Tiết 47. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ.
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được
1 Kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ một số thể loại báo chí, ngôn ngữ báo chí
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí, tính thới sự cập nhật,tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ:từ ngữ đa dạng nhưng tùy thuộc vào thể loại và nội dung bài báo kết cấu đa dạng sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ
2 kĩ năng:
- Nhận diện một số thể loại báo chí
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của phong cách báo chí,phân biệt với phong cách ngôn ngữ khác
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ
- Viết một mẩu tin, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản
Ngày giảng: 11b7 Tiết 47. Phong cách ngôn ngữ báo chí. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được 1 Kiến thức : - Hiểu biết sơ bộ một số thể loại báo chí, ngôn ngữ báo chí - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí, tính thới sự cập nhật,tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn - Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ :từ ngữ đa dạng nhưng tùy thuộc vào thể loại và nội dung bài báo kết cấu đa dạng sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ 2 kĩ năng : - Nhận diện một số thể loại báo chí - Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của phong cách báo chí,phân biệt với phong cách ngôn ngữ khác - Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ - Viết một mẩu tin, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản 3 Thái độ : - Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt. - B. Chuẩn bị của GV- HS - GV: SGK - SGV Ngữ văn 11giáo án, - HS : SGK,vởghi ,vở soạn . D. Tiến trình tiết học. 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Bài mới. Hoạt động của GV và HS. Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 1.Tìm hiểu ngôn ngữ báo chí HS đọc ví dụ SGK tìm hiểu sơ lược về một số thể loại văn bản và ngôn ngữ báo chí. GV nêu nhận định SGK. Đặc điểm phóng sự ? 2 loại –phóng sự báo chí phóng sự văn học Hoạt động 2 Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí - Em biết hiện nay có bao nhiêu loại báo chí CH: Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại? CH - Mặc dù có nhiều thể loại khác nhau nhưng ngôn ngữ báo chí chung một mục đích và nhiệm vụ gì? * Hoạt động 3. Luyện tập HS luyện tập viết bản tin. Thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. Chấm điểm. - Nhóm 1:Viết bản tin về đề tài trật tự an toàn giao thông. - Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề học đường. - Nhóm 3:Viết bản tin phản ánh tình hình học tập của lớp. - Nhóm 4: Viết bản tin về vấn đề an ninh khu dân cư. I. Ngôn ngữ báo chí. 1. Một số thể loại văn bản báo chí. - Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc. àThường theo một khuôn mẫu:Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả. - Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. - Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. à Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc... 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí a. Thể loại: Báo chí có nhiều thể loại,bảntin, phống sự - Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói. - Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử. b Yêu cầu riêng về ngôn ngữ - Bản tin: từ ngữ phổ thông, giản dị,nghĩa tường minh, câu đơn giản. -Phóng sự:ngôn ngữ chuẩn xác,có cá tính có giá trị gợi hình, gợi cảm. - Tiểu phẩm: ngôn ngữ tự do đa nghĩa,hài hước .. c Chức năng chung của ngôn ngữ báo chí là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 3. Luyện tập. - Viết một bản tin ngắn, đảm bảo theo lôgíc: Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả - ý kiến. 3 Củng cố . - Nắm nội dung bài học. - Ngôn ngữ báo chí - Tập viết những văn bản ngắn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. 4 dặn dò: - Học bài- làm bài - Soạn bài theo phân phối chương trình. Ngày giảng: 11b7 Tiết 48. Trả Bài viết số 3. A. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Nắm được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết. - Giúp HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết. 2. Kĩ năng:- Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. 3. - Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn. B. Chuẩn bị của thầy và trò: Thầy: giáo án, bài viết của học sinh đã chấm Trò: vở viết D. Tiến trình tiết học. 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. Hoạt động 1. GV chép đề lên bảng, học sinh chép vào vở * Hoạt động 2. GV đưa ra yêu cầu về nội dung và hình thức *Yêu cầu về kỹ năng. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Hoạt động 3 GV nhân xét chung ưu điểm và nhược điểm của bài viết Hoạt động 4 : TRả bài viết giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có, lấy điểm vào sổ I.Đề bài : Câu1: Thế nào là điển cố ? lấy 4 ví dụ minh họa và đặt câu với mỗi ví dụ tìm được ? Câu2 : Những cảm nhận sâu sắc của em qua việc tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu II. Yêu cầu về nội dung và hình thức Câu1: Trả lời được khái niệm điển cố, lấy được 4 ví dụ minh họa, đặt câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa với mỗi điển cố. Câu2: Yêu cầu kỹ năng Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau: 1. Khái quát được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: -Tấm gương về nghị lực và đạo đức, suốt đời đấu tranh không biết mệt mỏi cho lẽ phải và quyền lợi nhân dân. Thơ văn ông là sự kết hợp giữa lí tưởng sống và ý chí kiên cường của nhà thơ mù xứ Đồng Nai. 2. Chứng minh qua cuộc đời. - Gặp nhiều khó khăn bất hạnh nhưng vẫn đứng vững trên mọi hoàn cảnh. Giữ trọn đạo lý, cốt cách. - Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu chống Pháp. 3. Chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể. - Lục Vân Tiên: Tư tưởng đạo đức sống. - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Lòng căm thù giặc sâu sắc, ngợi ca những tấm gương xả thân vì nghĩa lớn. - Chạy giặc: Lòng yêu nước, nỗi đau mất nước. 4. Rút ra những đặc điểm chính. Bài học về tấm gương đạo đức qua cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ III. Nhận xét chung. * Ưu điểm. - Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài. - Phần trắc nghiệm hầu hết làm chính xác 12 câu hỏi ( Có 03 bạn làm đúng 100%). - Phần tự luận đi đúng hướng. Hiểu yêu cầu đề. * Nhược điểm. - Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng. - Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt. - Chưa biết triển khai ý, bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở dạng liệt kê chi tiết. - ý 2 của đề chưa có dẫn chứng minh họa cụ thể, súc tích để tăng tính thuyết phục. - Chưa làm nổi bật trong tâm yêu cầu đề. )- Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học. - Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc. - Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. IV Trả bài viết của học sinh, lấy điểm vào sổ 3 Củng cố: Hệ thống những kiến thức cơ bản 4 dặn dò: học bài và chuẩn bị bài Một số thể loại văn học thơ- truyện Ngày giảng 11b7 Tiết 49+50. Lý luận văn học. Một số thể loại văn học. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 1. kiến thức + Nhận biết thể và loại trong văn học. + Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện thơ tiêu biểu cho loại trữ tình Truyện tiêu biểu cho loại tự sự 2. Kỹ năng: Nhận biết đặc trưng các thể loại thơ, truyện - Phân tích, bình giá tác phẩm thơ,truyện theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ: yêu thích văn học B. Chuẩn bị của thầy và trò Thầy: sgk, sgv giáo án,TLTK Trò: sgk, vở soạn, vở ghi C. Tiến trình tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 1. Hướng dẫn HS đọc phần I và định hướng nội dung. - Loại là gì? Có mấy loại hình văn học? - Thể là gì? Căn cứ để phân chia thể? * Hoạt động 2. Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. - Nhóm 1: Đặc trưng cơ bản của thơ làgì? - Nhóm 2: Thơ được phân loại như thé nào? Có bao nhiêu loại? - Nhóm 3+4: Em thường đọc thơ như thế nào? *. Quan niệm chung về loại thể văn học. - Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ). 1. Loại. - Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: Trữ tình Tự sự Kịch Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tâm trạng con người: - Ca dao - Thơ Kể lại ( miêu tả) trình tự các sự việc, có nhân vật. - Truyện. - Tiểu thuyết - Bút ký - Phóng sự - Kí sự. - Tùy bút. Thông qua lời thoại, hàng động của các nhân vật để thể hiện mâu thuẫn, xung đột: - Kịch D Gian - Kịch C Điển - Kịch H Đại - Bi kịch. - Hài kịch. 2. Thể. - Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại. - Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo - Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận ( chính trị xã hội, văn hóa.) I. Thể loại thơ. 1. Khái lược về thơ. -Thơ xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người - Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú - Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, là tiếng nói của tâm hồn chở nặng suy tư của con người. - Nội dung cơ bản của thơ là trữ tình - Thơ phát khởi từ trong lòng người ta ( Lê Quí Đôn ). */ Đặc trưng của thơ. - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ, theo cảm xúc, sự phân dòng, hiệp vần, ngắt nhịp,sử dụng, thanh điệu */ Phân loại thơ. - Phân loại theo nội dung biểu hiện có: + Thơ trữ tình:Tự tình, Đây thôn Vĩ Dạ. Vội Vàng + Thơ tự sự: Hâu Trời + Thơ trào phúng: Vịnh khoa thi hương - Phân loại theo cách thức tổ chức có: + Thơ cách luật. + Thơ tự do. + Thơ văn xuôi. 2. Yêu cầu về đọc thơ. - Đọc kĩ tiểu dẫn. - Đọc kĩ văn bản.( đọc nhiều lần: đọc to, đọc thầm, đọc diễn cảm). - Cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh theo mạch cảm xúc. - Phát hiện ra những ý thơ hay, những tình cảm cảm xúc trong bài thơ 3 Củng cố:Hệ thống kiến thức cơ bản - đặc trưng cơ bản của thơ, phân loại thơ 4. Hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung bài học. áp dụng kiến thức vào việc đọc tác phẩm văn học cho đúng. - Soạn bài theo phân phối chương trình. Ngày giảng 11b7 Tiết 50. Lý luận văn học. Một số thể loại văn học. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 1. kiến thức + Nhận biết thể và loại trong văn học. + Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện thơ tiêu biểu cho loại trữ tình Truyện tiêu biểu cho loại tự sự 2. Kỹ năng: Nhận biết đặc trưng các thể loại thơ, truyện - Phân tích, bình giá tác phẩm thơ,truyện theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ: yêu thích văn học B. Chuẩn bị của thầy và trò Thầy: sgk, sgv giáo án,TLTK Trò: sgk, vở soạn, vở ghi C. Tiến trình tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản * Hoạt động 1 GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện H: Em hiểu thế nào là truyện? đặc trưng của truyện khác thơ ở những ... ban đầu InCognito : - Người pháp sử dụng với 2 nghĩa + Không để người ta biết,( bí mật ) => tích cực + Đội một cái tên không phải là tên thật ( Dùng tên giả,mờ ám,lén lút =>tiêu cực =>tác giả dùng nhan đề này với ý mỉa mai => Về sau dịch giả Phạm Huy Thông dịch ra là vi hành ( vi : nhỏ, hành : đi ) - Vi hành chuyến đi nhỏ ngắn ngày của bậc vua chúa cải trang thành thường dân để tìm hiểu dân tình với mục đích tốt đẹp - ở đây Vi hành cuộc đi nhằm mục đích cá nhân không tốt đẹp của Khải Định III. Tìm hiểu chi tiết : Tình huống NT : - Đôi trai gái người pháp trên toa tàu điện ngầm ở Pa ri nhầm tưởng nhân vật tooi là Khải Định đang vi hành - Toàn thể dân chúng pháp nhầm những người da vàng trên đất pháp là Khải Định - Chính phủ pháp nhầm ...cho người đi hộ giá =>NX : Những tình huống trên đều là hư cấu NT nhưng tác giả dựa trên cơ sở thực tế đó là cách nhìn nhận của người phương tây đối với người châu á và ngược lại - Những tình huống nhầm lẫn trên đã tạo được tính chất khách quan trong việc châm biếm đả kích tố cáo vua Khải Định và chính phủ Pháp. - Làm cho tác phẩm hấp dẫn, sinh động có tính chiến đấu có giá trị nghệ thuật cao . 3. Củng cố: Hệ thống kiến thức cơ bản Nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm Nghê. thuật xây dựng tình huống truyện 4. Dăn dò: Học bài giờ sau học tiếp Ngày giảng 11b7: Tiết 58 Đọc thêm: Vi hành. ( Nguyễn ái Quốc ). A. Mục đích yêu cầu. 1. kiến thức :Thấy được bản chất bù nhìn của Khải Định cà thủ đoạn của chính quyền thực dân đối với người VN yêu nước. - Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể truyện độc đáo .. 2. Kĩ năng :Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ : Trân trọng tài năng của NAQ B. Chuẩn bị của GV- HS GV: sgk- sgv – giáo án-TLTK HS : sgk-vở ghi- vở soạn C. Tiến trình tiết học. 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân vật Khải Định CH : Tìm chi tiết khắc họa chân dung Khải Định ? GV Mặt bủng như vỏ chanh => vỏ chanh ở châu âu màu vàng bủng nhưng chi tiết này nói lên đầu óc phân biệt chủng tộc của một số người Pháp họ miệt thị các dân tộc có màu da khác CH: Nơi vi hành cho thấy Khải Định là người ntn? NX khái quát chân dung Khải Định ? NX đôi trai gái người pháp ntn? CH: Chính phủ Pháp nhầm lẫn ntn? qua hành động của chính phủ Pháp => dụng ý của t/g ? Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách thuộc địa của TDP CH: Tác giả tố cáo lên án điều gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật CH: Nghệ thuật được sử dụng trong truyện ? 2. Nhân vật Khải Định : * Sự nhầm lẫn của đôi trai gái người pháp + Nhầm tác giả là Khải Định => chân dung Khải Định hiện lên khách quan - Diện mạo : mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh =>gương mặt xấu xí thô kệch và bộc lộ thái độ miệt thị khinh bỉ. - Trang phục : Đeo đủ cả bộ lụa là đủ cả bộ hạt cườm, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy nhẫn => sa hoa, nhố nhăng, kệch cỡm. - cử chỉ, điệu bộ : lúng ta lúng túng => thiếu tự tin, hèn kém - Hành động, hành vi : lén lút đến trường đua nơi thường diễn ra những trò giải trí cá cược => Khải Định ăn chơi vô độ => Qua cuộc đối thoại của đôi trai gái người pháp KĐ hiện ra như một trò hề trò giải trí => Đôi trai gái người pháp tò mò hiếu kì 3.Tố cáo đế quốc TD với những chính sách thuộc địa dã man độc ác và bịp bợm - lên án chế độ ngu dân: đầu độc người dân bằng bằng rượu cồn, thuốc phiện - vạch trần chính sách tuyên truyền dổi trá bịp bợm đi cướp nước mà rêu rao là khai hoá, bảo hộ, văn minh. - tố cáo chế độ nhà tù, chính sách mật thám bủa vây theo dõi người VN yêu nước trên đất Pháp => bằng giọng văn hóm hỉnh khắc hoạ tính cách đê tiện xấu xa của KĐ vừa tố cáo tội ác của TDP. 4. Đặc sắc nghệ thuật - Nhan đề: giản dị trí tuệ giàu ý nghĩa trào phúng - Hình thức viết thư + chuyển giọng đổi cảnh linh hoạt + Liên hệ tạt ngangthoải mái - Bút pháp châm biếm sắc sả, mâu thuẫn cơ bả, thủ pháp phóng đại, chơi chữ,giọng điệu trào phúng => Ngòi bút của Bác sinh động hấp dẫn biến hoá linh hoạt vừa thân tình vừa dí dỏm giàu trí tuệ và rất hiện đại tạo được thứ ngôn ngữ đa thanh đa nghĩa bắn một tên trúng 2 kẻ thù: PK tay sai và TD xâm lược 3. Củng cố: Hệ thống kiến thức cơ bản Nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm Nhân vật KĐ Nghệ thuật đặc sắc của truyện 4. Dăn dò: Học bài Ngày giảng: 11B7 Tiết 59. Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh. Tinh thần thể dục- Nguyễn Công Hoan. A. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Tình cha con, nghĩa nặng - Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn truyện. Bài tinh thần thể dục - Cuộc lùng bắt người đi xem đá bóng và nỗi khốn khổ của người nông dân đói cơm bị cưỡng bức đi xem đá bóng - Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn, sử dụng ngôn ngữ trào phúng. 2. Kĩ năng: - đọc hiểu đoạn trích theo đặc trưng thể loại - Đọc - hiểu truyện ngắn hài hước 3 Thái độ : Giữ gìn vẻ đẹp truyền thống văn hoá và có thái độ dúng đắn trong cuộc sống B. Chuẩn bị của GV- HS GV: sgk- sgv – giáo án-TLTK HS : sgk-vở ghi- vở soạn C. Tiến trình tiết học. 1. Kiểm tra bài cũ: Giá trị nghệ thuạt đặc sắc trong truyện ngắn Vi hành(Nguyễn ái Quốc)? 2. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1. HS đọc tiểu dẫn SGK Tóm tắt nội dung chính. * Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung cơ bản của đoạn trích * Hoạt động 3. GVhướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, nghệ thuật truyện qua hệ thống câu hỏi SGK. Đoạn trích có những tình huống nghệ thuật nào? Nhận xét nghệ thuật miêu tả và cách sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích? * Hoạt động 4: HS đọc tiểu dẫn SGK Tóm tắt nội dung chính. . * Hoạt động 5. Hướng đẫn học sinh độc hiểu văn bản - Theo em văn bản được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? - Nghệ thuật dựng truyện của tác giả có gì độc đáo? - Chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản của truyện? - Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện? Bài 1. Cha con nghĩa nặng. I. Đọc hiẻu tiểu dẫn. 1. Giới thiệu tác giả. - HBC là nhà văn Nam Bộ một trong những người đi tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết VN hiện đại - HBC có 64 tiểu thuyết in dấu ấn NB khá rõ. 2. Giới thiệu tác phẩm. - Đây là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản 1929. - Tóm tắt tác phẩm: SGK II. Đọc hiểu đoạn trích. - Tóm tắt đoạn trích III. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật 1. Tình huống giàu kịch tính. +Sau 11 năm trốn tránh, Sửu trở về quê vì thương con, muốn được gặp con, sợ con bơ vơ nhưng lại là nguy cơ làm tan vỡ hạnh phúc của con. + Bố vợ đuổi Sửu đi với thái độ gay gắt vì lợi ích của hai cháu và cuả chính Sửu. Ông thương con rể nhưng lại không muốn để Sửu ở lại gặp hai con. + Thằng Tý nghe được câu chuyện giữa ông ngoại và bố, nảy sinh mâu thuẫn giữa hiếu và nghĩa -> quyết định chạy theo cha. + Sửu vì thương con mà muốn tự tử, Tý vì chữ hiếu mà quyết định chạy theo cha, từ bỏ hạnh phúc riêng của mình: Chữ hiếu thắng. àCa ngợi tình nghĩa cha con sâu nặng 2. Nghệ thuật kể chuyện. - Theo trình tự thời gian. - Miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật qua lời nói và hành động. - Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam Bộ, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói địa phương àTác giả mang đến cho bạn đọc một câu chuyện giàu giá trị nhân đạo, ngợi ca tình nghĩa cha con sâu nặng có cả hai chiều: con đối với cha và cha đối với con. Bài 2. Tinh thần thể dục. I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 1. Giới thiệu tác giả. 2. Giới thiệu tác phẩm. - Đăng báo Tiểu thuyết thứ bảy số 251 ngày 25-3-1939. - Vạch trần tính chất bịm bợm của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động nhằm đánh lạc hướng thanh niên. II. Đọc hiểu văn bản. Bố cục: 5 cảnh. + Nội dung trát của quan huyện. + Cảnh anh Mịch xin ông Lí được miễn đi xem đá bóng. + Cảnh bác Phô gái xin được đi xem đá bóng thay chồng. + Cảnh bà Phó Bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay con mình. + Cảnh tróc nã người đi xem bóng đá. III. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật. 1. Nghệ thuật dựng truyện độc đáo. - Dựng lên 5 cảnh thể hiện một chủ đề trào phúng: Cái tinh thần thể dục của một hời trước cách mạng. - Cảnh một là nguyên nhân cho tất cả cảnh sau, ba cảnh cònlại là cảnh đối phó của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan Huyện. Cuối cùng là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người đi xem bóng đá mà như là giải tù binh 2. Mâu thuẫn trào phúng của truyện: Nội dung mệnh lệnh bắt dân làng phải đi xem bóng đá trên huyện >< sự sợ hãi, lẩn trốn, tìm mọi cách không tuân lệnh của dân làng. - Lời xin của anh Mịch >< sự từ chối của lí trưởng - Yêu cầu của bà phó Bính >< sự giải quyết của ông Lí. - Cảnh tróc nã của tuần phiên >< sự sợ hãi của thằng Cò - Kết quả tróc nã >< thái độ của ông Lí. 3. ý nghĩa phê phán của truyện. - Sự giả dối, bịm bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ, không hợp lòng dân thì phải thực thi mệnh lệnh, cưỡng ép, người dân tìm mọi cách chạy trốn như trốn giặc. 3. củng cố: hệ thống kiến thức cơ bản - Nắm nội dung tác phẩm - Nghệ thuật dựng truyện, kể truyện 4. Hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung bài học. Đọc lại văn bản, tóm tắt nội dung. - Soạn bài theo phân phối chương trình. Ngày giảng11b7: Tiết 60. Luyện tập viết bản tin. A. Mục tiêu cần đạt. 1.kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết bản tin. 3.Thái độ: Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin. B. Chuẩn bị của GV- HS GV: sgk- sgv – giáo án-TLTK HS : sgk-vở ghi- vở soạn C. Tiến trình tiết học. 1. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 2. Bài mới : Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1. Phân tích các bản tin cụ thể. -HS đọc bản tin 1 SGK và nhận xét: cấu trúc, dung lượng, loại? H/ s đọc và làm bài tập 2 sgk * Hoạt động 2. Hướng dẫn viết bản tin. HS thảo luận nhóm. Trình giấy trong. GV chuẩn xác kiến thức, cho điểm. - Nhóm 1, 2: Tình huống a. - Nhóm 2: Tình huống b - Nhóm 3: Tình huống c. 1. Tìm hiểu các bản tin. Bài tập 1. a/ Cấu trúc: - Câu đầu là mở đầu bản tin. - Các câu tiếp theo là diễn biến của các sự kiện - Câu cuối cùng là nhận xét đánh giá b/ Dung lượng: Trung bình c/ Loại:bản tin bình thường Bài tập 2. a/ Nội dung: Thông báo về việc Việt Nam lọt vào danh sách ứng cử viên "Môi trường và phát triển 2007". b/ Muốn nắm bắt nhanh nội dung thông tin đó có thể chuyển thành tin vắn. Bài tập 3: -Việc đưa thông tin số lượng các trường đại học đăng kí dự thi vàovị trí trong bài là không hợp lý vì trước và sau đó đều nói về thể thức cuộc thi - Cách chữa:đưa câu :" đến nay đã có 50 trường ĐH trong cả nước đăng kí tham gia cuộc thi " xuống cuối bản tin II. Luyện tập viết bản tin. - Tình huống viết theo SGK. - thu thập và lựa chọn tư liệu viết bản tin + tiêu đề + Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện + Diễn biến sự kiện + Kết quả sự kiện 3.Củng cố : hệ thống kiến thức cơ bản - cách viết bản tin 4. dặn dò: Học bài, tập viết bản tin
Tài liệu đính kèm: