năm 1941.
- Đề tài: người nông dân nghèo trước Cách mạng.
1.4. Nhan đề
+ Ban đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ -> Cái lò gạch cũ trở thành biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo
+ Năm 1941: Nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành Đôi lứa xứng đôi -> Nhấn mạnh mối tình thị Nở - Chí Phèo, chạy theo thị hiếu công chúng bấy giờ.
+ Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là Chí Phèo, in trong tập Luống cày -> Khái quát được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Bố cục
Bố cục của văn bản Chí Phèo có thể chia thành 7 phần:
+ Đoạn mở đầu: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.
+ Cuộc đời Chí Phèo từ khi sinh ra, lúc lớn lên và khi bị đẩy vào tù.
+ Chí Phèo ra tù và tới nhà bá Kiến gây sự nhưng bị hắn hóa giải
+ Chí Phèo thành tay sai của bá Kiến ... tình cờ Chí gặp thị Nở trong một đêm trăng.
+ Tâm trạng của Chí sau khi tỉnh rượu, mấy ngày hạnh phúc ngắn ngủi của Chí Phèo và thị Nở. Bị thị Nở từ chối sống chung, Chí Phèo đau khổ, uống rượu và xách dao đi trả thù.
+ Chí Phèo đâm chết bá Kiến và tự sát
+ Đoạn kết: Thái độ của mọi người và thị Nở sau cái chết của bá Kiến và Chí Phèo.
Nhân vật
+ Nhân vật trung tâm: Chí Phèo
+ Nhân vật chính: Chí Phèo, bá Kiến
+ Nhân vật phụ: bà Ba, lý Cường, bà hàng rượu, bà cô thị Nở,...
Cốt truyện, tình huống truyện
4.1. Cốt truyện
- Câu chuyện kể về cuộc đời Chí Phèo. Hắn nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.
- Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho nhà người này đến đi ở cho nhà khác. Đến năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà bá Kiến. Bị bá Kiến ghen và hảm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến.
- Một đêm trăng, Chí Phèo say khướt thì gặp thị Nở. Được sự chăm sóc tận tình của thị Nở, Chí Phèo khao khát muốn làm người lương thiện. Bị bà cô thị Nở ngăn cản, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng, uất ức. Chí đến nhà bá Kiến đòi quyền làm người. Chí Phèo đâm chết bá Kiến rồi tự sát.
4.2. Tình huống
* Trong cuộc đời Chí Phèo có ba bước ngoặt
- Tình huống đi ở tù (từ người lương thiện thành “con quỷ dữ”)
- Tình huống gặp thị Nở (từ “con quỷ dữ” đến sự khát khao trở thành người lương thiện)
- Tình huống bị cự tuyệt (sự đau khổ, phẫn uất dẫn đến tự sát)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu cấu trúc nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Giáo viên dẫn: Toàn bộ câu chuyện diễn ra ở làng Vũ Đại, đây là không gian nghệ thuật của tác phẩm.
- Hình ảnh làng Vũ Đại được miêu tả trong văn bản như thế nào? Trong làng tồn tại những mâu thuẫn gì?
- Học sinh độc lập trả lời
- Giáo viên chốt kiến thức
- GV hỏi: Hình ảnh làng Vũ Đại có ý nghĩa như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV dẫn: Nạn nhân đau khổ nhất ở làng Vũ Đại, nhân vật kết tinh các giá trị đặc sắc trong truyện ngắn là Chí Phèo
- GV hỏi: Cuộc đời Chí Phèo có thể chia làm mấy giai đoạn?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức lên bảng phụ
- Giáo viên hỏi: Dựa vào phần lược bỏ trong sách giáo khoa và những hồi ức của Chí Phèo khi tỉnh rượu, Nam Cao đã giới thiệu Chí Phèo như thế nào trước khi vào tù?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- Giáo viên đặt câu hỏi: Trước khi vào tù Chí Phèo là con người như thế nào? Tìm các chi tiết thể hiện bản tính của Chí?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV cho HS xem ảnh và chốt kiến thức
- GV hỏi: Nguyên nhân nào khiến Chí Phèo phải vào tù?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV gợi dẫn: Mở đầu văn bản, Nam Cao đã cho nhân vật Chí Phèo xuất hiện thật ấn tượng, như chạm như khắc một con người bằng xương bằng thịt. Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra khỏi trang sách của Nam Cao bằng những tiếng chửi. Giáo viên có thể hỏi học sinh: Vậy Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi ấy cho thấy điều gì ở nhân vật này?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV xem tranh và chốt kiến thức
- Nhận xét ngôn ngữ kể truyện của Nam Cao trong đoạn mở đầu?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- Giáo viên có thể dẫn: Sau bảy, tám năm ở nhà tù thực dân, Chí Phèo đã khác trước rất nhiều. 
- GV hỏi: Ngoại hình của Chí Phèo đã bị biến đổi như thế nào? Các chi tiết nào thể hiện sự biến đổi ấy?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV cho học sinh xem ảnh và chốt kiến thức
- Giáo viên hỏi: Sau khi ra tù, Chí Phèo luôn ở trong trạng thái nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- Giáo viên dẫn: Cuộc đời Chí Phèo triền miên trong những cơn say dài, say mãi. Trong cơn say hắn ngật ngưỡng đến nhà bá Kiến. 
- Giáo viên hỏi: Ngay sau khi ra tù, Chí Phèo tới nhà bá Kiến nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích đó hắn đã có những hành động gì?
- HS HĐĐL trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV giới thiệu qua cho học sinh đoạn này. Giáo viên hỏi: Nếu lần đến đầu tiên Chí Phèo chỉ là tự phát thì lần thứ hai dường như là tự giác. Như vậy Chí Phèo đã trở thành người như thế nào?
- HS HĐĐL trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Với dân làng Chí Phèo đã có những hành động nào? Trong con mắt của người dân thì Chí Phèo là ai?
- HS HĐĐL trả lời
- GV cho xem video trích đoạn phim khi Chí ở quán bà hàng rượu rồi chốt kiến thức
- Giáo viên hỏi: Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Nguyên nhân nào khiến Chí Phèo bị tha hóa như vậy?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời. Hình thức viết lên bảng phụ, thời gian 5 phút.
- HS thảo luận nhóm trả lời
- GV chốt kiến thức 
- GV đưa ra vấn đề: Có ý kiến cho rằng ; sự tha hóa của Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật. Ý kiến của em?
- HS HĐĐL trả lời
- GV diễn giảng
III. Đọc – hiểu cấu trúc nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung
1.1. Hình ảnh làng Vũ Đại
+ Dân không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh.
+ Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt: bá Kiến -> cường hào - > nông dân nghèo -> dân cùng.
+ Trong làng tồn tại nhiều mâu thuẫn . Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị, tranh giành quyền lực với nhau.
. Tuy nhiên, chúng lại cấu kết với nhau để nhằm bóc lột, vơ vét tận cùng xương máu của nhân dân lao khổ.
=> Hình ảnh một làng quê ngột ngạt đen tối, với những mối xung đột âm thầm quyết liệt. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công.
1.2. Nhân vật Chí Phèo
Có thể chia cuộc đời Chí thành ba giai đoạn
+ Giai đoạn thứ nhất: Từ khi Chí Phèo ra đời đến lúc bị đẩy vào tù
+ Giai đoạn hai: Từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở
+ Giai đoạn ba: Từ khi bị thị Nở khước từ tới khi Chí đâm chết bá Kiến và tự sát.
1.2.1. Quá trình tha hóa
* Trước khi vào tù
- Lai lịch: Là một đứa trẻ vô thừa nhận, không biết cha mẹ
"Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không". 
- Tuổi thơ bơ vơ, bất hạnh, hết đi ở cho nhà này đến nhà khác.
“Trời run rủi, Chí được một anh thả ống lươn nhặt về nhưng anh ta không nuôi mà cho một bà góa mù. Bà góa mù nuôi không nổi nên bác phó cối. Tuổi thơ bơ vơ, hết đi ở nhà này lại đến nhà khác.”
- Lớn lên: Làm canh điền cho nhà bá Kiến
- Bản tính: hiền lành, ... m qua việc phân tích nhân vật Chí Phèo và bá Kiến.
- Thấy được một số nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn
3. Về thái độ
 - Phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công, tàn bạo.
- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, biết yêu thương và trân trọng nhân vật Chí Phèo nói riêng và người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.
B. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, tập 1, tranh ảnh, video trích trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy
- Tài liệu tham khảo: Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.
2. Học sinh
 - Vở soạn, sách giáo khoa, vở ghi và bảng phụ.
 - Chuẩn bị tư liệu cho bài học.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Sau khi ra tù, Chí Phèo đã bị tha hóa cả về nhân hình và nhân tính như thế nào?
- Hình thức: Gọi học sinh trả lời
- GV nhận xét.
2. Bài mới
* Lời vào bài
Chí Phèo là hình tượng nhân vật khái quát cho hiện tượng tha hóa, lưu manh hóa của một bộ phận nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Bị xã hội đương thời băm vằm bộ mặt người, hủy hoại nhân cách, cứ tưởng Chí Phèo mãi sống kiếp sống của “quỷ dữ” rồi sẽ vùi xác ở đâu đó. Nhưng không, bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để cho Chí về với kiếp sống con người một cách thật tự nhiên. Chí Phèo đã gặp thị Nở, đó là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Chí.
* Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tiếp tục hướng dẫn học sinh đọc – hiểu cấu trúc nội dung và nghệ thuật của văn bản
- GV cho xem tranh rồi diễn giảng về thị Nở và cuộc gặp gỡ của Chí Phèo – thị Nở 
- HS nghe
- GV hỏi: Tỉnh dậy sau đêm gặp thị Nở, Chí Phèo có trạng thái, tâm lí như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Sự quan tâm, chia sẻ của thị Nở thể hiện qua chi tiết nào? 
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV cho học sinh xem ảnh và chốt kiến thức
- GV hỏi: Khi thị Nở mang bát cháo hành đến, tâm trạng của Chí Phèo được miêu tả như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Bát cháo hành giúp con người Chí thay đổi như thế nào từ sinh lí đến tâm lí?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Chi tiết bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Chí Phèo thiết tha với tình yêu, khát khao được sống lương thiện nhưng ý định ấy lại không thể thực hiện được vì sao?
- HS HĐĐL trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Sau khi thị Nở từ chối sống chung, Chí Phèo có trạng thái và hành động nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Vì sao Chí Phèo đến giết bá Kiến mà không đến nhà thị Nở như ý định ban đầu?
- HS HĐĐL trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về tiếng thét "Ai cho tao lương thiện?" của Chí Phèo?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV rút ra nhận xét
- GV hỏi: Nhân vật bá Kiến được Nam Cao miêu tả như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- Gv cho xem ảnh và giới thiệu
- GV hỏi: Ý nghĩa hình tượng nhân vật bá Kiến?
- Học sinh HĐĐL trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Viết về hiện tượng người nông dân bị lưu manh hóa, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đạt những giá trị nào? Hình thức hoạt động nhóm, thời gian 5 phút
- HS thảo luận nhóm trả lời
- GV chốt kiến thức
- GV hỏi: Nêu một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Chí Phèo?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
III. Đọc – hiểu cấu trúc nội dung và nghệ thuật
1.2.2. Quá trình thức tỉnh
* Cuộc gặp gỡ với thị Nở
Thị Nở là người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng. Chí Phèo say rượu đi về gặp thị Nở gánh nước rồi ngủ quên ngoài bờ sông. Chúng ngủ với nhau dưới một đêm trăng.
* Diễn biến tâm trạng sau đêm gặp thị Nở
- Cơ thể có sự thay đổi: Miệng đắng, người bủn rủn, thấy sợ rượu. 
- Tâm lí có sự thay đổi: bâng khuâng, mơ hồ buồn
 + Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình (Tr.149)
+ Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai. (Tr.149)
-> Bắt đầu thức tỉnh, hồi sinh để trở về kiếp người.
- Chi tiết bát cháo hành: Đó là bát cháo hành do người đàn bà xấu xí dở hơi nấu, bát cháo hành của thời kỳ nghèo đói mang đến cho Chí vì lòng thương người ốm, vì sự rung động mới lạ trong lòng người đàn bà lần đầu tiên thấy mình có được một người đàn ông.
- Tâm trạng: Hắn ngạc nhiên xúc động, hắn thấy mắt mình ươn ướt, bâng khuâng trong lòng, cảm giác ăn năn và hối lỗi về những tội ác mà mình đã làm.
- Bát cháo hành giúp hắn giải cảm, toát đầm đìa mồ hôi, tỉnh hẳn người. Và rồi tâm hồn Chí cứ thế thực sự hồi sinh: 
+ Hắn nhớ lại bà Ba bắt hắn bóp chân, hắn chỉ thấy nhục, hắn nhận rõ sự xấu xa của mụ.
+ Hắn lại lo lắng cho tương lai “không thể sống bằng liều lĩnh”. Nghĩa là hắn bắt đầu ý thức cần phải thay đổi cuộc sống của mình.
+ Và hắn bỗng khát khao được làm lương thiện. " Trời ơi hắn thèm làm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao"
-> Sự chăm sóc ân cần của thị Nở đã thức tỉnh linh hồn, thức tỉnh cái bản tính lương thiện hàng ngày bị che lấp ở Chí.
- Chi tiết bát cháo hành vừa là chi tiết hiện thực thúc đẩy biến cố tâm hồn Chí vừa là chi tiết thấm đẫm triết lí trữ tình, giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
* Bi kịch bị cự tuyệt
- Nguyên nhân: 
+ Bị bà cô thị Nở phản đối, tượng trưng cho những định kiến xã hội.
+ Thị Nở từ chối sống chung. “Thị trút vào mặt hắn tất cả những lời của bà cô,  giúi cho Chí thêm một cái”
- Trạng thái, hành động: Ngẩn người, kêu la, uống rượu và tính đi giết cô cháu thị Nở. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí đã giết chết bá Kiến rồi tự sát.
-> Là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng. 
- Chí đến nhà bá Kiến bởi vì dù say nhưng trong tiềm thức lúc này hắn thấm thía hơn bao giờ hết ai đã tước quyền được làm người lương thiện của hắn.
- Tiếng thét "Ai cho tao lương thiện?" là tiếng thét bàng hoàng đau đớn, đầy phẫn uất Nó thể hiện khát vọng lương thiện mạnh mẽ ở Chí vừa là tiếng nói tuyệt vọng và kết tội xã hội vô nhận đạo đã chối bỏ quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.
 - Cái chết của Chí Phèo cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Chí chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống của kẻ đã ý thức được nhân phẩm. Chí đã nhận ra cuộc sống mới nhưng không thể trở về được và đó cũng là lúc Chí nhận thấy mình cũng không thể quay về sống kiếp sống thú vật nữa. Miêu tả cái chết của Chí Phèo, Nam Cao đã cho thấy ẩn sâu trong tâm hồn những người nông dân tưởng chừng đã hoàn toàn bị tha hoá vẫn là ý thức về giá trị làm người là khát khao lương thiện điều ấy còn mạnh hơn cả cái chết.
=> Hình tượng Chí Phèo đạt tới nghệ thuật điển hình xuất sắc về số phận của người nông dân bị tha hoá, của con người bị lưu manh hoá. Nó thay Nam Cao cất tiếng nói tố cáo xã hội vô nhân đạo, chừng nào còn áp bức bất công thì còn những con người như Chí Phèo. Thể hiện tư tưởng nhân đạo, bênh vực quyền sống của con người.
1.3. Nhân vật bá Kiến
- Giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát rất sang, cái cười Tào Tháo
- Bản chất xảo quyệt, độc ác: Từng bước biến Chí Phèo thành tay sai
- Cách cai trị khôn ngoan, lọc lõi
+ Ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn
+ Nắm thằng có tóc, không ai nắm thằng trọc đầu
+ Dùng thằng đầu bò trị thàng đầu bò
+ Hãy đập bàn, đập ghế, đòi cho được 5 đồng, nhưng lại vứt trả 5 hào vì thương anh túng quá
- So sánh: Bá Kiến vừa mang bản chất chung của bọn cường hào thống trị vừa có những nét riêng biệt. Nghị Quế thô lỗ, dốt nát còn bá Kiến xảo quyệt, đa mưu.
-> Là đại diện cho giai cấp thống trị thủ đoạn, độc ác, bóc lột nhân dân lao động tới tận xương tủy. Thể hiện thái độ phê phán, tố cáo hiện thực xã hội thối nát, bất công đương thời.
1.4. Giá trị của tác phẩm
* Giá trị hiện thực
+ Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
+ Phản ánh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương
* Giá trị nhân đạo
+ Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục
+ Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng họ bị biến thành quỷ dữ
+ Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, logic
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên: Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu ý nghĩa văn bản
- GV hỏi: Theo em văn bản Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV chốt kiến thức
IV. Đọc – hiểu ý nghĩa văn bản
Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện. Đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết, đọc hiểu ghi nhớ
- GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung và nghệ thuật 
- HS hoạt động độc lập trả lời
- GV nhận xét
- GV gọi HS đọc chậm phần Ghi nhớ (SGK)
- HS đọc
V. Tổng kết 
1. Nội dung
Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
2. Nghệ thuật
Văn bản có nghệ thuật rất độc đáo:
+ Xây dựng nhân vật điển hình
+ Kết cấu mới mẻ
+ Cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ điêu luyện Giọng điệu đan xen biến hóa linh hoạt.
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố, luyện tập
- GV hỏi: Vì sao nói Chí Phèo là kiệt tác của nền văn học Việt Nam?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo định hướng: Tác phẩm Chí Phèo có giá trị tư tưởng (hiện thực, nhân đạo) sâu sắc, mới mẻ và được thể hiện bằng nghệ thuật bậc thầy (trong xây dựng ngôn ngữ, lối kết cấu, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ)
- HS HĐĐL trả lời
5. Dặn dò 
- Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chí Phèo.
- Phân tích nhân vật bá Kiến.
- Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở cho đến lúc tự sát.
- Nên xem những phim chuyển thể từ truyện ngắn này.
1. Làng Vũ Đại ngày ấy
Là tên của một bộ phim truyện chuyển thể do Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1982, thời lượng: 90 phút; Tác giả Kịch bản: Đoàn Lê; Đạo diễn: Phạm Văn Khoa. Làng Vũ Đại ngày ấy là câu chuyện tổng hợp dựa theo các tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. 
2. Giấc mơ của Chí Phèo
Vào đầu năm 2009, Công ty nghe nhìn Thăng Long cũng sản xuất một bộ phim có tên Giấc mơ của Chí Phèo với nội dung tương tự, kịch bản có ghép thêm một vài chi tiết hiện đại. Vai Chí Phèo được đóng bởi NSƯT Trung Hiếu.
- Soạn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Chi Pheo Thi giang.doc